Thất nghiệp, công nhân thức trắng đêm cào vẹm mưu sinh

Văn Trực |

Thất nghiệp, một số công nhân (quê A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) rủ nhau đổ ra khu vực vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để cào vẹm đen đem bán. Công việc bắt đầu từ khi trời tối và kết thúc khi trời tờ mờ sáng.

10 giờ tối, nước bắt đầu rút, chị Hồ Thị Lệ (43 tuổi, quê A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) cùng 3 anh chị em của mình mang lỉnh kỉnh đồ đạc ra khu vực bãi cát ven vịnh Mân Quang. Mỗi người mang theo thùng xốp, chiếc rổ nhựa cùng đèn pin đội đầu, đôi găng tay vải và 1 chiếc bay thợ hồ nhỏ. Đây là những dụng cụ để họ săn bắt loài nhuyễn thể vẹm đen - người dân quanh vùng quen gọi với tên bèm bẹp.

Cột dây nối thùng xốp ngang hông, tay cầm chiếc bay nhỏ, chị Lệ cúi người bắt đầu cào vẹm. Trong ánh đèn pin mập mờ, đôi tay chị cắm sâu xuống lớp bùn. Dưới mặt nước đục ngầu, sủi bọt, từng cục vẹm đen bắt đầu được mang lên cho vào rổ nhựa.

Chừng nửa giờ sau, rổ nhựa đầy ắp từng cục vẹm lẫn bùn, chị Lệ xách rổ lọc với nước sạch cho vơi bớt bùn rồi đổ vào trong thùng xốp.

Vẹm cào xong được cho vào thùng xốp. Ảnh: Văn Trực
Vẹm cào xong được cho vào thùng xốp. Ảnh: Văn Trực

Kéo lê chiếc thùng xốp trên mặt nước, chị Lệ cho biết trước đây từng làm công nhân ở Vĩnh Phúc, cả tăng ca lẫn làm ngày chủ nhật, thu nhập được 8-9 triệu đồng/tháng. Do thiếu đơn hàng, thất nghiệp nên chị vào Đà Nẵng đầu tháng 12.2023. Trong khoảng thời gian chờ kiếm việc làm, chị được người dân địa phương rủ đi bắt vẹm đen.

Cặm cụi cào, chị Lệ giải thích do đây là khu vực giao thoa giữa cửa biển và sông nên có điều kiện lý tưởng cho loài vẹm đen sinh sống. “Loài này sinh trưởng quanh năm, sống bám vào thân tàu thuyền hoặc nằm dưới bùn đất. Chúng là loài nhuyễn thể 2 mảnh, thân màu đen, to bằng ngón tay cái. Đây là thức ăn lý tưởng cho tôm hùm nên được nhiều thương lái đến thu mua”, chị Lệ nói.

Vẹm đen là loài nhuyễn thể 2 mảnh, được sử dụng làm thức ăn cho tôm hùm. Ảnh: Văn Trực
Vẹm đen là loài nhuyễn thể 2 mảnh, được sử dụng làm thức ăn cho tôm hùm. Ảnh: Văn Trực

Theo chị Lệ, để đi bắt vẹm phải tùy theo con nước ròng kiệt. Những ngày này nước rút vào giữa đêm, chị phải đi từ 10 giờ tối và trở về nhà lúc 4 giờ sáng - khi nước lên.

Ở Đà Nẵng, vẹm đen có nhiều ở vịnh Mân Quang, âu thuyền Thọ Quang và sông Hàn. “Loài này dễ bắt, không khó để nhận biết chỗ có vẹm, nhưng giờ người ta bắt nhiều nên càng ngày càng hiếm”, chị Lệ nói.

Với những người cào vẹm, đôi tay thường xuyên có thêm vết sẹo. Đồng thời họ thường xuyên phải ngồi xổm, ngâm mình trong nước nên dễ bị mỏi lưng, cơ thể mất nhiệt. Chưa kể vì đi cào vẹm giữa đêm nên đến sáng nên ai cũng mệt mỏi, phải nghỉ ngơi lấy sức.

Do ngâm mình lâu trong nước lạnh, người cào vẹm phải đốt lửa để sưởi ấm và hong khô quần áo. Ảnh: Văn Trực
Do ngâm mình lâu trong nước lạnh, người cào vẹm phải đốt lửa để sưởi ấm và hong khô quần áo. Ảnh: Văn Trực

Đốt đống lửa trên bờ, đôi tay chị Trần Thị Lợi (35 tuổi, quê A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) xoa vào nhau cho đỡ lạnh. Chị Lợi đã ngâm dưới nước hơn 3 giờ, cào được gần 20kg vẹm. Trước đây, chị Lợi làm ở công ty đông lạnh, thu nhập 150.000 – 200.000 đồng/ngày. Công ty hiện không có đơn hàng nên chị nghỉ làm, đi đào vẹm để nuôi 2 đứa con ăn học.

