Xa nhau vì... mạng xã hội

HUYÊN NGUYỄN - MINH THÀNH |

“Tôi sợ Facebook cũng đang giết dần mòn mối quan hệ thân ái của chúng ta. Chúng ta like và “thả tim” thay vì ra ngoài gặp mặt. Chúng ta không có nhu cầu giao tiếp nữa khi đã tương tác hàng giờ trên Facebook. Rốt cục mạng xã hội kéo ta lại gần hay đẩy ta ra xa hơn? Và chữ “share” liệu có còn là chia sẻ, cảm thông như ý nghĩa ban đầu của nó? Facebook đang khiến ít đọc sách (BOOK) hơn và cũng khiến ta lười nhìn mặt (FACE) nhau hơn”.

Đó là chia sẻ của một facebooker có hơn 300.000 người theo dõi, tức là lượng người đọc của anh gấp 10 lần số tiara của một tờ báo bình thường. Nhưng bây giờ, mạng xã hội đã đi xa hơn một bước, tức là không chỉ khiến người ta có khả năng xa nhau mà còn gây thù ghét, chia rẽ mạnh trên mạng xã hội và ngoài đời thực. Đó cũng là nội dung mà cuộc hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững” do Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hồi giữa tuần này.

Tự “lột trần” chính mình trên Facebook

Và, chàng trai trẻ, facebooker đã nhắc ở trên viết tiếp: “Chúng ta đang khai báo vô điều kiện với Facebook mọi thứ. Những thứ ấy, khi cảnh sát hỏi, ta có thể hùng dũng nói: “Chờ luật sư của tôi đã”. Nhưng với Facebook, ta dễ dàng khai sạch. Tên, ngày sinh, tôn giáo, thói quen mua sắm, nơi ở, quá khứ học ở đâu, làm gì, món ăn khoái khẩu... Tôi thấy người ta hay làm mấy cái tổng kết cuối năm để biết mình đã biên bao nhiêu tút, đến bao nhiêu nơi. Trước những cái tổng kết hoặc mấy cái game nhỏ, Facebook luôn yêu cầu được truy nhập vào privacy, và ta đều hào phóng OK cả. Những đoạn chat, những tấm ảnh để chế độ “only me” không còn là riêng tư nữa vào thời điểm đó.

Những gì ta làm trên mạng đều lưu lại dấu vết. Và không cần là Sherlock Holmes, người khác cũng có thể đoán được một người thông qua hành vi trên mạng của họ. Ta mua bằng thẻ nào, tìm gì trên Google, like những trang nào, bạn bè ta là ai. Tất cả những dữ liệu ấy đều được lưu lại trong một bộ nhớ khổng lồ để... bán lại cho người nào cần.

Mọi điều ta làm trên chốn này đều để lại vệt. Và ta cố giữ sự riêng tư nhất có thể, để rồi sự riêng tư ấy đều thuộc về gã khổng lồ mang tên mạng xã hội. Đã có chuyên gia chứng minh: Không cần vào profile một người mà chỉ cần phân tích 68 like trên Facebook là xác định được màu da (tỉ lệ chính xác 95%), xu hướng tình dục thẳng hay đồng tính (88%) và xu hướng chính trị (85%). Với 100 like, có thể biết IQ, tôn giáo và có nghiện một thứ gì đó hay không. Với 1.000 like đã có thể biết cha mẹ đối tượng có ly dị trước tuổi trưởng thành hay không. Like càng nhiều, vệt càng nhiều, bạn càng dễ bị bắt bài”.

Yếu ớt trong xu thế lăng mạ công cộng

Khi bị lột trần thì khả năng đề kháng và tự bảo vệ thấp, khi đó hiện tượng phát ngôn gây thù ghét và lăng mạ công cộng như một thứ virus lan mạnh, trong đó có Việt Nam.

Hiện chưa có khái niệm đầy đủ về “hate speech” (phát ngôn gây thù ghét). Nhưng có thể tạm hiểu là phát ngôn chế nhạo, phỉ báng, quấy rối, khuyến khích những người có thái độ căm ghét, hay xúi giục tấn công người khác ngoài đời thực về giới tính, sắc tộc, tôn giáo hay khuyết tật. Phát ngôn gây thù ghét (hate speech) ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở Việt Nam với rất nhiều trường hợp nằm ngoài sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội, 78,1% số người sử dụng mạng xã hội đã trở thành nạn nhân của những phát ngôn gây thù ghét trên môi trường này.

