Lấy phiếu tín nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó giữa nhiệm kỳ: Việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Hiện nay, việc lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm lại hiệu trưởng, hiệu phó các nhà trường chỉ được thực hiện vào cuối mỗi nhiệm kỳ. Trên thực tế, thời gian vừa qua, có một số lãnh đạo nhà trường đến cuối nhiệm kỳ đã không được bổ nhiệm lại vì tín nhiệm thấp. Những cán bộ quản lý này quay trở lại làm giáo viên. Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, sẽ đề xuất lấy phiếu tín nhiệm ngay giữa nhiệm kỳ chứ không đợi đến hết nhiệm kỳ, điều này được kỳ vọng sẽ xây dựng được lớp cán bộ đủ đức, đủ tài.

Lãnh đạo xuống làm giáo viên

Thời gian qua, trong ngành Giáo dục, không ít lãnh đạo nhà trường do tín nhiệm thấp nên không được bổ nhiệm lại, chuyển về làm giáo viên hoặc chuyên viên. Tại TPHCM, bà Trần Thị Thu Thủy - nguyên Phó Hiệu trưởng chuyên môn, Trường THPT Lương Văn Can (Quận 8) vừa nhận quyết định chuyển về làm chuyên viên Sở GDĐT TPHCM. Lý do là bởi bà không được Sở GDĐT TPHCM tái bổ nhiệm (nhiệm kỳ 2), do không đủ phiếu tín nhiệm tại trường.

Còn hồi tháng 10.2022, bà Nguyễn Thị Nha Trang - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, TPHCM) cũng không được bổ nhiệm lại (nhiệm kỳ 2), xuống làm giáo viên do đang bị kỷ luật vì những sai phạm trong quản lý nhà trường.

Năm 2021, bà Nguyễn Thị Hồng Thảo - nguyên Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh Thắng (huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) cũng được bố trí xuống làm giáo viên. Nguyên nhân là bà Thảo hết thời hạn bổ nhiệm và được làm quy trình bổ nhiệm lại. Tuy nhiên, kết quả phiếu tín nhiệm của hội đồng sư phạm thấp và Huyện ủy Vĩnh Thạnh cũng có văn bản thống nhất không bổ nhiệm lại đối với bà Thảo.

Những sự việc tương tự cũng từng xảy ra tại nhiều tỉnh, thành khi cán bộ quản lý giáo dục không được bổ nhiệm lại do không đủ phiếu tín nhiệm hoặc để sai phạm nghiêm trọng trong quá trình điều hành.

Ông Tống Phước Lộc - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GDĐT TPHCM - cho biết, thời gian qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã phát huy tối đa tính dân chủ trong đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ quản lý tại cơ sở. Trên thực tế, một số trường hợp cá biệt, cán bộ quản lý đến cuối nhiệm kỳ đã không được bổ nhiệm lại vì tín nhiệm thấp.

Xây dựng được lớp cán bộ đủ đức, đủ tài

Nhằm tăng cường công tác quản lý cán bộ, ông Lộc thông tin, bắt đầu từ năm học 2022-2023, với những trường hợp cán bộ quản lý trong thời gian công tác giảm sút về uy tín, điều hành công việc nhà trường thiếu hiệu quả, có dư luận xấu kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín của trường và ngành giáo dục, Sở GDĐT TPHCM sẽ nghiên cứu và đề xuất lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với những trường hợp đặc biệt này.

Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GDĐT TPHCM khẳng định, ngành Giáo dục thành phố nhìn nhận, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao được chất lượng đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, tránh sức ỳ, đảm bảo lựa chọn được những cán bộ quản lý có đức, có tài.

“Đổi mới giáo dục hiện là yêu cầu cấp thiết của toàn ngành và cán bộ quản lý phải là những người tiên phong, từ đó mới tạo được “lửa” đổi mới trong các nhà trường. Để làm được điều đó, điều quan trọng nhất là cán bộ quản lý phải xây dựng được môi trường để giáo viên được lắng nghe, đóng góp, chia sẻ, giúp quá trình đổi mới của mỗi nhà trường thêm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của trường. Việc khen thưởng, kỷ luật phải khách quan, kịp thời, công tâm, có hiệu quả. Mục tiêu duy nhất là hướng đến phát triển nhà trường, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh rèn luyện, học tập...” - ông Tống Phước Lộc nhấn mạnh.

PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khoá XIII chia sẻ việc lấy phiếu tín nhiệm là rất tốt, có tác dụng và là cơ sở quan trọng để cán bộ biết được uy tín của mình đang ở mức độ nào, qua đó khắc phục những hạn chế, phấn đấu để trở nên tốt hơn. Mặt khác, những người được bỏ phiếu cũng phát huy dân chủ, tính giám sát, đánh giá khách quan, được thể hiện tiếng nói, tín nhiệm của mình với lãnh đạo. Tuy nhiên, bà An nhấn mạnh cần phải làm thực chất, khách quan, đúng với ý nghĩa, mục tiêu của lấy phiếu tín nhiệm nhưng cũng không nên quá nặng nề, nghiệm trọng hoá vấn đề.

Bên cạnh đó, bà An cũng nói tới việc quản lý chặt chẽ cán bộ có tín nhiệm thấp và có thể tạo điều kiện giúp đỡ để các đồng chí có thể khắc phục khuyết điểm.

“Với ngành Giáo dục, vấn đề quản lý người lãnh đạo cũng như giáo viên vô cùng quan trọng. Bởi vì “sản phẩm” của họ là con người, vì thế, những tác động tốt dù nhỏ cũng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho xã hội. Còn nếu ngành Giáo dục mà xử lý không đúng, giáo viên vẫn có khuyết điểm lớn nhưng vẫn được bổ nhiệm, đương chức sẽ khiến người dân, thế hệ trẻ mất lòng tin”, bà Bùi Thị An bày tỏ.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ

Vương Trần |

Quy định số 96-QĐ/TW là các điều khoản được cụ thể hóa, chặt chẽ và nghiêm minh hơn. Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm được xác định là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ.

Toàn văn Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm

. |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa được Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành ngày 2.2.2023.

Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ: Có tiêu chí gương mẫu của bản thân và vợ, chồng

PHẠM ĐÔNG |

Một trong những tiêu chí được xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trách nhiệm nêu gương; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Từ chuyện Hãng phim truyện Việt Nam đến đầu tư cho điện ảnh

Việt Văn |

Câu chuyện buồn về hậu quả cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam được khơi lại trong Lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023) tạo ra hiệu ứng xã hội với nhiều ý kiến khác nhau… Và từ đó cũng đặt ra những vấn đề về đầu tư cho điện ảnh, nhất là mảng phim truyền thống cách mạng.

Giá tăng vọt, vàng trở thành kênh trú ẩn

MI VÂN |

Giá vàng thế giới tăng vọt, áp sát ngưỡng tâm lý quan trọng 2000 USD/oz. Tính chung cả tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng 122 USD/oz so với cuối tuần trước. Tiền đang rút khỏi thị trường chứng khoán và đổ vào vàng như kênh trú ẩn.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Hạnh phúc là có tiền, có người mình yêu thương

Nhóm PV |

Ngày 20.3 được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế hạnh phúc. Với nhiều người, hạnh phúc có thể là được lắng nghe, hạnh phúc cũng có thể là kiếm được thật nhiều tiền, hay hạnh phúc giản đơn là được nhìn thấy người mà mình yêu thương hạnh phúc...

Kênh đầu tư nào sẽ hưởng lợi sau khi NHNN hạ lãi suất ?

Thái Mạnh |

Giới phân tích đánh giá quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước gần đây sẽ góp phần khơi thông thị trường vốn và tín dụng cho các doanh nghiệp. Đặc biệt một số kênh đầu tư sẽ được hưởng lợi sau khi lãi suất giảm nhằm hút dòng tiền trở lại và cải thiện thanh khoản.

Lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ

Vương Trần |

Quy định số 96-QĐ/TW là các điều khoản được cụ thể hóa, chặt chẽ và nghiêm minh hơn. Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm được xác định là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ.

Toàn văn Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm

. |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa được Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành ngày 2.2.2023.

Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ: Có tiêu chí gương mẫu của bản thân và vợ, chồng

PHẠM ĐÔNG |

Một trong những tiêu chí được xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trách nhiệm nêu gương; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...