Từ người thợ Ba Son tới người lao động TP.Hồ Chí Minh hôm nay

LÊ TUYẾT |

Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son vào tháng 8.1925 do Công hội đứng đầu là đồng chí Tôn Đức Thắng lãnh đạo có tính chất cắm mốc thời đại. Cuộc bãi công với mục tiêu làm chậm tàu chiến Michilet nhưng trên thực tế là một cuộc bãi công vì kinh tế. Công nhân Ba Son yêu cầu được tăng lương, được nghỉ sớm, phải gọi những công nhân bị cho nghỉ việc trở lại làm việc…

Suốt hơn 90 năm qua, tinh thần của những người thợ Ba Son trở thành ngọn lửa hun đúc tinh thần cho giai cấp công nhân thành phố, kiên cường trong phong trào đấu tranh giành chính quyền, sáng tạo trong lao động để xây dựng TPHCM như hôm nay.

Những đòi hỏi còn nguyên tính thời sự

Lúc bấy giờ, Ba Son là xưởng duy nhất ở Đông Dương mà công nhân được hưởng quy chế ngày làm 8 giờ, lương tháng, lương ngày đều cao hơn các nơi khác, cho nên vận động bãi công ở đây rất nguy hiểm, lại rất khó. Nhưng ngoài cách bãi công thì không còn cách nào giam chân đội tàu chiến Michilet của Pháp. Như vậy, cuộc đấu tranh về cơ bản có tính chất chính trị, nhưng khẩu hiệu chính trị không được nêu lên, chỉ nêu lên những yêu sách kinh tế, làm như vậy mới tập hợp được toàn thể công nhân viên chức tham gia. Ban lãnh đạo đình công đưa kiến nghị lên giám đốc đòi giải quyết các yêu sách: Tăng lương cho tất cả công nhân lên 20%; phải gọi lại số thợ bị đuổi việc trong các cuộc đình công trước đây làm việc lại; ngày lĩnh lương phải cho nghỉ trước nửa giờ như thường lệ.

Mặc dù giám đốc Courthial, Thống đốc Nam Kỳ hăm dọa, rồi dụ dỗ, mua chuộc, nhưng anh em công nhân không hề nao núng, vẫn tiếp tục đình công. Để ủng hộ cuộc đấu tranh, hàng vạn công nhân, viên chức Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã quyên góp gạo, tiền giúp đỡ cuộc đình công. Cuối cùng, ban giám đốc xưởng Ba Son buộc phải nhượng bộ và điều đình với ban lãnh đạo cuộc đình công, chấp nhận tăng 10% lương cho công nhân và bỏ lệnh cắt 15 phút làm bù ngày lãnh lương. Cuộc bãi công chấm dứt thắng lợi, anh em công nhân chuyển sang hình thức bãi công, kéo dài thời gian sửa chữa chiến hạm. Mãi đến ngày 28.11.1925, chiến hạm Michelet mới ra khỏi xưởng Ba Son, sau khi bị giam ở đây ba tháng rưỡi.

Cuộc đấu tranh với mục đích chính trị rõ rệt, nhưng diễn ra một cách khôn khéo dưới khẩu hiệu khác. Tiếng vang của cuộc đấu tranh này đã vượt ra ngoài phạm vi toàn quốc, đến với phong trào cách mạng vô sản và công nhân thế giới.

Từ ngày thành lập, Ba Son luôn là điểm sục sôi phong trào đấu tranh cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn, nhất là vào những năm 1912, 1925, 1937, 1939 và cuộc nổi dậy năm 1945. Rất nhiều công nhân của xưởng Ba Son đã trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường, hy sinh oanh liệt trong những năm chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ. Nhiều thế hệ công nhân Ba Son đã là những chiến sĩ giữ vị trí quan trọng trong các công binh xưởng tại các chiến khu, chuyên chế tạo vũ khí. Nhiều người đã trở thành những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và quân đội. Tiêu biểu là Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các đồng chí: Lý Chính Thắng, Nguyễn Văn Nghi, Đoàn Văn Bơ, Ngô Văn Năm, Trần Đình Xu...

Những người thợ tạo nên một thành phố đầu tàu

Từ năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, công nhân Ba Son nói riêng và công nhân TPHCM nói chung đã không ngừng nỗ lực, ra sức sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển của thành phố. TPHCM được xem là thành phố đầu tàu của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế, để có được vị trí đó, có sự đóng góp rất lớn của lực lượng công nhân viên chức, người lao động (CNVCNLĐ) của thành phố.

Đội ngũ CNVCLĐ của TP phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên, thích ứng với kinh tế thị trường, tiếp cận tương đối tốt với khoa học và công nghệ tiên tiến, luôn nỗ lực học tập, lao động sáng tạo, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và là lực lượng nòng cốt trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP, đất nước. Tính đến tháng 6.2018, tổng số CNVCLĐ trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn là hơn 1,5 triệu người, số CN đang làm việc đã qua đào tạo là 77,5%. GDP thành phố tăng đều qua các năm...

Tại Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: Tính đến nay, thành phố có khoảng hơn 4 triệu lao động, trong đó có hơn 1,3 triệu đoàn viên công đoàn, chiếm gần 15% dân số thành phố. Có thể thấy, sự phát triển của thành phố đều gắn chặt với kỳ vọng và đóng góp của đội ngũ CNVCNLĐ thành phố.

Sự phát triển của đội ngũ CNVCNLĐ thành phố hôm nay, gắn chặt với tổ chức công đoàn. Cụ thể như ngay từ cuộc bãi công của công nhân Ba Son với sự lãnh đạo của công hội, vào những thời khắc lịch sử, những cán bộ công vận đã cùng với công nhân nổi dậy chiếm giữ các nhà máy, xí nghiệp, bảo đảm an toàn, nguyên vẹn để phục vụ nhân dân, không cho địch phá hoại và ngày nay, tổ chức công đoàn đã có nhiều chương trình đồng hành, chăm lo, đại diện bảo vệ quyền lợi và góp phần xây dựng lực lượng công nhân lớn mạnh về số lượng, vững vàng bản lĩnh. Với các chương trình tiêu biểu như phong trào “thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “ôn lý thuyết, luyện tay nghề”… Đặc biệt, giải thưởng Tôn Đức Thắng do LĐLĐ TP tổ chức từ năm 2000, đã tôn vinh những CNLĐ tiêu biểu, có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, trong hoạt động CĐ và xây dựng giai cấp CN vững mạnh trên địa bàn TP, đã tạo động lực cho những người thợ sáng tạo không ngừng. Tính đến nay, đã trao cho 180 công nhân ưu tú được tuyển chọn từ cơ sở tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng điểm thành phố gồm: Cơ khí chế tạo; Điện - Điện tử Công nghiệp; Hóa chất - Cao su, Nhựa; Chế biến tinh Lương thực, Thực phẩm.

Cũng tại Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường đã yêu cầu tổ chức công đoàn TPHCM tiếp tục có những chương trình xây dựng đội ngũ CNVCNLĐ có bản lĩnh chính trị, có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và kỷ luật trong lao động, là lực lượng đi đầu trong xây dựng TPHCM và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.

Ông Park Hang-seo: Tôi sẽ là người hâm mộ nhiệt thành của đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể giành chức vô địch AFF Cup 2022 và nói lời tạm biệt sau hành trình 5 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam.