Hãy là “ông chủ” tốt nhất của con!

thảo anh (thực hiện) |

Thời gian gần đây bạo lực “rồng rắn nối đuôi” nhau “từ nhà ra phố”. Trường học, bệnh viện bỗng chốc biến từ nơi an toàn nhất thành nơi nguy hiểm.

Vụ việc sau tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn sự việc trước, “sóng sau xô sóng trước”. Giải quyết bạo lực ngay từ “nhà” là quan điểm của Tiến sỹ Tâm lý học lâm sàng Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Thưa TS. Trần Thành Nam, bạo lực xảy ra hiện nay được lý giải do tổng hòa nhiều mối quan hệ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, ông cha ta có câu: “Uốn cây từ thuở còn non - Dạy con từ thuở con còn lên ba”, trường học đầu tiên của mỗi con người chính là gia đình. Có ý kiến cho rằng: “Bạo lực đi từ nhà ra phố”. Ông đánh giá như thế nào về quan điểm trên?

- Quan điểm trên nói lên được một khía cạnh của bạo lực. Thực ra xét trên góc độ giáo dục thì gia đình chính là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ. Bố mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của trẻ, đồng thời cũng là những người quan trọng nhất đối với trẻ. Mọi hành vi của bố mẹ có thể cũng là những tấm gương và hình ảnh phản chiếu của đứa con.

Những đứa trẻ sinh ra có sự khác nhau mà mặt sinh học, có những đứa trẻ khó tính, có những đứa trẻ lại dễ tính hơn. Nhưng cách thức bố mẹ xử lý những hành vi khó tính theo xu hướng nghiêm khắc và bạo lực thì ngay từ nhỏ đứa trẻ đã nhập tâm hành vi ứng xử của bố mẹ.

Nếu bố mẹ sử dụng hành vi bạo lực quá mức thì đứa trẻ sẽ ngầm hiểu là nếu người khác, kể cả người thân hoặc người ngoài xã hội có những hành động không vừa ý thì việc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả là chấp nhận được. Vì ngay chính bố mẹ đã chấp nhận và áp dụng. Bạo lực sẽ sinh ra bạo lực.

Nếu bố mẹ sử dụng những hành vi bạo lực và không nhất quán, phụ thuộc vào thời điểm và tâm trạng của bố mẹ thì sẽ làm cho đứa trẻ lo lắng. Khi bất an trẻ sẽ không bao giờ thoải mái để tham gia các mối quan hệ xã hội, hoặc yên tâm nhập tâm học tập. Chính vì vậy dẫn đến thiếu hụt kỹ năng xã hội so với bạn đồng trang lứa.

Và khi đã thiếu hụt kỹ năng thì khi tham gia nhóm bạn, trẻ sẽ bị các bạn tẩy chay hoặc có xu hướng tự cảm thấy mình yếu kém nên tự cô lập mình. Khi đó đứa trẻ nghĩ rằng cần phải tìm một số nguồn lực khác để bù đắp vào. Nguồn lực đó hiện nay chính là mạng xã hội.

Facebook ngập tràn tin giả, tin giật gân, tin lành đồn gần mà tin xấu lại đồn xa. Từ đó định hướng cho đứa trẻ lệch lạc đi theo khỏi chuẩn mực của xã hội.

Khi trẻ thiếu kỹ năng về trường lớp, bị cô giáo gắn nhãn là học sinh cá biệt, trẻ luôn tin là mình như thế và không hề có khả năng làm điều gì tốt. Cách thức để thu hút sự chú ý duy nhất chỉ là phá phách, chơi khăm, làm những điều không ai dám làm để nhận lại những sự trầm trồ. Lúc đấy trẻ mới thấy mình có giá trị, nếu không chỉ như cái bóng vật vờ không ai màng tới. Như vậy sâu xa nói nhân cách của trẻ hình thành “từ nhà ra phố” là không sai.

Thưa ông, trong thời đại của mạng xã hội “chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường” nên dễ dàng phát giác bạo lực. Vậy thực trạng bạo lực vốn đã tồn tại nhưng “khuất mắt trông coi” hay thực chất đang có xu hướng gia tăng?

- Xu hướng bạo lực trong thời gian gần đây thực sự có xu hướng gia tăng. Số vụ việc xảy ra với tần suất dày đặc. Lại xuất hiện một dạng mới là băng nhóm với tập hợp những “người cùng chí hướng” sai lệch. Một phần do xã hội tràn ngập tư liệu bạo lực, phần còn lại do văn hóa gia đình đứt gãy.

Trước đây họ hàng làng xóm cùng chăm sóc dạy bảo trẻ. Thế nhưng xã hội hiện đại, chỉ có bố mẹ là đối tượng chăm sóc con. Ở thành phố, bố mẹ làm việc suốt ngày tối về chăm chú vào điện thoại không còn thời gian cho con.

