Vừa đi làm lại, công nhân phải kiếm thêm nghề tay trái vì thu nhập bèo bọt

VÂN HI |

Sau khi công ty tháo gỡ khó khăn, nhiều công nhân vui mừng vì được đi làm trở lại. Tuy nhiên, với nhiều công nhân, niềm vui hóa nỗi lo vì mức thu nhập hiện tại vẫn không đủ sống, phải làm thêm nghề tay trái kiếm thêm thu nhập, nhất là khi con sắp vào năm học mới.

Được đi làm vẫn chưa vơi nỗi lo thu nhập

Với chị Phạm Thị Thu Thủy (công nhân một công ty chế biến thủy sản ở Hậu Giang), niềm vui được đi làm trở lại chưa được bao lâu thì nay lại hóa nỗi lo vì thu nhập hiện tại eo hẹp, không đủ trang trải cuộc sống. Được biết, gia đình chị có 2 con nhỏ nên chi phí sinh hoạt gia đình đều là từ đồng lương hàng tháng của 2 vợ chồng.

Chị Thủy cho biết: "Thu nhập mỗi tháng của vợ chồng tôi gần 14 triệu đồng, với số tiền này, tôi không dám mua sắm gì cho bản thân, bữa cơm gia đình cũng tiết kiệm, dành tiền phòng những lúc con cái đi học, hoặc ốm đau còn có cái xoay sở".

Theo chị Thủy, mặc dù thu nhập eo hẹp, thiếu trước hụt sau nhưng được đi làm đã là may mắn. Trước đó, khi dịch COVID-19 bùng phát, công ty gặp khó khăn cắt giảm giờ làm suốt mấy tháng trời. Mỗi tháng công nhân chỉ được 2 - 3 triệu đồng khiến nhiều người rơi vào cảnh không có Tết.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Đến - công nhân Công ty TNHH Lạc Tỷ II Hậu Giang - cũng phải chi tiêu tiết kiệm vì đồng lương hạn hẹp. "Mức lương cơ bản của tôi gần 4,5 triệu đồng, cộng thêm tăng ca 2 giờ mỗi ngày, cuối tháng cũng gần được 7 triệu đồng. Nếu tháng nào có việc gia đình, tăng ca ít thì tháng đó thiếu trước hụt sau" - chị Đến cho biết.

Với mức lương gần 7 triệu đồng mỗi tháng, chị Đến buộc phải vun vén chi tiêu cho 3 người trong gia đình. "Gia đình chỉ có tôi là thu nhập chính nên mỗi khi mua sắm vật dụng gì tôi đều phải đắn đo rất kĩ, nếu vung tay quá trán thì sẽ có bữa đói, bữa no. Để có tiền trang trải, ngoài làm ở công ty, tôi phải làm thêm nhiều công việc" - chị Đến nói.

Ép mình phải làm thêm

Những năm gần đây, nhiều lao động nông thôn lên thành phố xin vào các công ty, doanh nghiệp để làm với mong muốn có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay thu nhập thấp công nhân lại phải làm thêm nhiều nghề mới có tiền lo cho gia đình.

Vừa đi làm công nhân, chị Đến phải tranh thủ thời gian dặm lúa thuê vào ngày nghỉ cuối tuần để có thêm thu nhập lo cho gia đình. "Mặc dù chỉ được 1 ngày nghỉ cuối tuần, nhưng tôi không dám nghỉ ngơi vì sợ những lúc con cái, người nhà ốm đau lại không có tiền lo viện phí, thuốc men" - chị Đến nói.

Thu nhập thấp, công nhân phải nhận dặm lúa thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Bích Ngọc
Thu nhập thấp, chị Đến nhận dặm lúa thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Bích Ngọc

Không ngoại lệ, chị Thu Thủy cũng phải gồng mình làm thêm công việc bán hàng online kiếm thêm tiền lo chi phí học tập của con. Theo chị Thủy, còn hơn 1 tháng nữa con chị bắt đầu vào năm học mới, do đó chị ép bản thân làm thêm nhiều công việc hơn mới có tiền trang trải.

"Số tiền lương mỗi tháng của công ty, tôi chỉ đủ lo cho bữa cơm gia đình. Đến điện, nước cũng phải sử dụng tiết kiệm. Để lo tiền học phí, sách vở, quần áo cho con buộc tôi phải tìm thêm công việc khác để làm" - chị Thủy cho biết.

Cùng áp lực, anh Phạm Văn Lít (công nhân ngành sản xuất cồn, TP Cần Thơ) phải tranh thủ thời gian làm thêm công việc bốc vác, phụ hồ. "Cực khổ lắm nhưng để có tiền mua cho con bộ quần áo mới đi học tôi cũng cố gắng làm" - anh Lít nói.

