Giải thưởng Olympia chưa tương xứng với công sức thí sinh bỏ ra

Đào Bích |

Câu chuyện về sự chênh lệch quá lớn trong giải thưởng giữa quán quân và á quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia.

GS.Nhà giáo Nguyễn Lân Dũng cho rằng, các giải thưởng về trí tuệ trên thế giới không có sự chênh lệch quá lớn như thế.

“Rõ ràng giữa con số 800 và 10 - 20 triệu đồng là cả một sự khác biệt. Chênh lệch quá cũng không hay. Đây là bất cập trong cơ cấu giải thưởng và ban tổ chức cuộc thi cần xem xét lại”.

“Các em học sinh đã có quá trình phấn đấu giống nhau để có mặt trong trận chung kết. Về góc độ tâm lý, hẳn các em sẽ cảm thấy tủi thân khi nhận được giải thưởng quá ít ỏi, chưa tương xứng với tài năng của mình”, GS Nguyễn Lân Dũng nói.

Về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết- nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cũng cho rằng: “Lẽ ra tỉ lệ giữa nhất nhì phải là bên 9 bên 10 chứ không nên có sự “phân biệt” quá mức như thế”, ông nói.

 
 Đường lên đỉnh Olympia và sự chênh lệch giữa các giải thưởng. Ảnh: VTV

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, cuộc thi nào cũng có tính phân loại thí sinh. Nhất là những cuộc thi như Olympia thì sự phân loại càng rõ ràng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, về những băn khoăn trong cơ cấu giải thưởng, theo GS Thuyết, chỉ có BTC chương trình mới có thể giải đáp đầy đủ nhất.

Theo chuyên gia giáo dục Nguyễn Phương Lan (Hà Nội), truyền hình Việt Nam cần bớt đi một số gameshow giải trí nhảm nhí và tăng số lượng các chương trình tôn vinh trí tuệ, kiến thức như Olympia.

"Vấn đề giải thưởng quá thấp đối với các á quân trong trận chung kết Olympia cũng cần đặt ra? Ở lứa tuổi này, tâm lý của học sinh rất nhạy cảm. So với khoản tiền thưởng lớn của quán quân, chắc chắn các thí sinh về nhì và ba sẽ có sự chạnh lòng.

Nếu có thể cơ cấu lại giải thưởng bằng cách tăng phần thưởng dành cho các á quân, ý nghĩa của chương trình Olympia sẽ càng trở nên trọn vẹn hơn. Và để các á quân cảm thấy được động viên, ghi nhận xứng đáng với những công sức mà họ đã bỏ ra trong một năm trời theo đuổi và tham gia cuộc thi”, chuyên gia giáo dục nhấn mạnh.

Trao đổi với Lao Động, đại diện nhà tài trợ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia khẳng định, các giải dành cho á quân chỉ mang tính chất động viên, khích lệ. Mục đích của chương trình vẫn là tìm ra người xứng đáng để trao vòng nguyệt quế.

Đối với chương trình Đường lên đỉnh Olympia, nhà tài trợ đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc tài trợ chương trình trong 5 năm liên tục từ 2017 - 2022. Giá trị giải thưởng đã được ban tổ chức chương trình đánh giá hợp lý và đề xuất tiếp tục mức tài trợ như ban đầu.

Đại diện nhà tài trợ cho hay, họ không thể tự ý phá vỡ các nguyên tắc hợp đồng, cũng như tự ý tăng giá trị giải thưởng. Tuy nhiên, trường hợp ban tổ chức muốn đề xuất điều chỉnh giá trị giải thưởng, nhà tài trợ sẽ cân nhắc.

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

Cường “bác học” – vô địch Đường lên đỉnh Olympia: “Em học ít lắm, ngoài tiếng Pháp còn biết nấu canh cá”

Phạm Tâm |

Sau cuộc thi, Nguyễn Hoàng Cường, thí sinh vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 18 lại trở về với cuộc sống thường nhật.

Infographic: 17 quán quân vô địch Olympia có bao nhiêu người về Việt Nam làm việc?

Nguyễn Hà - Duy Hưng |

Trong số 17 quán quân Đường lên đỉnh Olympia, có 3 người hiện sống tại Việt Nam.

Quán quân Olympia đầu tiên của trường Hòn Gai giờ ở đâu?

Nguyễn Hùng |

Với việc Nguyễn Hoàng Cường trở thành nhà vô địch của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 vào ngày 2.9.2018, Trường PTTH Hòn Gai, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trở thành trường thứ 3 trong cả nước có 2 nhà vô địch ở cuộc thi danh giá này, cùng với Trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long và Trường chuyên Quốc học Huế.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Cường “bác học” – vô địch Đường lên đỉnh Olympia: “Em học ít lắm, ngoài tiếng Pháp còn biết nấu canh cá”

Phạm Tâm |

Sau cuộc thi, Nguyễn Hoàng Cường, thí sinh vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 18 lại trở về với cuộc sống thường nhật.

Infographic: 17 quán quân vô địch Olympia có bao nhiêu người về Việt Nam làm việc?

Nguyễn Hà - Duy Hưng |

Trong số 17 quán quân Đường lên đỉnh Olympia, có 3 người hiện sống tại Việt Nam.

Quán quân Olympia đầu tiên của trường Hòn Gai giờ ở đâu?

Nguyễn Hùng |

Với việc Nguyễn Hoàng Cường trở thành nhà vô địch của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 vào ngày 2.9.2018, Trường PTTH Hòn Gai, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trở thành trường thứ 3 trong cả nước có 2 nhà vô địch ở cuộc thi danh giá này, cùng với Trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long và Trường chuyên Quốc học Huế.