2 tháng trước, chị Lợi cào vẹm từ 10 giờ đêm tới trưa hôm sau được khoảng 1 tạ, với giá bán 4.000 đồng/kg, chị Lợi bỏ túi khoảng 400.000 nghìn đồng mỗi buổi. “Mấy tháng gần đây, người ta đi cào nhiều, nước lại dâng cao nên mình đi từ 10 giờ tối tới 4 giờ sáng, có hôm chỉ được chưa tới nửa tạ”, chị Lợi cho biết.

Mỗi kg vẹm được bán với giá 4.000 đồng. Ảnh: Văn Trực
Mỗi kg vẹm được bán với giá 4.000 đồng. Ảnh: Văn Trực

Theo chị Lợi, số vẹm trên sẽ được thương lái mua về, vận chuyển đi các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa cung cấp cho các hộ nuôi tôm hùm làm thức ăn cho tôm.

Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Mưu sinh trên những cánh đồng mía

Lê Nguyên |

Bất chấp cái nắng gắt gần 35 độ C, trên những cánh đồng mía Kon Tum, không khó để bắt gặp hình ảnh những người lao động đang cật lực đốn mía mưu sinh. Thu nhập lao động trên những cánh đồng mía tại đây trung bình từ 220.000 - 270.000 đồng/ngày.

Nhọc nhằn mưu sinh trên biển

TRUNG DU |

Sống nhờ vào biển, vào trời, chỉ mong sao biển lặng trời êm để đánh bắt con cá, con tôm, những ngư dân gần biển ở xóm 4 (thôn Đông Biên Nam, xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) bao đời qua lênh đênh, vất vả trên sóng nước nhưng cuộc sống vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhọc nhằn.

Nhọc nhằn mưu sinh ở chợ cá lúc rạng sáng

Hoàng Bin |

Chợ cá Tam Tiến, huyện Núi Thành được xem là chợ cá lớn nhất nhì tại Quảng Nam. Đây là nơi mưu sinh của hơn 500 lao động bình dân, hoạt động mua bán nhộn nhịp nhất đều diễn ra trước bình minh.

Nam Định chỉ đạo xác minh vụ cát tặc lộng hành sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Nam Định - Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng các đối tượng ngang nhiên, công khai khai thác cát trái phép nhiều ngày trên sông Đáy, đoạn giáp ranh giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đã lập tức chỉ đạo Công an tỉnh, UBND huyện Nghĩa Hưng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý.

Chính thức đấu giá băng tần 5G

KHÁNH AN |

Chiều 8.3, tại tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 5G - khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz).

Sau thông xe, cầu vượt trăm tỉ ở Thái Nguyên vẫn tiếp tục thi công

Lam Thanh |

Sau thông xe kỹ thuật và cho phương tiện lưu thông vào đầu tháng 2.2024, đến nay cầu vượt đường sắt trăm tỉ đầu tiên ở Thái Nguyên vẫn đang tiếp tục hoàn thiện những hạng mục cuối cùng.

Vị trí dự kiến cải tạo, xây mới trên nền 5 nhà tập thể cũ ở Thành Công

Đinh Thiện |

Mới đây, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã triển khai lấy ý kiến dân cư về phương án quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn cải tạo, xây dựng lại cụm nhà chung cư, tập thể cũ Thành Công, gồm 5 tòa nhà: G6A, G6B, G22, G23, G24.

Thanh tra công tác quản lý, sử dụng tiền công đức tại đền Ông Hoàng Mười

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Sau sự việc biển thủ tiền công đức xảy ra tại đền Ông Hoàng Mười, UBND tỉnh đã chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức hoạt động, yêu cầu thành lập đoàn thanh tra công tác quản lý tiền công đức tại đây.

Mưu sinh trên những cánh đồng mía

Lê Nguyên |

Bất chấp cái nắng gắt gần 35 độ C, trên những cánh đồng mía Kon Tum, không khó để bắt gặp hình ảnh những người lao động đang cật lực đốn mía mưu sinh. Thu nhập lao động trên những cánh đồng mía tại đây trung bình từ 220.000 - 270.000 đồng/ngày.

Nhọc nhằn mưu sinh trên biển

TRUNG DU |

Sống nhờ vào biển, vào trời, chỉ mong sao biển lặng trời êm để đánh bắt con cá, con tôm, những ngư dân gần biển ở xóm 4 (thôn Đông Biên Nam, xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) bao đời qua lênh đênh, vất vả trên sóng nước nhưng cuộc sống vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhọc nhằn.

Nhọc nhằn mưu sinh ở chợ cá lúc rạng sáng

Hoàng Bin |

Chợ cá Tam Tiến, huyện Núi Thành được xem là chợ cá lớn nhất nhì tại Quảng Nam. Đây là nơi mưu sinh của hơn 500 lao động bình dân, hoạt động mua bán nhộn nhịp nhất đều diễn ra trước bình minh.