Tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam khẳng định tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

Khánh Minh |

Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, kêu gọi mọi tranh chấp phải được giải quyết qua biện pháp hòa bình.

Từ ngày 13-17.6, Hội nghị lần thứ 32 Các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS) diễn ra tại trụ sở Liên Hợp Quốc nhằm xem xét báo cáo của các cơ quan thành lập theo Công ước như Tòa án quốc tế về Luật Biển, Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS), Cơ quan quyền lực đáy đại dương và các vấn đề thủ tục, ngân sách, nhân sự của các cơ quan này; tiến hành bầu cử các thành viên của CLCS.

Theo TTXVN, trong phiên thảo luận ngày 16.6 về Báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc và hợp tác quốc tế trong năm qua, các ý kiến nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ thực hiện UNCLOS, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực biển và đại dương, ứng phó với các thách thức như ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, đóng góp vào thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững biển và đại dương.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, tái khẳng định UNCLOS với vai trò “Hiến pháp của đại dương” là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và cơ sở pháp lý duy nhất để xác định một cách toàn diện, đầy đủ phạm vi quyền được hưởng vùng biển của các quốc gia.

Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng sự hòa bình, phát triển của khu vực và cộng đồng quốc tế gắn liền với việc duy trì hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông.

Đại sứ khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đại sứ kêu gọi mọi tranh chấp phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đồng thời, thông tin về bước tiến đạt được trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chia sẻ những thách thức trên biển được nêu tại báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến các vấn đề đại dương, trong đó có việc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề trên biển sẵn có hoặc mới nổi như đa dạng sinh học biển, di cư, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Từ đó, Đại sứ khẳng định hợp tác quốc tế trên cơ sở UNCLOS có ý nghĩa rất quan trọng để đối phó với những thách thức này. Đại sứ nêu rõ, quan điểm của Việt Nam khi đưa ra các biện pháp giải quyết thách thức cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển và tán thành các sáng kiến của Liên Hợp Quốc về việc thúc đẩy việc sử dụng khoa học kỹ thuật để sử dụng đại dương một cách bền vững.

UNCLOS có hiệu lực kể từ ngày 16.11.1994, đã được 168 nước và tổ chức quốc tế phê chuẩn và 14 quốc gia khác ký nhưng chưa phê chuẩn.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam mong muốn nhóm bạn bè UNCLOS tiếp tục phát triển

Hải Anh |

Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh mong muốn, Nhóm bạn bè Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS) sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp hơn nữa vào các nỗ lực chung của quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức chung về biển, đại dương.

Các nước ARF còn khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông

Thanh Hà |

Về vấn đề Biển Đông, mặc dù còn khác biệt trong cách tiếp cận, các nước tham dự Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Bộ Tứ và 4 nước ven Biển Đông tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới

Hải Anh |

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2022 có sự góp mặt của các đối tác quan trọng của Mỹ từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia - các thành viên nhóm Bộ Tứ và 5 quốc gia ven Biển Đông.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Việt Nam mong muốn nhóm bạn bè UNCLOS tiếp tục phát triển

Hải Anh |

Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh mong muốn, Nhóm bạn bè Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS) sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp hơn nữa vào các nỗ lực chung của quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức chung về biển, đại dương.

Các nước ARF còn khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông

Thanh Hà |

Về vấn đề Biển Đông, mặc dù còn khác biệt trong cách tiếp cận, các nước tham dự Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Bộ Tứ và 4 nước ven Biển Đông tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới

Hải Anh |

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2022 có sự góp mặt của các đối tác quan trọng của Mỹ từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia - các thành viên nhóm Bộ Tứ và 5 quốc gia ven Biển Đông.