Bỏ làm giám đốc, người miền Tây về quê nuôi lươn kiếm tiền tỉ

PHONG LINH |

Vĩnh Long - Đang làm giám đốc tại một công ty may của Hàn Quốc tại TPHCM nhưng người đàn ông miền Tây quyết định về quê lập trang trại sản xuất lươn giống và kiếm thu nhập tiền tỉ.

Gian nan khởi nghiệp

Anh Nguyễn Thanh Tân (1981, ấp Bình Hòa 1, xã Bình Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) là một trong những người trẻ đi đầu khởi nghiệp từ nghề nuôi lươn ở địa phương. Hiện, tổng quy mô trang trại của anh khoảng 2ha, mỗi năm cho ra thị trường 10 triệu con giống với khoảng 20 tấn lươn thương phẩm.

 
Cánh đồng nuôi lươn giống tại trang trại nuôi lươn của anh Nguyễn Thanh Tân (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Ảnh: Phong Linh

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trước đây, người đàn ông này từng làm giám đốc tại một công ty may của Hàn Quốc ở TPHCM, thu nhập lên đến 25 triệu đồng/tháng. Tình yêu nông nghiệp và khởi nghiệp khiến anh quyết định về quê mở trang trại lươn giống, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động ở địa phương.

Ngay sau khi có ý định dừng việc, năm 2012, người con đất Long Hồ không ngừng đi tham quan một số cơ sở sản xuất lươn có tiếng tại miền Tây để học hỏi. Về nhà, anh xây dựng 4 bể ximăng để nuôi lươn thử nghiệm. Trong năm đầu tiên, tính sơ sơ anh Tân sở hữu 200kg lươn giống. Nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm, sau 10 tháng, anh lỗ nặng 80 triệu đồng.

 
Trứng lươn đẻ ngoài bờ tại trang trại nhà anh Tân. Ảnh: Phong Linh

“Đợt đầu, tôi mua lươn trôi nổi của người săn bắt ngoài tự nhiên, giống già, tập tính lươn còn hoang dã nên chưa thích nghi môi trường trong hồ nuôi. Kích cỡ, trọng lượng giống không đồng đều, khó chăm sóc nên tỉ lệ hao hụt lớn, hiệu quả nuôi không cao khiến tôi lỗ nặng.

Sau thất bại, tôi đã tìm đến một trung tâm giống ở tỉnh An Giang để tham quan. Được cán bộ thủy sản hướng dẫn quy trình sản xuất và nhân giống lươn, đồng thời, tìm đến một số hộ nuôi và sản xuất lươn giống, được chuyển giao kỹ thuật, đó là tiền đề để tôi phát triển" - anh Tân chia sẻ.

 
Anh Nguyễn Thanh Tân và khu vực lươn trong nhà mát. Ảnh: Phong Linh
 
Lươn giống được bán từ 2.000 - 6.000 đồng/con. Ảnh: Phong Linh

Mua 3.000 con giống về tiếp tục nuôi trong bể, sau 10 tháng, người đàn ông miền Tây bán lươn thịt và bắt đầu có lãi. Giai đoạn này, anh cũng học hỏi qua mạng cách ép và ươm lươn giống.

Từ nguồn lươn thương phẩm, tuyển chọn những con khỏe mạnh để làm bố mẹ. Năm 2017, anh Tân mở rộng cơ sở sản xuất với 5.000 con lươn bố mẹ, cho sinh sản hơn 1 triệu con giống và bán ra thị trường trong nước, thu lãi hơn 1 tỉ đồng.

“Dần quen với tập tính của con lươn, tôi cũng ấp trứng thành công, nhưng ban đẩu chỉ đạt tỉ lệ khoảng 30 - 40%. Kiên trì, bền bỉ giúp tôi tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn. Hiện tại, trứng ấp ra đã đạt tỉ lệ 90%” - anh Tân nói.

Tạo việc làm cho người lao động

Với thành công mỹ mãn từ bước đầu, cuối năm 2017, anh Tân tiếp tục tăng cường sản xuất thông qua website và bán được nhiều đơn hàng trong nước và quốc tế.

Điều khiến con lươn của anh Tân được biết đến rộng rãi là do áp dụng công nghệ sinh học an toàn, không sử dụng kháng chính mà thay bằng vi sinh và thực phẩm chức năng với mục đích giúp con lươn thịt đến bàn ăn an toàn. Ngoài ra, những con lươn chất lượng đạt chuẩn còn được vào nhà máy chế biến sâu, lươn cắt khúc, cấp đông.

 
Lươn tiêu thụ vi sinh và thực phẩm chức năng. Ảnh: Phong Linh

Kể từ khi mở rộng quy mô, trang trại của anh Tân cũng là nơi làm việc cho nhiều lao động ở địa phương, đặc biệt là những người vùng sâu không có cơ hội ra thành phố.

"Trước đây, khi chưa có trại lươn, tôi làm việc đây đó tự do để kiếm thêm thu nhập. Kể từ khi vào làm việc, chúng tôi có chỗ làm ổn định, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Tôi cũng hiểu thêm quy trình nuôi lươn giống nên rất mừng" - chị Lê Thị Thúy (36 tuổi, nhân viên tại trang trại) chia sẻ.

Hiện tại, cơ sở lươn giống đã có hơn 20 lao động với mức thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Những ngày gần Tết Nguyên đán 2023, nhu cầu tiêu thụ tăng cao khiến trang trại nuôi lươn miền Tây luôn tất bật. Trong năm 2023, trang trại ước lượng có 10 triệu con giống và phấn đấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Những con lươn chất lượng, nặng 250 - 300gram/con. Ảnh: Phong Linh
Những con lươn chất lượng, nặng 250 - 300gram/con. Ảnh: Phong Linh
 
Anh Tân mong muốn ngành lươn sẽ phát triển tại miền Tây. Ảnh: Phong Linh

"Tôi mong muốn sẽ phát triển nghề lươn như nghề nuôi cá tra, nuôi tôm ở miền Tây. Làm thế nào để có một sản phẩm đặc trưng của địa phương cho bà con tập trung sản xuất và đẩy mạnh kinh tế của tỉnh. Có như vậy, nông dân mới mong thoát nghèo" - anh Tân chia sẻ thêm.

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, nhiều vườn mai bạc tỉ ở miền Tây vẫn đìu hiu chờ khách

PHONG LINH |

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cận kề nhưng nhiều thương lái tại miền Tây vẫn chưa rục rịch có ý định mua hoa khiến nhà vườn không khỏi lo lắng.

Nông dân miền Tây vào mùa làm việc không nhận tiền công

Văn Sỹ |

Kiên Giang - Có một công việc không được nhận tiền công, gia chủ cũng không cần mời gọi, rủ rê, thế nhưng hàng chục nông dân vẫn đến làm một cách nhiệt tình trong không khí rôm rả tiếng nói cười. Đó chính là thu hoạch tôm càng ở miền Tây.

Nhọc nhằn nghề chẻ đá ở miền Tây

PHONG LINH |

Ở bãi đá Cô Tô, nghề chẻ đá đã nuôi sống biết bao gia đình, người lao động miền Tây. Đây cũng là công việc lắm vất vả và nguy hiểm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Cận Tết, nhiều vườn mai bạc tỉ ở miền Tây vẫn đìu hiu chờ khách

PHONG LINH |

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cận kề nhưng nhiều thương lái tại miền Tây vẫn chưa rục rịch có ý định mua hoa khiến nhà vườn không khỏi lo lắng.

Nông dân miền Tây vào mùa làm việc không nhận tiền công

Văn Sỹ |

Kiên Giang - Có một công việc không được nhận tiền công, gia chủ cũng không cần mời gọi, rủ rê, thế nhưng hàng chục nông dân vẫn đến làm một cách nhiệt tình trong không khí rôm rả tiếng nói cười. Đó chính là thu hoạch tôm càng ở miền Tây.

Nhọc nhằn nghề chẻ đá ở miền Tây

PHONG LINH |

Ở bãi đá Cô Tô, nghề chẻ đá đã nuôi sống biết bao gia đình, người lao động miền Tây. Đây cũng là công việc lắm vất vả và nguy hiểm.