Mưa nắng thất thường, đề phòng dịch bệnh hại cây trồng

Hoàng Huy |

Dù đã dự đoán năm nào nhuần 2 tháng, cây trồng sẽ khó khăn, nhưng người trồng cũng khá bất ngờ với thời tiết thất thường của năm nay. Mưa ngay mùa xuân và mấy ngày gần đây nắng nóng bất thường. Mưa, nắng không theo mùa khiến cho hàng loạt cây trồng có nguy cơ mất mùa.

Cây lúa đang đối mặt với đạo ôn

Chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, cây lúa bị đạo ôn một cách khó lường. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết bất thường, trời âm u, độ ẩm cao, bộ phận không khí lạnh kéo dài. Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT, tính đến ngày 7.4, bệnh đạo ôn hại lá lúa ở giai đoạn đẻ nhánh làm đòng trên cả nước hơn 22 nghìn ha, tăng hơn 6.700 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nhiễm nặng hơn 900 ha, đặc biệt tại Nghệ An diện tích cháy rụi (cộng dồn) là 37ha. Tại các tỉnh phía Bắc, diện tích lúa nhiễm đạo ôn hiện khoảng trên 9.000 ha, trong đó khoảng 456 ha nhiễm nặng… Bên cạnh bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn cũng gây hại với hơn 19 nghìn ha, tăng hơn 13 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiễm nặng hơn 300 ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bắc Trung bộ (hơn 9.600 ha).

Tại khu vực ĐBSCL trà lúa hè thu đang bắt đầu. Một số địa phương đang cho cày ải, phơi đất nhưng những đợt mưa trái mùa đã làm chậm tiển độ cày ải như Cà Mau, chậm 8.000 ha, Bạc Liêu, 5.000 ha… Các tỉnh đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền cũng đang có nguy cơ thiếu nước do trời đang nắng lại mưa trái mùa khiến nước bốc hơn càng nhanh hơn, nhiệt độ trong nước ruộng tăng cao, độ ẩm giảm, ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống.

Cây trái, hoa màu… chậm đậu trái

Hàng loạt nhà vườn tại Miền Tây điêu đứng vì cây trái chậm ra trái hoặc tỉ lệ đậu trái thấp so với mọi năm. Biểu hiện rõ nhất là cây dâu tại Phụng Hiệp, Châu Thành, Hậu Giang. Phong Điền, Thành phố Cần Thơ tình trạng cũng tương tự. Các loại cây ăn trái vào mùa này được người dân than “tự dưng không chịu đậu trái”.

Không chỉ xuất hiện ở các cây có giá trị kinh tế cao như cam, sầu riêng, măng cục mà ngay cả những loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc như cóc, vú sữa cũng đậu trái một cách khiêm tốn.

Anh Võ Trần Công, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang cho rằng chưa năm nào cây trái lại trở chứng như năm nay. Vườn dâu đậu trái rất thấp, chỉ bằng 70% so với năm trước, ngay cây cóc trước nhà cho trái cũng ít hơn. Anh dự báo, thời gian tới sẽ khan hiếm các loại cây ăn trái do gặp phải thời tiết bất thường chậm kết trái.

Trước thực trạng này, Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT khuyến cáo các địa phương cần chỉ đạo hệ thống BVTV đặc biệt tăng cường điều tra, giám sát diễn biến dịch bệnh. Với các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc cần hết sức đề phòng để ngăn chặn nguy cơ dịch châu chấu tre. Các địa phương phía Nam cần tăng cường thăm đồng, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh tốt trên các loại cây ăn trái.

Chăm sóc tốt các trà lúa, đặc biệt chú ý đến vườn cây ăn trái. Bón phân hợp lý, điều trị kịp thời, bảo vệ cây trồng tốt vẫn là công việc thường xuyên, liên tục không thể bỏ qua trong lúc này.

Tỉnh Đồng Tháp đã tích cực hướng dẫn người trồng lúa, hoa màu và cây ăn trái từ đây đến 20 ngày nữa cần thực hiện những động tác như: Những diện tích lúa Đông Xuân đã thu hoạch xong cần vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất, nhằm cắt đứt nguồn lưu tồn sâu bệnh cho lúa Hè Thu.

Theo dõi mật số rầy vào đèn để có kế hoạch xuống giống tập trung “né rầy”, hạn chế sự phát sinh gây hại.

Tích cực thăm đồng, theo dõi kỹ mật số rầy trên ruộng, nhất là lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ để có biện pháp xử lý hiệu quả; khi rầy cám nở rộ tuổi 1- 3, mật số rầy cao hơn 3 con/tép xử lý bằng thuốc trừ rầy chống lột xác; nếu mật số rầy cao với nhiều lứa gối nhau thì có thể phối hợp thuốc chống lột xác với thuốc có tác động lưu dẫn để tăng hiệu quả phòng trừ.

Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý để lúa sinh trưởng và phát triển tốt nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng và lợi nhuận. Hạn chế phun thuốc trừ sâu cho lúa dưới 40NSS để bảo tồn thiên địch.

Đối với muỗi hành: Tiếp tục theo dõi tình hình gây hại của muỗi hành trên các trà lúa đang giai đoạn mạ - đẻ nhánh, chú ý bón phân cân đối, hợp lý để lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung, cung cấp đủ lượng phân lân và kali giai đoạn đầu của cây lúa (7-10 NSS). Ở các ruộng đã bị nhiễm muỗi hành cần tiếp tục chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng để lúa mau phục hồi, không sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ vì không hiệu quả.

Cần kiểm tra kỹ đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, thối thân,… để áp dụng các biện pháp canh tác và xử lý kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị. Phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều. Tiếp tục theo dõi, chăm sóc và quản lý tốt những diện tích đã nhiễm bệnh.

Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc, bảo đảm thời gian cách ly, không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng giai đoạn 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm; thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tích cực thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời hiệu quả. Thông báo kịp thời cho cán bộ địa phương và cán bộ kỹ thuật khi thấy tình hình sâu bệnh có dấu hiệu diễn biến phức tạp. 

Hoàng Huy
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.