Du hành vũ trụ ảnh hưởng tới cơ thể người như nào?

Anh Vũ |

NASA cho rằng, hiểu được tác động của chuyến bay vũ trụ đối với con người là điều cần thiết khi các phi hành gia tham gia thám hiểm không gian.

Trong hơn 50 năm, Chương trình Nghiên cứu Con người (HRP) của NASA đã nghiên cứu những gì xảy ra với cơ thể con người trong không gian.

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng những gì họ học được để thiết kế các quy trình, thiết bị và chiến lược nhằm giữ cho các phi hành gia an toàn và khỏe mạnh trong suốt các nhiệm vụ của họ.

Bức xạ không gian

Khi vào không gian, các phi hành gia sẽ phải tiếp xúc với mức độ phóng xạ đa dạng và tăng dần, khác với mức độ trên Trái đất. Ba nguồn bức xạ không gian chính bao gồm: các hạt bị mắc kẹt trong từ trường của Trái đất, các hạt năng lượng từ Mặt trời và các tia vũ trụ.

Một thách thức lớn trong việc giảm rủi ro phơi nhiễm bức xạ là một số hạt bức xạ không gian (đặc biệt là các tia vũ trụ) rất khó để chống lại.

Tiếp xúc với bức xạ gia tăng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, tùy thuộc vào tổng lượng bức xạ mà các phi hành gia trải qua và khung thời gian mà họ trải qua sự phơi nhiễm đó.

Bên trong phòng nghiên cứu bức xạ của NASA. Ảnh: NASA
Bên trong phòng nghiên cứu bức xạ của NASA. Ảnh: NASA

Chúng có thể khiến các phi hành gia tăng nguy cơ ung thư và các bệnh thoái hóa, chẳng hạn như bệnh tim và đục thủy tinh thể, những vấn đề đã được quan sát thấy ở quần thể người tiếp xúc với nhiều bức xạ trên Trái đất. Rủi ro về sức khỏe đối với các phi hành gia khi tiếp xúc với bức xạ trong không gian chủ yếu là do các tác động lâu dài.

Môi trường biệt lập và bị hạn chế

Các đội phi hành gia lưu trú trên trạm vũ trụ được lựa chọn, đào tạo và hỗ trợ cẩn thận để đảm bảo họ có thể làm việc hiệu quả theo nhóm trong suốt thời gian thực hiện các nhiệm vụ kéo dài từ 6 đến 12 tháng.

Các phi hành đoàn cho sứ mệnh Mặt Trăng hoặc Sao Hỏa thậm chí sẽ trải qua quá trình đánh giá, lựa chọn và chuẩn bị cẩn thận hơn vì họ sẽ di chuyển xa hơn và có khả năng lâu hơn những người trước đây.

Đồng hồ sinh học bên trong, hay nhịp sinh học của con người, có thể bị thay đổi bởi các yếu tố như chu kỳ sáng tối, môi trường nhỏ và ồn ào, căng thẳng do bị cô lập và hạn chế kéo dài, cũng như việc một ngày chỉ kéo dài 37 phút trên sao Hỏa.

Khoảng cách tới Trái đất

Các loại thực phẩm và thuốc để đóng gói cho chuyến đi dài cũng rất quan trọng cần xem xét. Không giống như các phi hành đoàn của trạm vũ trụ thường xuyên nhận nguồn cung cấp từ các chuyến bay chở hàng từ Trái đất, các phi hành gia lên sao Hỏa sẽ phải mang theo tất cả thực phẩm, thiết bị và vật tư y tế mà họ cần.

Phi hành gia của NASA tự tiêm mũi phòng cúm cho mình. Ảnh: NASA
Phi hành gia của NASA tự tiêm mũi phòng cúm cho mình. Ảnh: NASA

Trường trọng lực

Các phi hành gia sẽ gặp phải ba trường trọng lực khác nhau trong sứ mệnh vũ trụ, nhất là khi đổ bộ lên Mặt trăng hay sao Hỏa trong tương lai.

Khi sống và làm việc trên các hành tinh khác, trọng lực sẽ không giống trên Trái đất, ví dụ khi trên sao Hỏa, các phi hành đoàn sẽ chịu khoảng một phần ba lực hấp dẫn so với ở nhà. Cuối cùng, khi trở về, các phi hành đoàn sẽ phải thích nghi trở lại với lực hấp dẫn của hành tinh mẹ.

Việc chuyển đổi từ trường trọng lực này sang trường trọng lực khác phức tạp hơn tưởng tượng. Nó ảnh hưởng đến khả năng định hướng không gian, sự phối hợp giữa đầu - mắt và tay - mắt, sự cân bằng và khả năng vận động, và khiến một số thành viên phi hành đoàn bị say tàu xe.

Môi trường không phù hợp

Hệ sinh thái bên trong tàu vũ trụ đóng một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày của phi hành gia trong không gian. Vi khuẩn có thể thay đổi các đặc điểm trong không gian và các vi sinh vật sống tự nhiên trên cơ thể con người được truyền dễ dàng hơn từ người này sang người khác trong môi trường sống khép kín, chẳng hạn như trạm vũ trụ.

Nồng độ hormone gây căng thẳng tăng cao và hệ thống miễn dịch bị thay đổi, điều này có thể dẫn đến tăng khả năng bị dị ứng hoặc các bệnh khác.

Các chuyến bay vũ trụ có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch, mặc dù phi hành đoàn không có xu hướng bị ốm khi trở về Trái đất.

Mặc dù khả năng miễn dịch của các phi hành gia vẫn còn nguyên vẹn, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về việc liệu khả năng miễn dịch bị thay đổi do chuyến bay vũ trụ gây ra có thể dẫn đến các vấn đề tự miễn dịch hay không, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào, cơ quan và mô khỏe mạnh có trong cơ thể.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

NASA phát hiện hành tinh hiếm giống Trái đất

Anh Vũ |

Trong nỗ lực tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta, các hành tinh gần giống Trái đất dường như là một nơi tốt để các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu.

NASA và tham vọng đi xa hơn vào vũ trụ

Anh Vũ |

NASA luôn sẵn sàng tài trợ cho các ý tưởng công nghệ mới trong nỗ lực thúc đẩy quá trình khám phá không gian của loài người.

Những điều cần biết nếu muốn thành phi hành gia của NASA

Anh Vũ |

Việc đào tạo của NASA rất khắc nghiệt và phải đi rất nhiều nơi, nhưng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ bay vào không gian.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

NASA phát hiện hành tinh hiếm giống Trái đất

Anh Vũ |

Trong nỗ lực tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta, các hành tinh gần giống Trái đất dường như là một nơi tốt để các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu.

NASA và tham vọng đi xa hơn vào vũ trụ

Anh Vũ |

NASA luôn sẵn sàng tài trợ cho các ý tưởng công nghệ mới trong nỗ lực thúc đẩy quá trình khám phá không gian của loài người.

Những điều cần biết nếu muốn thành phi hành gia của NASA

Anh Vũ |

Việc đào tạo của NASA rất khắc nghiệt và phải đi rất nhiều nơi, nhưng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ bay vào không gian.