Anh em công nhân ai cũng mong làm việc ở công ty xong thì về nhà nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình. Nhưng do đồng lương thấp, không đủ trang trải, nhất là khi năm học mới của con sắp tới, nên ai cũng phải nghĩ cách kiếm thêm tiền - anh Lít chia sẻ.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã từng bước tháo gỡ khó khăn đi vào hoạt động trở lại, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn còn gặp khó về nguồn vốn, đơn hàng, sản xuất kéo theo mức thu nhập, giờ tăng ca của công nhân vẫn chưa hoàn toàn được cải thiện so với thời điểm trước dịch COVID-19.

Để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những khó khăn còn tồn đọng, ổn định sản xuất, công nhân an tâm làm việc. Hàng năm, LĐLĐ các tỉnh, thành phố luôn có những buổi đến thăm, làm việc với doanh nghiệp để nắm tình hình, có những chính sách hỗ trợ phù hợp.

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập bấp bênh, ngư dân bỏ biển đi làm công nhân

VÂN HI |

"Không phải nghề biển chỉ toàn lỗ với lỗ, mà vì việc làm trên bờ ít rủi ro, ổn định hơn nên thanh niên trẻ chẳng còn mặn mà bám biển" - ngư dân tại cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) chia sẻ.

Công nhân gồng mình dưới cái nóng "chảy nhựa đường"

Tô Công |

Phú Thọ - Những ngày qua, các công nhân lao động ngoài trời vất vả chống chọi với cái nóng oi bức, nóng tới mức "chảy nhựa đường".

Lương thấp, nhiều công nhân tằn tiện sống qua ngày

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Với mức lương chỉ hơn 5 triệu đồng, trong khi vật giá leo thang, nhiều công nhân dù làm việc vất vả vẫn phải chắt bóp chi tiêu vì thu nhập không đủ sống.

Nhà thờ Đức Bà TPHCM vào top 10 nhà thờ tráng lệ nhất châu Á

Ninh Phương |

Mới đây, nhà thờ Đức Bà TPHCM được tờ South China Morning Post tôn vinh trong danh sách 10 nhà thờ tráng lệ nhất và nổi bật nhất ở châu Á.

Trào lưu Flex: Hãy nghĩ về những điều tử tế, hãy sống cuộc đời rực rỡ

Nhóm PV |

Trào lưu "flex" hay "flexing" (khoe khoang trên mạng xã hội) hiện trở thành chủ đề "nóng" với nhiều góc cạnh thú vị. Trao đổi với Lao Động, nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng, thay vì nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực, hãy nghĩ trào lưu này như một điều tử tế, hãy sống một cuộc đời rực rỡ.

Chuyên gia quốc tế: Tuyển nữ Việt Nam hay hơn kì vọng

Thanh Vũ |

Các chuyên gia bóng đá quốc tế đã dành không ít lời khen cho màn trình diễn của đội tuyển nữ Việt Nam trước đương kim vô địch Mỹ trong trận ra quân World Cup nữ 2023.

Dịch bệnh tay chân miệng tăng, nguy cơ thiếu thuốc điều trị chực chờ

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có xu hướng gia tăng, kéo theo số ca nặng tăng. Về cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP cho biết cơ số thuốc dự trữ của thành phố dự kiến không đủ đáp ứng.

Sự khuynh đảo của BTS, Blackpink và tranh cãi Kpop đang mất chất

DƯƠNG HƯƠNG |

Hệ thống đào tạo đặc thù của Kpop đã tạo ra một ngành công nghiệp tỉ USD với hai trong số những nhóm nhạc nổi tiếng nhất thế giới BTS và Blackpink. Nhưng sự thay đổi về phong cách và màu sắc âm nhạc hiện nay đang khiến nhiều người hoài nghi, liệu Kpop có đang mất chất?

Thu nhập bấp bênh, ngư dân bỏ biển đi làm công nhân

VÂN HI |

"Không phải nghề biển chỉ toàn lỗ với lỗ, mà vì việc làm trên bờ ít rủi ro, ổn định hơn nên thanh niên trẻ chẳng còn mặn mà bám biển" - ngư dân tại cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) chia sẻ.

Công nhân gồng mình dưới cái nóng "chảy nhựa đường"

Tô Công |

Phú Thọ - Những ngày qua, các công nhân lao động ngoài trời vất vả chống chọi với cái nóng oi bức, nóng tới mức "chảy nhựa đường".

Lương thấp, nhiều công nhân tằn tiện sống qua ngày

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Với mức lương chỉ hơn 5 triệu đồng, trong khi vật giá leo thang, nhiều công nhân dù làm việc vất vả vẫn phải chắt bóp chi tiêu vì thu nhập không đủ sống.