"Học sinh tiếp tục nghỉ học" - nỗi lo, sự bối rối của nhiều gia đình

Thiều Trang - Hồng Nhật |

Mặc dù đã có kinh nghiệm từ những "mùa COVID" trước, nhưng thông báo nghỉ học đến quá bất ngờ, khiến nhiều gia đình đang bối rối trong việc tìm phương án trông con.

"Tôi có 2 cái đuôi"

Thay vì hò hét vang nhà như lần đầu tiên nhận thông báo nghỉ học, lần này cả 2 bé con của chị Lê Huyền Thanh (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) mếu máo: "Con không muốn nghỉ học, con thích đi học cơ". Kể lại khoảnh khắc này, chị Thanh cười như mếu: "Tôi lại có 2 cái đuôi".

Được biết, vợ chồng chị Thanh hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất, công việc bận rộn và thường xuyên phải gặp khách hàng nên chị gặp nhiều khó khăn trong việc trông nom con cái. Vì vậy, những ngày tháng 5 năm 2021 này đã trở thành nỗi lo của cả gia đình.

"Đứa lớn năm nay học lớp 2, đứa nhỏ học mẫu giáo 4 tuổi, cả 2 đều phải đi học từ lúc hơn 1 tuổi vì không có ai trông nom. Do ông bà nội, ngoại đều ở quê, chồng lại đi công tác triền miên nên cũng đành chấp nhận" - chị Thanh nói.

Mùa dịch trước, vợ chồng chị cho con về Thanh Hóa với ông bà nội, nhưng lần này, Hà Nội thông báo nghỉ học quá bất ngờ khiến cả nhà "trở tay không kịp", chỉ đành giữ con lại và mang cả 2 đứa đến công ty.

Chị Thanh nói: "Công việc của tôi thường xuyên phải đi gặp khách hàng nên mang con đến công ty cũng nhờ đồng nghiệp trông giúp. May mà các con đều ngoan, nghe lời nên không ảnh hưởng đến mọi người".

Nhiều phụ huynh phải mang con đến công ty để trông nom. Ảnh: PHCC
Nhiều phụ huynh phải mang con đến công ty để vừa làm việc vừa trông nom. Ảnh: PHCC

Câu chuyện "đèo bòng" con cái trong mùa COVID-19 không chỉ xảy ra ở gia đình chị Thanh vì hôm nay, đồng nghiệp ở công ty chị cũng mang con đến do không có ai trông. "Lũ nhóc như bắt được vàng, vừa làm bài tập vừa chuyện trò rôm rả từ sáng, mệt thì ngủ luôn trên ghế" - chị Thanh nói.

Lựa chọn quyền gọi "trợ giúp từ người thân"

May mắn hơn chị Thanh, chị Nguyễn Quỳnh Oanh (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) có ông bà ngoại ở quận Cầu Giấy, nên đưa con sang gửi - phương án được vợ chồng chị “chốt hạ” từ đêm hôm qua.

Chị Oanh có hai bé đang tuổi nghịch ngợm, một bé 2 tuổi và một bé 5 tuổi. Chị hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng còn chồng làm kỹ sư cho công ty nước ngoài. Do tính chất công việc nên hai vợ chồng không thể xin nghỉ phép ở nhà chăm con, nhưng chưa thể thuê giúp việc ngay lập tức nên đành lựa chọn quyền trợ giúp từ người thân.

Nhiều gia đình gửi con về nhà người thân trong thời gian nghỉ dịch. Ảnh: PHCC
Nhiều gia đình gửi con về nhà người thân trong thời gian nghỉ dịch. Ảnh: PHCC

Cùng hoàn cảnh trên, gia đình chị Trịnh Thị Phương (trú tại quận Thanh Trì, Hà Nội) mới từ quê lên Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ, đến tối thì nhận được thông báo học sinh tạm thời nghỉ học để phòng chống COVID-19.

Sau một đêm tính toán, hôm nay chị Phương quyết định xin nghỉ việc một ngày để đưa cô con gái lớp 4 về lại Nam Định gửi ông bà nội.

"Hôm nay, tôi phải xin nghỉ làm đưa con về quê, vì công ty làm về lĩnh vực thiết bị y tế nên thời gian này rất nhiều việc, không thể xin nghỉ ở nhà. Hơn nữa, con còn học trực tuyến nên gửi ông bà kèm cặp mới yên tâm được" - chị Phương bộc bạch.