TS Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng - đưa ra nhiều ví dụ cụ thể, như hai bảo mẫu ở TPHCM bạo hành trẻ phải chịu hình phạt 3 năm tù, nhưng cộng đồng mạng dùng những lời lẽ sỉ nhục khủng khiếp, “kết án” họ còn nặng nề hơn luật pháp. Hay việc một nữ kỹ sư thi “Ai là triệu phú” không biết nấu canh cua với mùng tơi bị nói “mua bằng”, “ăn bám xã hội”; cô gái dùng áo lót bịt mặt thoát khỏi đám cháy quán karaoke trên phố Nguyễn Khang (Hà Nội) cũng chịu sự mỉa mai nặng nề... Trước các hành vi ấy, TS Giang phân tích, vòng xoáy bạo lực của những phát ngôn thù ghét xuất phát từ sự tiếp cận chia cộng đồng thành hai phe “chúng ta” và “chúng nó”. Ngoài ra, một bộ phận người dùng mạng xã hội còn có xu hướng làm “dân phòng trên mạng”. Những người đó thích nhìn thấy mình tốt hơn, mình oai hơn, lương thiện, chính nghĩa hơn, vì thế tự cho mình quyền đi đàn áp kẻ xấu, kẻ sai mà cái sai ở đây thì rất vô cùng, đơn giản chỉ là có quan điểm khác mình.

Một số khác lại hành xử theo cảm tính, chia sẻ một cách vô thức theo đám đông để sự phẫn nộ làm lu mờ lý trí mà không nhìn ra sự thật để rồi dẫn đến rất nhiều trường hợp bị bôi nhọ trên mạng xã hội đã tự tử hay mất cả danh dự lẫn công việc... Đôi khi cũng là cố tình, có chủ ý để họ gây hại cho bất cứ cá nhân và tổ chức nào, đây là những hành vi vô cùng nghiêm trọng.

Nhóm chuyên gia của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội cùng đã đề xuất Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội tại Việt Nam dựa trên Bộ quy tắc ứng xử của Liên minh Châu Âu. Bộ quy tắc gồm 8 điểm đề xuất đối với các Cty cung cấp nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam. TS Đặng Hoàng Giang cho rằng bên cạnh xây dựng Bộ quy tắc ứng xử thì những giải pháp đi kèm như thực hiện nghiêm pháp luật và giáo dục nhận thức cũng rất cần thiết.

Bàn về ứng dụng Bộ quy tắc ứng xử, TS Bùi Hải Thiêm - Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ, Ban Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - cho rằng sẽ còn nhiều điều phải bàn và phải làm về việc này. Ông Thiêm cho biết, thực tế hiện nay trong hệ thống quy định pháp luật Việt Nam đã có đầy đủ các quy định để xử lý các vấn đề liên quan tới các thông tin xấu, độc hại và phát ngôn gây thù ghét, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng hiệu quả thực thi lại đang gặp khó khăn về nhiều mặt như công nghệ, địa lý, vùng miền, hệ thống quản lý chưa theo kịp, bản thân doanh nghiệp và người dân chưa ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình.

Việc đề ra Bộ quy tắc ứng xử sẽ vấp phải nhiều trở ngại, rủi ro liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Bên cạnh đó, vấn đề khó nhất khi áp dụng Bộ quy tắc ứng xử là việc xác định các nội dung nào để buộc người đưa thông tin trên mạng xã hội phải gỡ bỏ. Để xác định được đâu là xấu, là độc hại, là phát ngôn gây thù ghét thì lại có vô vàn những quan điểm, luồng ý kiến trái chiều và cần rất nhiều thời gian để xác định.

 Ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamplus (TTXVN) chia sẻ: “Khi mạng xã hội nghĩ anh là sai rồi dù anh có làm bất cứ điều gì thì cũng là sai… Một số người cho rằng mạng xã hội là cơ quan quyền lực thứ 5 sau báo chí, nhưng tôi thì không cho là như vậy. Báo chí ngoài thông tin còn có sự thẩm định thông tin, có tổ chức, hướng đến những điều tích cực, còn mạng xã hội không có sự kiểm chứng, dễ dẫn đến sự náo loạn nhất định”.

 TS Phạm Hải Chung - Trưởng ban Truyền thông Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS): “Ngoài đời thì lời nói có thể gió bay, nhưng sự xúc phạm trên Internet có thể lưu lại mãi mãi… cần cân nhắc trong sử dụng mạng xã hội, bởi nó có thể trở thành những công cụ “giết người vô hình”.

 Ông Cao Hoàng Nam - điều phối viên Chương trình VPIS: “Đã đến lúc buộc các nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc hạn chế những phát ngôn thù ghét, để người dùng mạng Việt Nam có môi trường an toàn, công bằng hơn”.

 Các con số biết nói: 35 triệu là số người Việt Nam đang dùng mạng xã hội (chiếm 37% dân số) với thời lượng trung bình 138 phút mỗi ngày, cao hơn với mức độ trung bình toàn cầu 31%; 61,7% số người dùng mạng xã hội từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của trò nói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự và 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin; 78% số người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội.

 

HUYÊN NGUYỄN - MINH THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.