Cái nhìn đúng về những người làm công tác thu gom phế liệu, rác thải

Vân Hoa |

"Tại sao các làng nghề ô nhiễm như vậy, bởi vì chúng ta chưa có cái nhìn đúng đắn đối với những người đang làm công tác thu gom và tái chế nhựa trong các làng nghề", ông Hoàng Đức Vượng - Chủ tịch Hiệp hội nhựa Tái sinh Việt Nam - chia sẻ tại tọa đàm với chủ đề “Phế liệu nhựa nhập khẩu” tổ chức tại Đại học Tài nguyên và Môi trường (TNMT).

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

Những năm gần đây, Việt Nam đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc nhập khẩu rác thải nhựa. Mặc dù đã có các nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa và xử lý rác thải nhựa nội địa, tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ và tái chế nhựa vẫn còn lớn và ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến việc Việt Nam trở thành một trong những điểm đến chính cho việc nhập khẩu rác thải nhựa từ các quốc gia phát triển. Sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu rác thải nhựa đã gây ra nhiều hậu quả xấu, bao gồm tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nơi chúng được xử lý.

Trong buổi tọa đàm với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành cũng như đại diện của các đơn vị, cơ quan chức năng trực thuộc Tổng cục Hải quan, Bộ TNMT, Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam đã công chiếu phim tài liệu: “Hướng đi của phế liệu nhựa nhập khẩu” do đạo diễn - NSƯT Nguyễn Tài Văn thực hiện. Phóng sự này đã đưa một bức tranh toàn cảnh về việc nhập khẩu phế liệu nhựa tại Việt Nam và vấn đề này cũng đã được bàn luận sôi nổi tại sự kiện.

Theo bà Quách Thị Xuân - Trưởng đại diện Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tại Việt Nam, việc tái chế giúp nhựa được lưu thông nhiều hơn trong nền kinh tế nhưng mặt khác thì quá trình tái chế cũng tiêu tốn năng lượng và phát thải nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Các chuyên gia cũng cho biết việc xử lý phế liệu nhựa nhập khẩu có thể dẫn đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường do phế liệu nhựa có chứa các hóa chất độc hại, đồng thời tạo ra áp lực lớn đối với quá trình để có thể đảm bảo tái chế và xử lý chúng một cách an toàn và hiệu quả. Thông thường chỉ 60% phế liệu nhựa nhập về có thể được tái chế, 40% còn lại bị thải ra ngoài môi trường, tạo nên các núi rác nhựa khổng lồ quanh làng nghề tái chế.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quan điểm đều phản đối việc nhập khẩu phế liệphế liệu nhựau nhựa. Một số người nêu lên rằng việc này giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa trên toàn cầu, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu tái chế quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất.

Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Tài Văn chia sẻ lý do khiến anh và đồng nghiệp quyết tâm đầu tư thời gian, công sức hơn 2 tháng trời để thực hiện phim tài liệu “Hướng đi của phế liệu nhựa nhập khẩu”: “Điều ám ảnh nhất đối với một người làm phim khoa học như tôi là số liệu người mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư".

Theo đạo diễn, người dân không hiểu nguyên nhân tại sao những vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những sát thủ thầm lặng dẫn đến tình trạng bệnh ung thư gia tăng theo cấp số nhân ở Việt Nam và trên thế giới như vậy? Đạo diễn mong muốn làm nhiều chương trình để tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến những thông điệp, những thông tin khoa học để người dân hiểu được mối nguy hại tiềm ẩn trong môi trường xung quanh họ mà họ không hề hay biết.

Nguyên do việc xử lý rác thải còn chưa triệt để

Ông Hoàng Đức Vượng - Chủ tịch Hiệp hội nhựa Tái sinh Việt Nam - cho biết, khi mà các cơ quan quản lý như Hà Nội có đề xuất tăng thêm chi phí xử lý rác thải thì HĐND Thành phố từ chối vì lo ngại làm tăng thêm chi phí của người dân. Nếu không tăng thêm thì lấy đâu tiền để xử lý rác thải. Những năm vừa qua Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cũng đề xuất thành phố là phí xử lý nước thải phải tăng khoảng 30%, nhưng cuối cùng bàn đi bàn lại cũng chỉ là 5% - không thể đủ để xử lý nước thải.

Cũng theo ông Vượng, đất nước chúng ta có hàng nghìn làng nghề đang làm công tác tái chế, không chỉ có nhựa mà còn rất nhiều các hành vi xả thải ô nhiễm hơn cả nhựa, đó là săm lốp cao su, dầu, pin, ắc quy, điện tử, ôtô, xe máy… Chúng ta cần phải có sự quyết tâm rất lớn của cơ quan quản lý cũng như cần sự chung tay của toàn xã hội, của toàn dân mới xử lý được vấn đề này.

