Nâng phúc lợi cho đoàn viên từ những phiên đàm phán xây dựng thỏa ước lao động

Phương Linh |

Hàng trăm bản thỏa ước lao động tập thể ở Khánh Hòa có những điều khoản có lợi hơn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) so với luật định. Để có được điều này, người đàm phán - cán bộ công đoàn phải không ngừng trang bị cho mình kỹ năng học cách đàm phán để có thể kết nối quyền và lợi ích của đoàn viên với chủ doanh nghiệp, nâng lợi ích cho đoàn viên.

Lao động được tăng ngày nghỉ, có hưởng lương

Từ tháng 5.2024, nhiều lao động nam tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Khánh Hòa có vợ sinh con được nghỉ ít nhất thêm 2 ngày so với quy định của luật và được hưởng nguyên lương. Đây là kết quả từ bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được Công ty ký kết với Công đoàn (CĐ) ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Khánh Hòa. Trước đó, qua đàm phán, thương lượng CĐ ngành đã tổ chức ký kết TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp Khối giao thông lần 2 với 5 doanh nghiệp thuộc đơn vị quản lý.

Các TƯLĐTT có nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ, nổi bật như: Mức lương tối thiểu được áp dụng cho NLĐ tại các DN này cao hơn ít nhất 1% so với mức lương tối thiểu vùng; Tiền lương thử việc ít nhất 90%; Tháng lương thứ 13 bình quân bằng, hoặc cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng 2; NLĐ làm công việc trong điều kiện bình thường, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ thêm 1 ngày phép năm so với quy định; NLĐ được nghỉ thêm từ 1 đến 2 ngày để giải quyết việc riêng vẫn hưởng nguyên lương so với quy định; Lao động nam có vợ sinh con được nghỉ ít nhất thêm 2 ngày vẫn được hưởng nguyên lương.

Đặc biệt lần đầu tiên mạng lưới An toàn vệ sinh lao động quy định được hưởng phụ cấp trách nhiệm 50.000 đồng/người/tháng, DN mua bảo hiểm tai nạn hoặc thân thể cho toàn bộ NLĐ.

Thống kê từ LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa đến quý I/2024, toàn tỉnh có 457/534 CĐCS doanh nghiệp đã ký kết TƯLĐTT, đạt tỉ lệ 83%. Số TƯLĐTT còn hiệu lực 319/457 (đạt 69%), trong đó số TƯLĐTT đạt loại A 54 bản, đạt loại B, 142 bản. Nhiều TƯLĐTT ghi nhận các nội dung có lợi hơn, đạt được nhiều điều khoản cao hơn quy định của pháp luật cho NLĐ, tập trung vào những vấn đề cơ bản như: Tiền lương, chế độ phúc lợi xã hội, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thăm hỏi khi ốm đau, tham quan nghỉ mát...

Nỗ lực đi tìm tiếng nói chung

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch CĐ ngành GTVT tỉnh Khánh Hòa - cho biết: Để có được bản thỏa ước nhóm trên, CĐ ngành phải tìm kiếm những điểm chung, thỏa thuận, thương lượng và đàm phán với từng doanh nghiệp để tìm ra tiếng nói hài hòa nhất, mang lại quyền lợi cao nhất cho đoàn viên, NLĐ.

Theo ông Tuấn, năm 2021 CĐ ngành đã ký kết thành công TƯLĐTT Nhóm doanh nghiệp Khối Giao thông tỉnh Khánh Hòa có thời hạn 3 năm. Đây cũng là bản TƯLĐTT nhóm ngành đầu tiên của Công đoàn tỉnh nói chung, CĐ ngành GTVT tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Qua 3 năm thực hiện, có 816 lượt NLĐ được thụ hưởng những nội dung có lợi trong bản thỏa ước, với tổng số tiền gần 5 tỉ đồng. Trong đó, tiền lương, tiền thưởng là 183 lượt NLĐ được thụ hưởng, với tổng số tiền hơn 1,5 tỉ đồng, 102 lượt NLĐ được thụ hưởng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với tổng số tiền hơn 150 triệu đồng…

Hiện nay, tranh chấp lao động ngày càng phức tạp, làm tổn hại đến lợi ích của các bên, nên TƯLĐTT là văn bản pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích của cả NLĐ và người sử dụng lao động. Công đoàn với chức năng của mình đang xác định đây là phương tiện hữu hiệu góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ.

“Để xây dựng và đưa vào thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT, cần thành lập các tổ thương lượng tập thể. Mỗi thành viên tham gia phải hiểu biết về pháp luật lao động, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chịu khó đeo bám vấn đề, có tâm huyết với người lao động để từ đó xây dựng nội dung thương lượng trên cơ sở đảm bảo đạt được cao nhất nguyện vọng, lợi ích của tập thể lao động…” - ông Tuấn chia sẻ.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm công ty sản xuất giày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Chiều 18.7, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh đã tổ chức lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể ở nhóm công ty sản xuất giày.

Khẳng định vai trò của cán bộ công đoàn cơ sở trong thỏa ước lao động tập thể

Hoàng Văn Minh |

Bà Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐVN - báo tin vui: Với sự nỗ lực của các cấp công đoàn, số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể (thỏa ước) doanh nghiệp đã có thay đổi đáng kể, ngày càng thực chất hơn.

Cần mở rộng độ bao phủ của thỏa ước lao động tập thể ngành

Thu Trà thực hiện |

Dệt may là ngành có gần 70% lao động là nữ và là ngành đầu tiên thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Bản TƯLĐTT mới được ký kết lần thứ VI, tiếp tục có nhiều điểm có lợi cho người lao động. Báo Lao Động đã phỏng vấn bà Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam.

Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ 12 nội dung trong thỏa ước lao động tập thể

Hà Anh |

Ngày 16.7, ông Trịnh Trung Kiên – Chủ tịch LĐLĐ huyện Văn Lâm (Hưng Yên) cho biết, thời gian qua, khi thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp may của huyện có hiệu lực và đi vào cuộc sống đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện và đông đảo người lao động (NLĐ) trên địa bàn huyện Văn Lâm.

Tỉ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể đạt 100%

Quế Chi |

Hiện tỉ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp có công đoàn thuộc Công đoàn Xây dựng Việt Nam đạt 100%.

100% doanh nghiệp Nhà nước ở Lâm Đồng ký kết thỏa ước lao động tập thể

Mai Hương |

Trong 6 tháng đầu năm 2024, 100% doanh nghiệp Nhà nước ở Lâm Đồng ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nội dung các bản thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với pháp luật quy định.

Lạc Dương nâng cao chất lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể

Mai Hương |

Trong 6 tháng đầu năm 2024, 100% Công đoàn cơ sở doanh nghiệp tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) đều đã ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Đường ngập sâu sau mưa lớn, người Hà Nội lội nước đi làm

Vương Trần - Hữu Chánh |

Hà Nội - Mưa lớn kéo dài khiến khu vực đường Hoàng Tùng (Hoài Đức) và đường dẫn Đại lộ Thăng Long ngập sâu, người dân vất vả lội nước đi làm.