Dồn lực cho 5G, tăng tốc chuyển đổi số quốc gia

KHÁNH AN |

Bộ TTTT đã tổ chức thành công 2 phiên đấu giá băng tần 5G. Đây được coi là những tín hiệu tích cực trong việc tăng tốc chuyển đổi số quốc gia.

Đấu giá thành công băng tần 5G

Tính đến hiện tại, Bộ TTTT đã tổ chức thành công 2 cuộc đấu giá băng tần 5G. Kết quả, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trúng đấu giá khối băng tần B1 (2500-2600MHz) với giá hơn 7.533 tỉ đồng. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trúng đấu giá khối băng tần C2 (3.700-3.800MHz) với giá 2.581 tỉ đồng.

Đại diện Viettel cho biết, băng tần 2500-2600 MHz có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và mạng di động 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và chính thức cung cấp dịch vụ 5G.

Việc Viettel trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới, tiếp tục phát triển mạng 4G và chuyển đổi sang công nghệ 5G. Bên cạnh đó, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.

“Hiện tại, các thiết bị 5G do Viettel nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng để chạy triển khai trên băng tần 2500-2600 MHz. Viettel dự kiến sẽ khai trương mạng 5G trên toàn quốc trong thời gian sớm nhất” - đại diện Viettel cho hay.

Trong khi đó, đại diện VNPT cho biết, việc trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép VNPT nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý nhất, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G tốc độ cao tại Việt Nam.

Cùng với dải băng tần 3700 - 3800 MHz, VNPT cũng đang sở hữu dải băng tần 1800 MHz, đây sẽ là lợi thế lớn trong việc thúc đẩy mạng 5G trong thời gian tới, đồng thời, tạo tiền đề cho việc phát triển mạng 6G trong tương lai.

Phát triển hạ tầng số, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Ông Lê Văn Tuấn - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện - cho biết, cuộc đấu giá giúp doanh nghiệp có được tần số để triển khai dịch vụ viễn thông băng rộng.

Sau khi 2 khối tần số vừa đấu giá được cấp cho doanh nghiệp, lượng tần số cấp cho thông tin di động đã tăng lên 59% so với hiện nay. Theo đó, chất lượng dịch vụ di động chắc chắn sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp khai thác các tần số mới.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Huy Dũng, đấu giá băng tần 5G là sự kiện có ý nghĩa quan trọng với ngành TTTT, kỳ vọng mở ra một kỷ nguyên mới cho 5G, là cơ sở để phát triển hạ tầng số, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 100 Mbps cho mạng 5G, đến năm 2030, mạng 5G phủ sóng 99% dân số. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G.

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số và thúc đẩy doanh nghiệp sớm cung cấp dịch vụ 5G thương mại ra thị trường, theo quy định hiện hành các doanh nghiệp phải thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông khi trúng đấu giá quyền sử dụng tần số.

Khi xây dựng điều kiện triển khai mạng cho cuộc đấu giá tần số 5G, Bộ TTTT đã tham vấn các doanh nghiệp và đặt ra yêu cầu triển khai hạ tầng trong 2 năm đầu tiên sau khi được cấp phép với mục tiêu tạo điều kiện cho doanh nghiệp linh hoạt đầu tư hạ tầng mạng lưới theo định hướng kinh doanh của mình cũng như đảm bảo người sử dụng tại các khu vực có nhu cầu được sớm tiếp cận dịch vụ của mạng 5G và đảm bảo doanh nghiệp phải triển khai mạng 5G sau khi được cấp tài nguyên tần số.

Luật Viễn thông 2023 và dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông quy định đối với việc chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, hạ tầng viễn thông tích cực để tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng mạng lưới khi triển khai 5G; xây dựng quy định khuyến khích triển khai mạng dùng riêng 5G tạo điều kiện cho mạng dùng riêng 5G tại các nhà máy, khu công nghiệp...

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Phương Thảo |

Trong bối cảnh ngày càng tăng cường nhận thức về sự cần thiết của việc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đối với sự phát triển bền vững, Việt Nam đang tiến thẳng vào một giai đoạn quyết định đối với tương lai của nền kinh tế và môi trường. Với sự hỗ trợ từ chính phủ, các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp, Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá đưa ASEAN thành hình mẫu chuyển đổi số

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Chuyển đổi số ngành Thuế đang có những bước tiến lớn

TRÍ MINH |

Ngày 16.4, Tổng cục Thuế cho biết, vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác Cải cách hiện đại hóa và chuyển đổi số ngành Thuế năm 2024.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới: Ngành du lịch Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng tốc phát triển bền vững

Phương Thảo |

“Diễn đàn Doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” được đánh giá là một sự kiện rất thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành du lịch đang quyết liệt triển khai Nghị quyết 82 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chỉ thị 08 của Thủ tướng về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới. Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power).

Chuyển đổi số đưa sách vào cuộc sống

KHÁNH AN |

Thay vì lật giở từng trang giấy như trước đây, nhiều độc giả hiện lựa chọn tiếp cận sách thông qua sách điện tử, sách nói. Mỗi hình thức đọc sẽ mang lại các trải nghiệm khác sau, nhưng sau cùng, tất cả đều giúp cung cấp tri thức cho độc giả.

Thận trọng với áp lực bán quay trở lại trên thị trường chứng khoán

Gia Miêu |

Dòng tiền “bắt đáy” phần lớn đặt niềm tin vào sóng tăng dài hạn của thị trường chứng khoán, nên các nhịp điều chỉnh hiện tại là cơ hội để thiết lập trạng thái tích lũy, chờ giai đoạn hồi phục.

Bản tin công đoàn: Nghị định về tiền lương công chức có trong tháng 5.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nổ lò hơi công ty gỗ ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong; Chính phủ yêu cầu hoàn thành Nghị định về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức,... trong tháng 5.2024; TPHCM xin được tự chủ tuyển dụng lao động đặc thù; Hành trình xin trường công lập cho con công nhân rộng mở hơn,...

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Phương Thảo |

Trong bối cảnh ngày càng tăng cường nhận thức về sự cần thiết của việc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đối với sự phát triển bền vững, Việt Nam đang tiến thẳng vào một giai đoạn quyết định đối với tương lai của nền kinh tế và môi trường. Với sự hỗ trợ từ chính phủ, các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp, Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá đưa ASEAN thành hình mẫu chuyển đổi số

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Chuyển đổi số ngành Thuế đang có những bước tiến lớn

TRÍ MINH |

Ngày 16.4, Tổng cục Thuế cho biết, vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác Cải cách hiện đại hóa và chuyển đổi số ngành Thuế năm 2024.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới: Ngành du lịch Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng tốc phát triển bền vững

Phương Thảo |

“Diễn đàn Doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” được đánh giá là một sự kiện rất thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành du lịch đang quyết liệt triển khai Nghị quyết 82 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chỉ thị 08 của Thủ tướng về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới. Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power).

Chuyển đổi số đưa sách vào cuộc sống

KHÁNH AN |

Thay vì lật giở từng trang giấy như trước đây, nhiều độc giả hiện lựa chọn tiếp cận sách thông qua sách điện tử, sách nói. Mỗi hình thức đọc sẽ mang lại các trải nghiệm khác sau, nhưng sau cùng, tất cả đều giúp cung cấp tri thức cho độc giả.