"Tôi xin nói thêm là những người đang làm thu gom, tái chế bao gồm hàng triệu người, hàng vạn lao động ve chai đồng nát trên khắp đất nước và hàng triệu người làm công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và hàng triệu người đang làm trực tiếp công tác tái chế… chúng ta chắc chắn cần những chính sách thiết thực hơn nữa trong năm tới để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa", ông Hoàng Đức Vượng lưu ý.

Trong những năm gầy đây, Chính phủ ban hành nhiều nghị định như Nghị định 40, Nghị định 08 nhằm hướng dẫn và quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường với nhiều quy định chặt chẽ về nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và danh mục chi tiết loại phế liệu nhựa được phép nhập khẩu.

Vân Hoa
TIN LIÊN QUAN

Bắt giữ gần 12 tấn phế liệu nhập lậu vào An Giang

Nghiêm Túc |

Theo lời khai ban đầu, toàn bộ số phế liệu được nhập lậu từ Campuchia về đến An Phú (An Giang) thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

18 khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng cháy với cơ sở thu mua phế liệu

KHÁNH AN |

Theo Công an TP Hà Nội, phế liệu được thu mua có đủ các chủng loại như: giấy, nylon, vỏ, nhựa, tủ lạnh, ti vi, bình gas đã qua sử dụng… nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Xử lý 2 hộ thu gom phế liệu gây ô nhiễm ở ngoại thành Hải Phòng

Hoàng Khôi |

UBND xã Tiên Thanh (Tiên Lãng, Hải Phòng) chỉ đạo, nhắc nhở, xử lý nếu phát hiện vi phạm tại 2 hộ kinh doanh phế liệu bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông.

Tai nạn kinh hoàng giữa 2 xe máy ở Thanh Hoá, 3 người chết tại chỗ, 2 người bị thương

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một vụ tai nạn kinh hoàng giữa hai chiếc xe máy. Hậu quả khiến 3 người chết, 2 người khác bị thương.

Hành khách mở cửa thoát hiểm, đi ra cánh máy bay ở Mexico

Thanh Hà |

Một hành khách tự mở cửa thoát hiểm của máy bay chở khách của hãng hàng không Aeromexico tại sân bay quốc tế thủ đô Mexico City (AICM), Mexico và bước ra cánh máy bay.

Công đoàn cơ sở hỗ trợ người lao động mua hàng qua Chợ Tết Công đoàn online

Bảo Hân |

Theo khảo sát của phóng viên tại 1 công đoàn cơ sở tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này đã có khá nhiều người lao động mua được hàng qua chương trình Chợ Tết Công đoàn 2024 trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Cao tốc từ Nghệ An đến Quảng Trị, nơi chậm tiến độ, nơi vẫn ngổn ngang

NHÓM PV BẮC TRUNG BỘ |

Đầu năm 2024, tranh thủ thời tiết thuận lợi, trên công trường thi công cao tốc qua tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An tấp nập phương tiện và công nhân tăng ca, tăng kíp thi công. Tuy nhiên, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, xử lý nền đất yếu... nên tiến độ chưa đạt như mong muốn.

Chợ mới ở Đắk Lắk xây xong không ai đến, 80 tiểu thương tiếp tục kêu cứu

BẢO TRUNG |

Dù liên tục tiếp nhận đơn kêu cứu, yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng chợ tạm, điểm kinh doanh trái phép cũng như giải quyết việc bồi thường của 80 tiểu thương ở thị trấn Pơng Drang. Sau rất nhiều cuộc họp, tiếp công dân, UBND huyện Krông Búk đến nay vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm vụ việc...

Bắt giữ gần 12 tấn phế liệu nhập lậu vào An Giang

Nghiêm Túc |

Theo lời khai ban đầu, toàn bộ số phế liệu được nhập lậu từ Campuchia về đến An Phú (An Giang) thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

18 khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng cháy với cơ sở thu mua phế liệu

KHÁNH AN |

Theo Công an TP Hà Nội, phế liệu được thu mua có đủ các chủng loại như: giấy, nylon, vỏ, nhựa, tủ lạnh, ti vi, bình gas đã qua sử dụng… nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Xử lý 2 hộ thu gom phế liệu gây ô nhiễm ở ngoại thành Hải Phòng

Hoàng Khôi |

UBND xã Tiên Thanh (Tiên Lãng, Hải Phòng) chỉ đạo, nhắc nhở, xử lý nếu phát hiện vi phạm tại 2 hộ kinh doanh phế liệu bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông.