Thỏa ước lao động tập thể tập trung vào những cam kết thiết thực

NGUYÊN ANH |

Công tác thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) trong các doanh nghiệp ở Kiên Giang có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung vào những cam kết thiết thực có lợi cho NLĐ...

Nhiều cam kết thiết thực

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang Trương Thanh Thúy cho biết, công tác thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung vào những cam kết thiết thực có lợi cho NLĐ như hỗ trợ về nhà ở; thưởng năng suất lao động; chế độ tham quan, nghỉ dưỡng; hỗ trợ tiền tàu xe cho NLĐ về quê nhân dịp Tết và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động văn hóa - thể thao cuối tuần...

Trong thời gian qua, các CĐCS đã ký mới 5/10 TƯLĐTT ở các doanh nghiệp, có 6/10 doanh nghiệp thương lượng, điều chỉnh bữa ăn ca bằng, cao hơn 15.000 đồng...

Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, có trên 7.000 đoàn viên, lao động, trong đó hơn 5.200 lao động nữ.

Bà Tôn Nữ Mỹ Hạnh - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá - cho biết, BCH CĐCS công ty chủ động thỏa thuận thương lượng, ký kết thỏa ước với nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Ngoài lương, tùy vào vị trí công việc, chức danh, NLĐ được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp như bồi dưỡng cho công nhân có tay nghề, phụ cấp môi trường, phụ cấp thâm niên, trợ cấp sinh hoạt, nuôi con nhỏ...

“Dịp Tết 2024 vừa qua, CĐCS và NSDLĐ đã tặng quà cho đoàn viên, NLĐ công ty, hỗ trợ người xa quê (khoảng cách từ 800km trở lên) vé xe, tàu về quê nghỉ Tết. Ngoài ra, CĐCS tổ chức thăm khu nhà trọ và tặng quà cho đoàn viên, NLĐ không về quê ăn Tết tại khu vực huyện Châu Thành và TP Rạch Giá”, bà Hạnh thông tin.

Chú trọng giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng thỏa ước

Theo LĐLĐ tỉnh Kiên Giang, vẫn còn hạn chế trong công tác đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT, tham gia kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến đoàn viên, CNVCLĐ có mặt còn hạn chế. Cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động công đoàn; phụ thuộc vào NSDLĐ nên chưa mạnh dạn tham gia ý kiến để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ.

Bà Trương Thanh Thúy cho rằng, để làm tốt hơn nữa các mặt công tác, thời gian tới sẽ tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến NLĐ và hoạt động Công đoàn, nhất là pháp luật lao động, Luật Công đoàn.

“Các cấp công đoàn sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XI về “Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ trọng tâm là đối thoại, thương lượng tập thể trong các đơn vị, doanh nghiệp” giai đoạn 2023 - 2028.

Giai đoạn 2019-2023 tỉnh Kiên Giang có hơn 200 CĐCS ký kết TƯLĐTT. Tỉ lệ CĐCS doanh nghiệp có thỏa ước tăng gần 10% so đầu nhiệm kỳ 2018-2023. Các bản thỏa ước ký kết đều có điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định pháp luật.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Nâng phúc lợi cho đoàn viên từ những phiên đàm phán xây dựng thỏa ước lao động

Phương Linh |

Hàng trăm bản thỏa ước lao động tập thể ở Khánh Hòa có những điều khoản có lợi hơn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) so với luật định. Để có được điều này, người đàm phán - cán bộ công đoàn phải không ngừng trang bị cho mình kỹ năng học cách đàm phán để có thể kết nối quyền và lợi ích của đoàn viên với chủ doanh nghiệp, nâng lợi ích cho đoàn viên.

Ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm công ty sản xuất giày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Chiều 18.7, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh đã tổ chức lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể ở nhóm công ty sản xuất giày.