Dở khóc dở cười khi con ở nhà một mình

Kể lại câu chuyện về ba đứa con ở nhà chăm nhau trong ngày đầu tiên nghỉ học phòng chống COVID-19, anh Nguyễn Quyết Thắng (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) không khỏi xót xa.

Anh Thắng cho biết, sáng sớm anh đã đích thân xuống bếp chuẩn bị đồ ăn trưa cho hai con trước khi đi làm, đồ ăn là trứng luộc và rau luộc.

“Mẹ bọn trẻ phải trực ở bệnh viện từ tối qua, đến chiều tối nay mới về. 11 giờ đêm qua, tôi mới đọc thông báo của nhà trường nên không kịp chuẩn bị gì. Trưa nay cho ba chị em ăn trứng luộc với rau” - anh Thắng nói.

Ba chị em Linh Giang (13 tuổi), Phương Nhung (9 tuổi) và Thắng Hùng (7 tuổi) ngoan ngoãn học bài rồi cùng nhau nấu "phở luộc" ăn với trứng do bố chuẩn bị.

"Con trai út í ới gọi điện, gửi ảnh để báo cáo tình hình cho bố, thấy khoe hôm nay được ăn phở luộc ngon lắm, nhìn các con mà dở khóc dở cười" - anh Quyết nói.

Các con phải tự lo bữa ăn trong ngày đầu nghỉ học phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: PHCC
Các con phải tự lo bữa ăn trong ngày đầu nghỉ học phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: PHCC

Thực tế, việc học sinh phải nghỉ học ở nhà sẽ khiến nhiều gia đình vất vả trong việc trông coi và quản lý. Tuy nhiên, dù khó khăn, nhưng tất cả cha mẹ đều cố gắng khắc phục vì mục tiêu chung là bảo vệ sức khỏe con và chung tay ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Thiều Trang - Hồng Nhật
TIN LIÊN QUAN

Thêm nhiều tỉnh, thành cho học sinh tạm dừng đến trường

HUYÊN NGUYỄN |

Tính đến sáng 4.5, đã có 7 tỉnh, thành đã cho học sinh trên toàn địa bàn hoặc ở một số địa phương tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn và phòng, chống dịch COVID-19.

Đại diện Bộ GDĐT: Chưa cần điều chỉnh thời gian kết thúc năm học

Bích Hà - Thiều Trang |

Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), còn gần 1 tháng nữa mới kết thúc năm học, các địa phương có thể chủ động thực hiện dạy học trực tuyến cho học sinh, đảm bảo hoàn thành chương trình và kết thúc thời gian năm học theo khung chương trình của Bộ GDĐT.

Chuyện gia đình hơn 200 năm dạy học ở thủ đô

Nguyễn Thu Hiền |

Trên số báo Thanh Nghị đầu tiên, giáo sư Vũ Đình Hoè có viết: Trong giáo dục gia đình không thể dùng cách thuyết giáo, chỉ có thể giáo dục bằng gương mẫu của chính người lớn. Không chỉ viết mà chính ông đã làm như vậy.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Thêm nhiều tỉnh, thành cho học sinh tạm dừng đến trường

HUYÊN NGUYỄN |

Tính đến sáng 4.5, đã có 7 tỉnh, thành đã cho học sinh trên toàn địa bàn hoặc ở một số địa phương tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn và phòng, chống dịch COVID-19.

Đại diện Bộ GDĐT: Chưa cần điều chỉnh thời gian kết thúc năm học

Bích Hà - Thiều Trang |

Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), còn gần 1 tháng nữa mới kết thúc năm học, các địa phương có thể chủ động thực hiện dạy học trực tuyến cho học sinh, đảm bảo hoàn thành chương trình và kết thúc thời gian năm học theo khung chương trình của Bộ GDĐT.

Chuyện gia đình hơn 200 năm dạy học ở thủ đô

Nguyễn Thu Hiền |

Trên số báo Thanh Nghị đầu tiên, giáo sư Vũ Đình Hoè có viết: Trong giáo dục gia đình không thể dùng cách thuyết giáo, chỉ có thể giáo dục bằng gương mẫu của chính người lớn. Không chỉ viết mà chính ông đã làm như vậy.