Cách Mỹ giúp Trung Đông trở thành đế chế công nghệ mới

Thảo Phương |

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đóng vai trò trung gian trong việc kết nối ngành công nghệ với Trung Đông, biến các nước vùng Vịnh thành một bức tường chống Trung Quốc.

Hai năm trước, Andrew Feldman - CEO của Cerebras Systems, một công ty khởi nghiệp chip AI - còn không biết Abu Dhabi (thủ đô của UAE) nằm ở đâu trên bản đồ. Nhưng giống như nhiều nhà lãnh đạo đến từ Thung lũng Silicon, vị doanh nhân này đã bị thu hút bởi lời hứa hẹn về sự hợp tác và nguồn vốn từ Trung Đông.

Feldman là một trong số những nhà đầu tư công nghệ đang âm thầm tìm kiếm những thỏa thuận “có lời” với chính phủ các nước vùng Vịnh Ba Tư.

Tháng trước, Microsoft công bố khoản đầu tư 1,5 tỉ USD vào G42 - công ty công nghệ hàng đầu của UAE. Công ty này cũng ký thỏa thuận sử dụng các mô hình ngôn ngữ AI từ OpenAI của Sam Altman. Công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Andreessen Horowitz đang đàm phán để huy động 40 tỉ USD từ Saudi Arabia cho một quỹ AI chuyên dụng.

Trong khi đó, hàng triệu USD từ UAE đang cho phép Cerebras của Feldman xây dựng các trung tâm dữ liệu siêu máy tính tiên tiến ở Stockton, California, Dallas và ngoại ô thành phố sa mạc của UAE.

CEO OpenAI, Sam Altman phát biểu trong cuộc gọi video với Omar Bin Sultan Al Olama, Bộ trưởng Trí tuệ nhân tạo của UAE. Ảnh: AFP
CEO OpenAI, Sam Altman phát biểu trong cuộc gọi video với Omar Bin Sultan Al Olama, Bộ trưởng Trí tuệ nhân tạo của UAE. Ảnh: AFP

Sự cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua AI đang thúc đẩy xu hướng dịch chuyển địa chính trị mạnh mẽ của Trung Đông. Tiền của khu vực này đã trở thành thế lực mạnh nhất trong ngành công nghệ chỉ sau một đêm, theo The Washington Post.

“Tất cả những người tôi nói chuyện đều đang đến hoặc trở về từ UAE - giống như cách chúng tôi từng đến Sand Hill Road”, Feldman nói.

Mỹ đang dẫn dắt một phần của sự chuyển dịch này khi chính quyền Tổng thống Joe Biden sử dụng sức mạnh của ngành công nghệ để kéo Trung Đông ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời củng cố mối quan hệ an ninh với UAE. Nhà Trắng đã tổ chức một cuộc gặp mặt với CEO của Microsoft, Google và OpenAI vào tháng 6 năm ngoái, khi đó ông Tahnoun bin Zayed al Nahyan, Cố vấn An ninh quốc gia của UAE cũng có mặt.

Trong cuộc gặp mặt chưa được công bố trước đây, ông Tahnoun bin Zayed al Nahyan khẳng định, UAE sẵn sàng hợp tác với các công ty trí tuệ nhân tạo và công nghệ hàng đầu của Mỹ. Ông cũng cho rằng, những dự án này có thể đánh bật các công ty công nghệ Trung Quốc tại khu vực.

“AI là biên giới mới cho mọi thứ, bao gồm cả quyền lực địa chính trị. Mỹ đang dẫn đầu và họ muốn đảm bảo điều đó sẽ luôn là như vậy”, CEO của Venky Ganesan - một công ty trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại Thung lũng Silicon - nói.

Hội nghị Sáng kiến ​​Đầu tư Tương lai (Davos trên Sa mạc) được tổ chức tại Riyadh, Ả Rập Saudi. Ảnh: Chụp màn hình
Hội nghị Sáng kiến ​​Đầu tư Tương lai (Davos trên Sa mạc) được tổ chức tại Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh chụp màn hình

Trung Đông đang sử dụng mối quan hệ hợp tác với Thung lũng Silicon để đạt được mục tiêu cấp bách của riêng mình: Trở thành một cường quốc AI và giảm sự phụ thuộc kinh tế vào dầu mỏ. Với công nghệ của Cerebras, G42 đang xây dựng mô hình ngôn ngữ tiếng Arab tiên tiến nhất thế giới, cho phép AI giao tiếp một cách trôi chảy.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo trong ngành công nghệ và chuyên gia an ninh cảnh báo rằng, việc hợp tác với các quốc gia có lịch sử vi phạm nhân quyền là điều nguy hiểm. Những quốc gia này có thể lợi dụng công nghệ của Mỹ để theo dõi và giám sát người dân, thậm chí là cả công dân Mỹ.

“Vấn đề là, mỗi con chip đó sẽ được sử dụng cho mục đích gì sau khi bán ra. Đó không phải là điều mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát”, một nhà đầu tư làm việc trong các giao dịch giữa Trung Đông và Mỹ nói.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

AI đã tìm ra cách đánh lừa con người?

Thảo Phương |

Nhiều hệ thống AI đã học được cách khiến người dùng tin vào một thông tin sai, điều này đặt ra nhiều rủi ro, từ gian lận đến thao túng bầu cử, theo Business Insider.

Bùng nổ tranh cãi quanh công nghệ "hồi sinh" người chết

Thảo Phương |

Một công nghệ mới cho phép "hồi sinh" sự sống thông qua việc mô phỏng người thân đã mất bằng trí tuệ nhân tạo (AI) với gương mặt, giọng nói và tính cách gần như tương đồng.

Xung đột Trung Đông thúc đẩy giá dầu tăng 2% trong tuần

Nguyễn Thúy |

Sự leo dốc của giá dầu trong tuần được hỗ trợ bởi các yếu tố căng thẳng tiếp diễn ở Trung Đông và tồn kho dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến.

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Vương Trần |

Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khoá XIII.

Làm rõ vụ bé 5 tuổi có nhiều vết bầm tím, nghi bị bạo hành ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Sáng 17.5, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo vụ việc học sinh Trường mầm non An Dương (quận Lê Chân) nghi bị hành hung.

Khách Hàn Quốc lần đầu thử nước mía Việt Nam: Nhìn đáng sợ, uống là ghiền

Chi Trần |

Trong các bài viết chia sẻ trải nghiệm du lịch ở Việt Nam, nhiều du khách Hàn Quốc bày tỏ sự thích thú với nước mía vì hương vị ngọt tự nhiên, giá thành rẻ.

Một trung tâm đăng kiểm ở Ninh Bình phải đóng cửa do không có đăng kiểm viên

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 3502D - Ninh Bình (thuộc Sở GTVT tỉnh Ninh Bình) phải đóng cửa gần 5 tháng nay do không có đăng kiểm viên.

Các dự án trọng điểm ở Quảng Trị đều gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng

HƯNG THƠ |

Các dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, gồm Khu công nghiệp Quảng Trị, Khu bến cảng Mỹ Thủy và Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây tỉnh Quảng Trị đều gặp khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng.