Áp dụng kiến thức khoa học về tầng ozone để xử lý biến đổi khí hậu

Minh Hạnh thực hiện |

Tại buổi giao lưu các chủ nhân Giải thưởng Vinfuture 2023, Giáo sư Susan Solomon (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) - chủ nhân của giải thưởng đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ đã chia sẻ cùng PV Báo Lao Động những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Xin chúc mừng giáo sư, chủ nhân giải thưởng đặc biệt cho nhà khoa học nữ VinFuture 2023. Xin bà cho biết cảm nhận của mình như thế nào sau khi nhận được giải thưởng VinFuture 2023?

- Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam và đến để nhận một giải thưởng danh giá, tôi cảm thấy rất tuyệt vời và biết ơn những người đã sáng lập ra giải thưởng này, đặc biệt là sự quan tâm đến những nhà khoa học nữ.

Việc tạo ra giải thưởng này sẽ truyền cảm hứng cho các nhà khoa học nữ theo đuổi giấc mơ của mình. Tôi nghĩ rằng giải thưởng này giống như một tấm hộ chiếu để trong tương lai, chúng ta sẽ có thể có nhiều nhà khoa học nữ hơn nữa.

Xin Giáo sư chia sẻ những khó khăn về công việc và gia đình mà bà gặp phải trong quá trình nghiên cứu khoa học?

- Phát hiện đầu tiên của tôi là giải thích cơ chế tại sao lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực lại xảy ra. Và nó liên quan đến lĩnh vực Hóa học. Đây là một cú sốc trong cộng đồng khoa học bởi vì người ta luôn cho rằng không có phản ứng bề mặt ở tầng bình lưu. Vì vậy, khi tôi đưa ra điều này lần đầu tiên, một số đồng nghiệp đã bỏ đi và tôi thì không bận tâm, vì tôi thực sự biết rằng mình đúng.

Nhưng tôi hiểu tại sao mọi người lại cảm thấy như vậy. Tôi còn rất trẻ khi lỗ thủng tầng ozone được phát hiện và tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội tuyệt vời khi bạn còn trẻ, bạn biết đấy, đầu óc bạn chưa có nhiều ý tưởng theo thời gian, đến nay mọi người đều biết đây là một hành trình thú vị.

Về gia đình, tôi may mắn là có người bạn đời luôn thấu hiểu và chia sẻ. 35 năm nay cuộc sống của chúng tôi vẫn rất tuyệt vời do đó tôi luôn luôn mong muốn các bạn đồng nghiệp lựa chọn được người bạn đời thấu hiểu, tôn trọng hành trình mà mình theo đuổi.

Giáo sư có thể chia sẻ đâu bí kíp để bà vượt qua khó khăn trong công việc?

- Để vượt qua được những khó khăn tôi luôn cố gắng giữ được khiếu hài hước khi ai đó phản đối ý tưởng của mình thay vì giận dữ để mang lại sự tồi tệ hơn, thì hãy không làm quá những khó khăn đó. Thay vì giận dữ làm cho tình huống tồi tệ hơn thì tôi luôn bảo với các sinh viên của mình, đặc biệt là các sinh viên mong muốn trở thành những nhà khoa học nữ, rằng các bạn có thể đùa về tình huống đó và cố gắng là làm giảm độ nghiêm trọng, không cần phải quan trọng hóa những câu nói như thế bởi vì ý kiến của những người xung quanh rất đáng trân trọng. Nó cũng giúp cho chúng ta bình tĩnh hơn khi gặp khó khăn.

Hiện nguy cơ về biến đổi khí hậu đang diễn ra hàng ngày, vậy theo giáo sư chúng ta cần hành động như thế nào để bảo vệ tầng ozone?

- Theo tôi đầu tiên là chúng ta nhận diện được mức độ nguy cấp của tầng ozone, đặc biệt là trong thế kỷ 21, đó đã là một thành công rất lớn rồi. Chúng ta cần phải cố gắng đưa ra những cơ chế cũng như những giải pháp mang tính tổ chức hơn để giải quyết vấn đề này. Ví dụ, chúng ta sử dụng, áp dụng những kiến thức của chúng ta về tầng ozone để chúng ta xử lý những vấn đề ở Việt Nam, chẳng hạn vấn đề ô nhiễm hay vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Một điều nữa là, chúng ta cần phải quan tâm đến việc làm thế nào để vận động mọi người tạo ra sự thay đổi. Để sự thay đổi này không dừng lại những hành động đơn thuần của từng cá nhân, ví dụ như yêu cầu từng cá nhân tái chế. Chúng ta cần phải tạo ra sự thay đổi mang tính cộng đồng, tức là cần phải huy động được sự tham gia của nhiều người và giúp cho mọi người hiểu được. Tôi nghĩ rằng đây là một bài học để giúp cho chúng ta có thể biến phát minh này thành một điều phụng sự cho nhân loại.

Tôi nghĩ rằng khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu các vấn đề môi trường, tăng cường sự bảo vệ môi trường. Khi khoa học chưa được chứng minh, chưa có những cơ chế, những cơ sở chắc chắn để chứng minh thì chúng ta cũng không có cơ sở để xây dựng những chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường.

Chúng ta là nhà khoa học nên không thể giới hạn suy nghĩ của mình trong một ranh giới hạn hữu, là nhà khoa học cần phải vượt qua ranh giới này, cần phải cởi mở và thoáng hơn. Khi gặp khó khăn tôi nghĩ đây cũng là cơ hội tốt và cần mở rộng tư duy.

Giải thưởng Vinfuture 2023 đã công nhận rõ tầm quan trọng của khoa học trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lỗ thủng tầng ozone nhưng một mình khoa học thì chưa đủ cần phải có những chính sách hỗ trợ, huy động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường. Cần có những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, vấn đề là chúng ta là phải cân bằng trong cam kết năng lượng sạch vì nó liên quan đến vấn đề bình đẳng, công bằng nữa.

Cụ thể tại Việt Nam, theo tôi cần thay đổi từ việc đi xe máy, ôtô sử dụng năng lượng hóa thạch sang việc đi xe điện thì ít sẽ giảm được ô nhiễm môi trường. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, do đó cần có chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi. Tất nhiên đây là một thử thách đối với một nước đang phát triển.

Xin cảm ơn bà!

Nữ GS Susan Solomon là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển, với những đóng góp đột phá giúp mở rộng hiểu biết của nhân loại về hiện tượng suy giảm tầng ozone và vai trò của chất chlorofluorocarbons (CFC) trong quá trình đó.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của GS Susan Solomon sau đó đã thúc đẩy nỗ lực toàn cầu và dẫn đến sự ra đời của Nghị định thư Montreal. Đây là một trong những hiệp định quốc tế thành công nhất trong việc giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu, giúp đạt được sự đồng thuận trên toàn thế giới để loại bỏ dần các chất gây hại cho tầng ozone như CFC.

Minh Hạnh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu khoa học phải hướng đến ứng dụng thực tế, tránh đề tài cất tủ

Minh Hạnh |

Chia sẻ bên lề buổi giao lưu của các chủ nhân giải thưởng Vinfuture 2023, sáng 21.12, Giáo sư Võ Tòng Xuân cùng GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn) được vinh danh ở hạng mục Giải Đặc biệt VinFuture 2023, cho rằng, khoa học phải nghiên cứu những cái xã hội đang cần và hướng đến ứng dụng thực tế nhiều hơn.

Lễ trao giải VinFuture: Tôn vinh những công trình khoa học "chung sức toàn cầu"

Nhóm PV |

Lễ trao giải VinFuture năm 2023 chính thức diễn ra lúc 20h10 ngày 20.12.2023 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Sự kiện được tổ chức theo nghi lễ trang trọng nhất, với sự tham dự của lãnh đạo Đảng và nhà nước, đại diện các bộ, ban, ngành, các đại sứ quốc tế, và hơn 50 nhà khoa học kiệt xuất thế giới là chủ nhân của những giải thưởng khoa học danh giá như Nobel, Millennium Technology, A.M. Turing...

4 nhà khoa học nhận giải thưởng VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD

Phương Minh |

Phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion của 4 giáo sư được nhận Giải thưởng chính - VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD (tương đương 73 tỉ đồng) tại buổi lễ diễn ra ở Hà Nội tối 20.12.

Dự báo thời tiết lễ Giáng sinh 24 - 25.12 trên cả nước

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định trong dịp lễ Giáng sinh (ngày 24 - 25.12) nhiệt độ trung bình ngày ở Bắc Bộ có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên mức nhiệt thấp nhất về đêm và sáng sớm vẫn ở mức rất thấp, vùng núi cao 4 - 7 độ C.

Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ trước ngày khánh thành

Tạ Quang |

Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ được đầu tư xây dựng hơn 4.800 tỉ đồng, sẽ được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khánh thành ngày 24.12.2023.

Nguy hiểm rình rập tại những lối đi tự mở cắt ngang đường sắt ở Hà Nội

Nhật Minh |

Hà Nội - Dọc đường sắt trên phố Lê Duẩn (Hai Bà Trưng) và đường Giải Phóng (Hoàng Mai) xuất hiện nhiều lối đi cắt ngang đường ray tự phát trái phép. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất cập cho các phương tiện lưu thông qua đây.

Thủ tướng Chính phủ dự diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật của Quân đoàn 12

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ đạo diễn tập của Quân đoàn 12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sát với đối tượng tác chiến, phù hợp với vũ khí, trang bị; xác định diễn tập, huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên.

Trời lạnh thấu xương, người dân Hà Nội vẫn ngâm mình dưới nước sông Hồng

NGỌC THÙY |

Cứ vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều mỗi ngày, một số người dân Thủ đô lại tìm đến khu vực bờ sông Hồng (đoạn chân cầu Long Biên) để bơi lội, bất chấp trời lạnh thấu xương.

Nghiên cứu khoa học phải hướng đến ứng dụng thực tế, tránh đề tài cất tủ

Minh Hạnh |

Chia sẻ bên lề buổi giao lưu của các chủ nhân giải thưởng Vinfuture 2023, sáng 21.12, Giáo sư Võ Tòng Xuân cùng GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn) được vinh danh ở hạng mục Giải Đặc biệt VinFuture 2023, cho rằng, khoa học phải nghiên cứu những cái xã hội đang cần và hướng đến ứng dụng thực tế nhiều hơn.

Lễ trao giải VinFuture: Tôn vinh những công trình khoa học "chung sức toàn cầu"

Nhóm PV |

Lễ trao giải VinFuture năm 2023 chính thức diễn ra lúc 20h10 ngày 20.12.2023 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Sự kiện được tổ chức theo nghi lễ trang trọng nhất, với sự tham dự của lãnh đạo Đảng và nhà nước, đại diện các bộ, ban, ngành, các đại sứ quốc tế, và hơn 50 nhà khoa học kiệt xuất thế giới là chủ nhân của những giải thưởng khoa học danh giá như Nobel, Millennium Technology, A.M. Turing...

4 nhà khoa học nhận giải thưởng VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD

Phương Minh |

Phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion của 4 giáo sư được nhận Giải thưởng chính - VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD (tương đương 73 tỉ đồng) tại buổi lễ diễn ra ở Hà Nội tối 20.12.