Cúng ông Công ông Táo được thực hiện ở các nước Châu Á

DIỆU HUYỀN |

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đã từ rất lâu, tục cúng ông Công ông Táo đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các gia đình sẽ sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn, đồng thời phóng sinh cá chép vàng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng nghi lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ tồn tại ở Việt Nam. Tại một số quốc gia Châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản, người dân cũng đã duy trì truyền thống này. Song, ở mỗi quốc gia, nghi lễ này sẽ có một số điểm khác biệt đặc trưng.

Việt Nam

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo. Nhưng qua nhiều thời kỳ, Táo Quân được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà", vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Trong quan niệm của người dân Việt Nam, ông Táo là vị thần bảo vệ và mang lại may mắn cho gia đình. Vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm, ông Táo sẽ về trời để báo cáo mọi điều tốt xấu với Ngọc Hoàng. Đến đêm giao thừa, ông Táo mới quay trở về trần gian, tiếp tục bảo vệ chuyện bếp lửa của gia đình.

Để được ông Táo phù trợ, người dân Việt thường soạn mâm cỗ chỉn chu để tiễn ông Táo về trời. Ảnh: Facebook
Để được ông Táo phù trợ, người dân Việt thường soạn mâm cỗ chỉn chu để tiễn ông Táo về trời. Ảnh: Instagram

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình sẽ sắm sửa mâm cúng thịnh soạn để tiễn ông Táo về trời. Một mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo thường có: Ba mũ ông Công ông Táo hai mũ ông Táo có cánh rồng, một mũ bà Táo không chuồn chuồn, 1 tập giấy tiền, vàng mã, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.

Ngoài ra mâm cúng còn có hoa quả, trầu cau, ấm trà sen, 3 chén rượu, một vài món mặn như thịt luộc (gà luộc), đĩa xôi gấc, canh, đồ xào, giò... Một số gia đình còn cúng cả cá chép sống, sau đó đem đi phóng sinh.

Trung Quốc

Nghi lễ cúng ông Táo tại Trung Quốc khá giống với Việt Nam. Tại đất nước tỉ dân, họ gọi đây là Táo Vương, là người trông coi bếp lửa và bảo vệ gia đình. 

Theo quan niệm, Táo Vương của người Hoa chỉ có 1 ông, 1 bà. Họ thường lập bàn thờ trong bếp với tranh hoặc tượng ông Táo, bà Táo.

 
Mâm cúng Táo Vương điển hình tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Mâm cơm cúng ông Táo của người Trung Quốc thường có nắm gạo nếp, bánh đường, bánh rán chiên giòn và súp đậu. Họ quan niệm rằng nếu dâng những món ngọt trong ngày tiễn Táo Vương về trời thì ông Công, ông Táo khi lên chầu Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói những lời ngọt ngào về gia chủ trong một năm qua.

Khác với Việt Nam, ở Trung Quốc thay vì cúng cá chép, họ thường cúng nước và một ít cỏ khô cho ngựa đưa Táo lên trời.

Ngày nay, các gia đình ở miền Bắc Trung Quốc thường tổ chức lễ ông Táo vào đúng hôm 23 tháng Chạp và người miền Nam Trung Quốc thì làm vào ngày 24.

Hàn Quốc

Người dân ở xứ sở kim chi cũng ăn Tết âm lịch và có ngày lễ cúng ông Công ông Táo. Song không giống người Hoa hay người Việt, người Hàn cúng ông Táo vào ngày 29 tháng 12 âm lịch hàng năm. Họ gọi vị thần bếp của mình là Jowangshin.

 
Những vật phẩm cúng Jowangshin gần như đều có trong những mâm cúng thông thường. Ảnh: Yonhap

Theo truyền thuyết, Jowangshin là phụ nữ. Bà là nữ thần mang dáng hình của nước, giúp các gia đình rửa trôi mọi sự đen đủi để đón chào những may mắn, an lành trong năm mới.

Chính vì vậy, Táo quân tại Hàn Quốc tồn tại trong một chén nước nhỏ mà các gia đình đặt dưới bếp. Cứ vào ngày mồng 1 và rằm hàng tháng, chén nước này sẽ được người phụ nữ trong gia đình thay mới thường xuyên.

Vào ngày 29 tháng Chạp hàng năm, người Hàn cũng sắm sửa một bữa cơm cúng bao gồm hoa quả và các loại bánh gạo, đồ chiên để tỏ lòng tôn kính đến thần Jowangshin.

Nhật Bản

Trong văn hóa Nhật Bản, Daikokuten là vị thần cai quản việc nhà, bếp núc và vận may của gia chủ. Ông là một trong 7 vị thần may mắn mà người dân xứ sở hoa anh đào tôn thờ.

 
Hình ảnh thần Daikokuten điển hình tại Nhật Bản. Ảnh: Xinhua

Vị thần Daikokuten có khuôn mặt to, nụ cười rạng rỡ, tượng thờ Daikokuten thường được sơn màu nâu sẫm.

Daikokuten thường mang một chiếc vồ vàng. Người dân tin rằng đây là chiếc vồ may mắn mang lại tiền bạc.

Theo dân gian, vị thần thường được miêu tả đang ngồi vo gạo, xung quanh là chuột. Hình ảnh này để miêu tả về sự giàu có, sung túc của chủ nhà. Chủ nhà có nhiều thức ăn, chuột biết nên kéo đến "xin ăn".

Singapore

Giống người Việt, người Singapore cũng tổ chức lễ cúng bài thần bếp vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Họ có tục đốt tượng ông Táo để tiễn ông Táo về trời.

Về cơ bản, mâm cúng tiễn ông Táo của người Singapore khá giống với người Việt nhưng họ thường phết thêm mật ong, đường hoặc rượu ngọt lên môi tượng ông Táo với cùng một ý nghĩa mong muốn ông Táo sẽ phù trợ cho gia đình.

DIỆU HUYỀN
TIN LIÊN QUAN

Đặt cỗ online cúng ông Công ông Táo giúp chị em phụ nữ nhàn hơn

Thảo Quyên |

Giáp Tết ông Công ông Táo, các dịch vụ đặt cỗ online cũng đã bắt đầu nở rộ.

Có nên phóng sinh cá Koi thay vì cá chép ngày ông Công, ông Táo?

Hải Minh |

Hiện nay, không ít gia đình đã chọn thả cá Koi phóng sinh thay vì cá chép ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Đừng để chuyện lì xì Tết bị thương mại hoá

Thảo Quyên |

Lì xì ngày Tết là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo thời gian, tục lì xì đang dần mất đi những giá trị tốt đẹp vốn có.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đặt cỗ online cúng ông Công ông Táo giúp chị em phụ nữ nhàn hơn

Thảo Quyên |

Giáp Tết ông Công ông Táo, các dịch vụ đặt cỗ online cũng đã bắt đầu nở rộ.

Có nên phóng sinh cá Koi thay vì cá chép ngày ông Công, ông Táo?

Hải Minh |

Hiện nay, không ít gia đình đã chọn thả cá Koi phóng sinh thay vì cá chép ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Đừng để chuyện lì xì Tết bị thương mại hoá

Thảo Quyên |

Lì xì ngày Tết là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo thời gian, tục lì xì đang dần mất đi những giá trị tốt đẹp vốn có.