Thế nhưng bạo lực thời gian gần đây thực sự ám ảnh cũng do hiệu ứng truyền thông. Truyền thông xuất hiện nơi nơi, chính sự đưa tin dày đặc, đào sâu thậm chí có trường hợp bới móc vụ việc bạo lực tạo cho dư luận cảm giác bạo lực xảy ra rất nhiều dẫn đến hoang mang, phẫn nộ nhưng chưa hẳn vậy.

Dư luận càng quan tâm thì truyền thông lại càng muốn khai thác sâu vào vấn đề đó, từ đó một “vệt” sự kiện hình thành. Bạo lực đã không còn là trường hợp cá biệt nhưng cũng không hề phổ biến. So với các nước khác, phải nhìn nhận chúng ta vẫn kiểm soát bạo lực khá tốt, chúng ta không có những băng nhóm xã hội đen, không xả súng...

Theo ông phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” có còn phù hợp trong xã hội hiện nay. Là một chuyên gia tâm lý, đồng thời cũng là một ông bố hai con, ông “mách nước” như thế nào về phương thức nuôi dạy con cái?

- Quan điểm “thương cho roi cho vọt” đã không còn phù hợp và cần phải thay đổi. Trừng phạt cơ thể không mang một lợi lộc gì mà để lại quá nhiều hệ lụy.

Thứ nhất tổn thương về mặt cơ thể, thứ hai là tổn thương về mặt tinh thần khó nhận ra. Mỗi khi trẻ bị mắng bằng những từ như “đi chết đi, vô tích sự, thà nuôi báo cô còn hơn”; kể cả những câu tưởng như đùa cợt “con nhặt từ đống rác trở về”. Tất cả làm xói mòn lòng tự tin và tự trọng của đứa trẻ. Đứa trẻ sẽ cảm thấy mình không có giá trị.

Khi trẻ đã cảm thấy mình không có giá trị thì không cần nhất thiết phải làm hành động tốt. Bố mẹ và con quá xa cách, vị thế của giáo viên và học trò quá mâu thuẫn với nhau thì hành vi của các con sẽ chống đối.

Dạy con quan trọng nhất hãy là bạn của con đã. Sau đó chúng ta thử nghiền ngẫm lại xem khi chúng ta ra xã hội đi làm, ông chủ tốt nhất của chúng ta có những đặc điểm gì? Ví dụ như biết lắng nghe nhân viên, đối xử công bằng, nhận ra được những nỗ lực dù nhỏ của chúng ta và khen thưởng kịp thời.

Bố mẹ hãy có những đặc điểm tốt của những ông chủ như thế. Khi chúng ta là ông chủ tốt, đứa trẻ không cần nhắc con phải làm gì và nên làm thế nào mà trẻ sẽ tự có khả năng nhìn nhận mong muốn của bố mẹ và hành động theo cách thức đó.

Đối với việc nuôi dạy con, tôi không chú ý soi mói vào những lỗi sai và khuyết điểm của con. Tôi chú trọng tìm ra những khoảnh khắc làm tốt của con để khen thưởng, khuyến khích, động viên con phát huy. Nguyên tắc ở đây là nếu một ngày chỉ có 24 tiếng nhưng thời gian tập trung vào hành vi tốt và muốn thực hiện hành vi tốt nhiều thì đấy là cách thức bền vững nhất để hạn chế những lỗi sai về ứng xử.

Từ những chia sẻ trên, theo ông giải pháp cấp thiết để nuôi dạy trẻ hiện nay là gì?

- Những giải pháp tổng quan đã được đưa ra thảo luận rất nhiều. “Thay áo” cho giáo dục, phải bắt đầu bằng đổi mới tuyển sinh, không vơ vét đại trà đủ chỉ tiêu. Chú trọng dạy đạo đức trong các trường sư phạm và trường học phổ thông. Thầy cô cần chú trọng “dạy người” mà không chỉ “dạy chữ”. Thế nhưng tôi tiếp cận từ góc độ gần gũi nhất thì trước tiên nên giải quyết từ “nhà”.

Để giải quyết vấn đề này từ gốc thì bản thân bố mẹ phải có kỹ năng kỷ luật tích cực. Bố mẹ cần ý thức được hành vi của bản thân, tham gia những khóa học, những lớp huấn luyện hành vi làm cha mẹ. Bên cạnh đó người mẹ thứ hai là giáo viên cũng cần phải biết những kỹ năng quản lý lớp học và quy tắc ứng xử để phát huy tiềm năng và lòng tự trọng của trẻ.

Xin cảm ơn ông!

thảo anh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Dàn sao Việt trải lòng trước thềm năm mới Quý Mão 2023

DI PY |

Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm Quý Mão 2023. Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết đến Xuân về, dàn sao Việt đã tạm gác lại những công việc bận rộn để về với tổ ấm gia đình và có những trải lòng về một năm qua.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Nhiều sai phạm tại dự án khu du lịch Tam Chúc Hà Nam

Vân Trường |

Để xảy ra sai phạm tại dự án khu du lịch Tam Chúc, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ, trách nhiệm là của UBND tỉnh Hà Nam, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và chủ đầu tư dự án.