Khẳng định vai trò của cán bộ công đoàn cơ sở trong thỏa ước lao động tập thể

Hoàng Văn Minh |

Bà Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐVN - báo tin vui: Với sự nỗ lực của các cấp công đoàn, số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể (thỏa ước) doanh nghiệp đã có thay đổi đáng kể, ngày càng thực chất hơn.

Cần mở rộng độ bao phủ của thỏa ước lao động tập thể ngành

Thu Trà thực hiện |

Dệt may là ngành có gần 70% lao động là nữ và là ngành đầu tiên thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Bản TƯLĐTT mới được ký kết lần thứ VI, tiếp tục có nhiều điểm có lợi cho người lao động. Báo Lao Động đã phỏng vấn bà Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam.

Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ 12 nội dung trong thỏa ước lao động tập thể

Hà Anh |

Ngày 16.7, ông Trịnh Trung Kiên – Chủ tịch LĐLĐ huyện Văn Lâm (Hưng Yên) cho biết, thời gian qua, khi thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp may của huyện có hiệu lực và đi vào cuộc sống đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện và đông đảo người lao động (NLĐ) trên địa bàn huyện Văn Lâm.

Tỉ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể đạt 100%

Quế Chi |

Hiện tỉ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp có công đoàn thuộc Công đoàn Xây dựng Việt Nam đạt 100%.

100% doanh nghiệp Nhà nước ở Lâm Đồng ký kết thỏa ước lao động tập thể

Mai Hương |

Trong 6 tháng đầu năm 2024, 100% doanh nghiệp Nhà nước ở Lâm Đồng ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nội dung các bản thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với pháp luật quy định.

Đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang làm Trưởng đoàn đã đến kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nâng phúc lợi cho đoàn viên từ những phiên đàm phán xây dựng thỏa ước lao động

Phương Linh |

Hàng trăm bản thỏa ước lao động tập thể ở Khánh Hòa có những điều khoản có lợi hơn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) so với luật định. Để có được điều này, người đàm phán - cán bộ công đoàn phải không ngừng trang bị cho mình kỹ năng học cách đàm phán để có thể kết nối quyền và lợi ích của đoàn viên với chủ doanh nghiệp, nâng lợi ích cho đoàn viên.

Ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm công ty sản xuất giày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Chiều 18.7, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh đã tổ chức lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể ở nhóm công ty sản xuất giày.

Khẳng định vai trò của cán bộ công đoàn cơ sở trong thỏa ước lao động tập thể

Hoàng Văn Minh |

Bà Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐVN - báo tin vui: Với sự nỗ lực của các cấp công đoàn, số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể (thỏa ước) doanh nghiệp đã có thay đổi đáng kể, ngày càng thực chất hơn.

Cần mở rộng độ bao phủ của thỏa ước lao động tập thể ngành

Thu Trà thực hiện |

Dệt may là ngành có gần 70% lao động là nữ và là ngành đầu tiên thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Bản TƯLĐTT mới được ký kết lần thứ VI, tiếp tục có nhiều điểm có lợi cho người lao động. Báo Lao Động đã phỏng vấn bà Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam.

Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ 12 nội dung trong thỏa ước lao động tập thể

Hà Anh |

Ngày 16.7, ông Trịnh Trung Kiên – Chủ tịch LĐLĐ huyện Văn Lâm (Hưng Yên) cho biết, thời gian qua, khi thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp may của huyện có hiệu lực và đi vào cuộc sống đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện và đông đảo người lao động (NLĐ) trên địa bàn huyện Văn Lâm.

Tỉ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể đạt 100%

Quế Chi |

Hiện tỉ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp có công đoàn thuộc Công đoàn Xây dựng Việt Nam đạt 100%.

100% doanh nghiệp Nhà nước ở Lâm Đồng ký kết thỏa ước lao động tập thể

Mai Hương |

Trong 6 tháng đầu năm 2024, 100% doanh nghiệp Nhà nước ở Lâm Đồng ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nội dung các bản thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với pháp luật quy định.