Nghiên cứu khoa học: 14% chi phí là họp hành, 25% hoa hồng

Anh Đào |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng có lần chất vấn về hiện tượng cán bộ gợi ý “phần trăm” hoa hồng, thậm chí lên đến 25%-50% để được phân bổ kinh phí. Và về chuyện: Làm giàu không khó từ nghiên cứu khoa học.

Trong "scandal Dự án bò", báo chí phản ánh nhận xét của người dân rằng: “Bò thì gầy, chỉ có cán bộ là béo thôi”.

Con bò dự án ấy “cuồn cuộn gân” như cách nhìn của ông Giám đốc Trung tâm KHCN Lâm Đồng hay xác xơ tiều tuỵ sắp chết đói, có lẽ, chỉ những người dân là biết nhất.

Bò gầy, cán bộ béo - nhận xét ấy chỉ là hình ảnh hoá, đời sống hoá một chi tiết mà năm 2015, đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng từng chất vấn Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyên Quân về hiện tượng cán bộ gợi ý “phần trăm” hoa hồng, lại quả, thậm chí lên đến 25%-50% để được phân bổ kinh phí.

Kinh phí cho nghiên cứu khoa học hàng năm từ 1,4-1,8% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm từ 0,4-0,6% GDP. Dù ít so với thế giới, nhưng là trên dưới 3.000 tỉ tiền thuế dân.

Đổi lại, không ít là những nghiên cứu cất ngăn kéo “vì đi trước thời đại”. Đổi lại, là những phết phẩy, phần trăm, hoa hồng. Và đổi lại, là đấy, những dự án bò - 5 tỉ bạc coi như ra sông ra bể.

Báo cáo tổng kết các chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015 có một con số thế này: Trong tổng kinh phí 1.833 tỉ đồng cho 15 công trình trọng điểm, có 248 tỉ, chiếm khoảng 13,8% là chi phí cho công tác phí, cho hội nghị, hội thảo.

Nếu cộng cả khoản kinh phí chi cho nguyên vật liệu phục vụ nghiên cứu khoảng 482 tỉ đồng (khoảng 26,3%) thì tổng số kinh phí "không tham gia trực tiếp cho phát triển nguồn lực KHCN" chiếm khoảng 40%”.

Và mỗi bài báo quốc tế tốn kém đến 10 tỉ đồng. Từ thuế dân, đương nhiên.

Sau bao năm, kinh phí nghiên cứu vẫn là chuyện la làng mỗi năm. Đề tài cất ngăn kéo- vẫn là chuyện đau đầu của các thế hệ bộ trưởng.

Còn hiệu quả ư?

5 tỉ đồng đốt trong dự án bò để đổi lại là đàn bò tiều tuỵ, xác xơ, sắp chết đói, thật ra, chỉ là một trong số các thất bại mà thôi.

Năm 2015, đã có Đại biểu Quốc hội nói về “sự lãng phí vô cùng lớn” với những nghiên cứu không thể ứng dụng, về chuyện nghiên cứu khoa học là một cách kiếm tiền khá dễ dàng... Và Đại biểu Quốc hội này đặt câu hỏi về “Cách kiểm soát và quy trách nhiệm”.

Bộ trưởng Nguyễn Quân khi ấy trả lời bằng một lời than thiếu tiền: Bình quân, mỗi nghiên cứu chỉ dành được 1 tỉ đồng, mỗi cán bộ chỉ 30 triệu. Lãng phí là do đầu tư không tới ngưỡng. Giải pháp của ông: “Đầu tư cho một đề tài nếu như không tới ngưỡng thì đề tài đó rất dễ thất bại”.

Vẫn là chuyện tiền.

Cho nên, cái dự án bò là dễ hiểu thôi.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Nhà khoa học "đốt" nhẹ tênh 5 tỉ tiền thuế dân

Anh Đào |

“Đốt” đủ 5 tỉ đồng đề án khoa học về bò, vị PGS.TS "thanh thản" nói ông không còn liên quan gì nữa, bỏ mặc đàn bò gầy trơ xương, đi không nổi.

Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nhà khoa học "đốt" nhẹ tênh 5 tỉ tiền thuế dân

Anh Đào |

“Đốt” đủ 5 tỉ đồng đề án khoa học về bò, vị PGS.TS "thanh thản" nói ông không còn liên quan gì nữa, bỏ mặc đàn bò gầy trơ xương, đi không nổi.

Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.