Chân dung 5 nhà khoa học Việt vào top 100 người xuất sắc nhất Châu Á

Bích Hà |

Tạp chí Asian Scientist - tạp chí khoa học uy tín hàng đầu Châu Á - vừa công bố danh sách 100 nhà nghiên cứu xuất sắc nhất Châu Á năm 2021, trong đó có 5 nhà khoa học Việt Nam.

Asian Scientist 100 là danh sách được Tạp chí khoa học Asian Scientist của Singapore lập ra để tôn vinh những nhà khoa học, nhà nghiên cứu giỏi nhất và sáng giá nhất ở Châu Á, nêu bật những thành tựu của họ trong nhiều lĩnh vực khoa học.

Trong danh sách 100 nhà nghiên cứu xuất sắc nhất Châu Á năm 2021 mà tạp chí công bố, có 5 nhà khoa học Việt Nam.

PGS-TS Trần Thị Thu Hà - người phụ nữ tâm huyết cống hiến cho khoa học

Nổi bật trong danh sách là PGS-TS Trần Thị Thu Hà đến từ ĐH Thái Nguyên, người được vinh danh ở lĩnh vực nông nghiệp.

PGS-TS Trần Thị Thu Hà hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

Năm 2019, bà được trao Giải thưởng Kovalevskaia nhờ công trình nghiên cứu nhân giống và thâm canh cây, nhân giống và nuôi trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ và dược liệu, phát triển các loại cây thuốc địa phương.

Trong khoảng 12 năm gần đây, PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã chủ trì 14 đề tài, dự án và tham gia thực hiện một số các dự án chuyển giao khoa học công nghệ cấp tỉnh và cấp Bộ Khoa học Công nghệ; 21 quy trình nhân giống và nuôi trồng loài cây dược liệu và lâm nghiệp được áp dụng vào thực tiễn.

PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai – người nuôi cấy, phân lập thành công COVID – 19

PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai.

PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) đã được trao Giải thưởng Kovalevskaia vào năm 2019. Bà là người dẫn đầu một nhóm khoa học đã phân lập thành công một chủng virus SARS-CoV-2 mới, đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia đầu tiên phân lập thành công virus này vào năm 2020.

Việc này cũng góp công để Việt Nam sớm sản xuất test xét nghiệm nhanh cho các trường hợp nhiễm, nâng khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày trong trường hợp cần thiết. Thành công đó còn giúp cho nghiên cứu về độc lực của virus này trên người Việt Nam, đặc điểm lây nhiễm, giúp công tác điều trị và chống dịch hiệu quả.

PGS-TS.BS Vương Thị Ngọc Lan – người mang hy vọng mới cho bệnh nhân hiếm muộn

PGS-TS.BS Vương Thị Ngọc Lan. Ảnh: NVCC

PGS-TS.BS Vương Thị Ngọc Lan (Trường ĐH Y Dược TPHCM) được vinh danh ở lĩnh vực Khoa học Y sinh. Bà Lan là một trong ba người nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 nhờ nghiên cứu so sánh giữa chuyển phôi tươi và đông lạnh để thụ tinh trong ống nghiệm.

Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới chứng minh việc chuyển phôi đông lạnh có hiệu quả tương đương với chuyển phôi tươi trên bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm mà không bị hội chứng buồng trứng đa nang. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm; tăng tỉ lệ phôi sống sau rã đông 99%.

PGS-TS Phạm Tiến Sơn (Trường ĐH Đà Lạt) được Asian Scientist vinh danh ở lĩnh vực Toán học

PGS-TS Phạm Tiến Sơn (Trường ĐH Đà Lạt).
PGS-TS Phạm Tiến Sơn (Trường ĐH Đà Lạt).

PGS.TS Phạm Tiến Sơn được vinh danh với công trình nghiên cứu “Các tính chất tổng quát của quy hoạch nửa đại số”.

Các kết quả của công trình đã được đưa vào sách chuyên khảo “Genericity in Polynomial Optimization” do Nhà xuất bản World Scientific xuất bản và phát hành năm 2017. Cuốn sách hữu ích cho những người quan tâm (đặc biệt các bạn trẻ) đến lĩnh vực tối ưu nửa đại số.

Đây cũng chính là công trình giúp ông trở thành một trong ba nhà khoa học đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) được vinh danh ở lĩnh vực Vật lý

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu. Ảnh: Anh Nhàn

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 nhờ dự án xác định đường đi tự do trung bình không đàn hồi của electron trong vật liệu.

Công trình của ông đã chứng minh được tính tổng quát của phương pháp trên 10 loại chất rắn khác nhau, một kết quả mà theo anh, đã thuyết phục được các nhà bình duyệt của tạp chí Applied Physics Letters của Pháp.

Để lọt vào danh sách 100 nhà nghiên cứu xuất sắc nhất Châu Á, các nhà khoa học phải nhận được giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế trong năm trước cho nghiên cứu của họ, có phát hiện khoa học quan trọng hoặc dẫn đầu trong học viện hoặc ngành.

Tính đến nay, Việt Nam đã có 16 nhà khoa học được vinh danh trong danh sách này hàng năm, có thể kể đến: GS-TS Phạm Hoàng Hiệp - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Việt Nam; PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân - Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh; TS Nguyễn Thị Hiệp - Trường ĐH Quốc Tế - ĐH Quốc gia TPHCM; GS-TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec Việt Nam...

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhà khoa học nữ về virus trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020

Trần Kiều |

Ths. Nghiên cứu viên Ứng Thị Hồng Trang (SN 1987) hiện đang làm việc tại Phòng thí nghiệm các Tác nhân lây truyền từ động vật sang người, Khoa Virus, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE). Cô chính là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020. Năm qua, cô đã cùng với đồng nghiệp tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt giúp đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập thành công virus SARS CoV-2... Đồng thời là tác giả và đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học quốc tế uy tín.

4 nhà khoa học Việt Nam được vinh danh trên thế giới năm 2020

Thiều Trang - Bích Hà |

Bằng niềm đam mê, sức trẻ và sự nỗ lực cống hiến, bốn nhà khoa học Việt Nam sở hữu bảng thành tích đáng nể đã xuất sắc được vinh danh tầm thế giới trong năm qua.

Nhà khoa học lương 3 triệu: Có thực mới vực được đạo!

Anh Đào |

Lương 3 triệu, có nghĩa là lương chất xám thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thấp nhất, chưa bằng lương "osin" và thua xa lương thợ hồ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nhà khoa học nữ về virus trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020

Trần Kiều |

Ths. Nghiên cứu viên Ứng Thị Hồng Trang (SN 1987) hiện đang làm việc tại Phòng thí nghiệm các Tác nhân lây truyền từ động vật sang người, Khoa Virus, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE). Cô chính là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020. Năm qua, cô đã cùng với đồng nghiệp tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt giúp đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập thành công virus SARS CoV-2... Đồng thời là tác giả và đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học quốc tế uy tín.

4 nhà khoa học Việt Nam được vinh danh trên thế giới năm 2020

Thiều Trang - Bích Hà |

Bằng niềm đam mê, sức trẻ và sự nỗ lực cống hiến, bốn nhà khoa học Việt Nam sở hữu bảng thành tích đáng nể đã xuất sắc được vinh danh tầm thế giới trong năm qua.

Nhà khoa học lương 3 triệu: Có thực mới vực được đạo!

Anh Đào |

Lương 3 triệu, có nghĩa là lương chất xám thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thấp nhất, chưa bằng lương "osin" và thua xa lương thợ hồ.