Sinh viên, công nhân khu nhà trọ mong có sự thống nhất về giá điện, nước

MỸ LY |

Kinh tế eo hẹp, nhiều sinh viên, công nhân đang sinh sống tại các khu nhà trọ mong muốn có những giải pháp quản lý để thống nhất về giá điện, nước, đảm bảo không chênh lệch cao hơn quy định để họ phần nào giảm bớt được gánh nặng kinh tế.

Tiền điện, nước chiếm 1/3 tiền thuê nhà trọ hàng tháng

Để tiện cho việc đi học, Đan Thanh – sinh viên – đã thuê một phòng trọ cách trường không xa tại quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ). Tuy giá phòng trọ khá rẻ, song chi phí điện, nước mỗi tháng lại là điều khiến nữ sinh có phần áp lực. Trung bình mỗi tháng, Đan Thanh phải đóng cho chủ nhà trọ từ 1,2 – 1,3 triệu đồng, trong đó, điện, nước đã chiếm khoảng 1/3.

“Phòng trọ hiện tại tôi ở có giá 850.000 đồng/tháng. So với mặt bằng chung, giá này có phần rẻ hơn những nơi khác. Tuy nhiên, chi phí điện, nước hàng tháng lại khá cao. Không lắp máy lạnh, máy giặt, chỉ có 2 người ở nhưng mỗi tháng chúng tôi phải chi từ 350.000 – 450.000 đồng tiền điện, nước. Riêng những tháng nóng nực, nhu cầu sử dụng nước và các thiết bị điện tăng, số tiền này còn cao hơn nữa”, nữ sinh chia sẻ.

Với anh Nguyễn Văn Lực (tên nhân vật đã được thay đổi) – công nhân - tiền thuê phòng trọ lẫn điện, nước hàng tháng cũng là một gánh nặng. Anh Lực cho biết, do không có điều kiện chăm sóc nên anh và vợ phải rước mẹ lên thành phố ở cùng để trông các cháu giúp.

Theo đó, để tiện cho gia đình 5 người sinh hoạt, anh Lực phải thuê 2 căn phòng trọ liền kề với chi phí hàng tháng gần 3 triệu đồng, bao gồm cả điện, nước. “Do có người lớn tuổi và con nhỏ nên tôi phải thêm căn phòng kế bên, nếu không sẽ rất bí bách, sinh hoạt cũng bất tiện, nhất là những hôm trời nắng nóng. Với giá 1 triệu đồng/phòng, điện 4.000 đồng/kWh, nước 10.000 đồng/m3, mỗi tháng, nhà tôi phải mất gần 3 triệu đồng để trả cho chủ nhà trọ. Số tiền này bằng một nửa thu nhập hàng tháng của tôi nếu không tăng ca”, anh Lực nói.

Mong muốn giá điện, nước được thống nhất

Dù biết giá nước đang chịu hàng tháng cao hơn một số nơi nhưng Đan Thanh vẫn tiếp tục ở lại khu nhà trọ vì giá thuê phòng rẻ lại gần trường học và chỗ làm thêm của nữ sinh này: “Hiện giá nước tôi đóng hàng tháng là 10.000 đồng/m3. Điều này khiến tôi có chút băn khoăn. Vì bạn cùng lớp của tôi cũng thuê phòng trọ chung một quận, song giá nước chỉ có 8.500 đồng/m3. Con số chênh lệch tuy không nhiều nhưng với sinh viên chúng tôi cũng là một áp lực”.

Vì vậy, Đan Thanh bày tỏ mong muốn thành phố, địa phương sẽ có những những giải pháp quản lý để thống nhất về giá điện, nước, đảm bảo không chênh lệch cao hơn quy định, giúp sinh viên phần nào giảm bớt được gánh nặng kinh tế.

Tương tự, anh Lực cũng hy vọng có sự thống nhất về giá điện, nước để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động: “Tôi có tham khảo giá điện, nước tại vài khu nhà trọ từ các đồng nghiệp và thấy có sự chênh lệch. Tuy nhiên, mỗi lần dọn trọ là mỗi lần khó, vì phải tìm được chỗ vừa gần công ty vừa gần trường để tiện đưa đón con đi học. Do đó, tôi mong thời gian tới, giá điện, nước sẽ có sự thống nhất, đảm bảo đúng quy định, áp dụng cho công nhân lao động tại các khu nhà trọ”.

Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo TP Cần Thơ với cán bộ công đoàn và công nhân lao động năm 2024 diễn ra vào ngày 14.5, liên quan đến vấn đề giá điện, nước tại các khu nhà trọ trên đại bàn thành phố, ông Huỳnh Thanh Sử - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ – thông tin, thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp các đơn vị có liên quan trong việc tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ điện cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở. Đồng thời, sẽ xử lý nếu các chủ nhà trọ thu tiền không đúng quy định.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Khó kiểm soát chất lượng thực phẩm trên mâm cơm mỗi ngày

Phương Hân |

Dù quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm song với nhiều công nhân, họ không thể hoặc không có cách nào để kiểm soát chất lượng. Hơn nữa do lương thấp, họ phải chấp nhận mua thực phẩm ở chợ tự phát vì giá rẻ.

Công nhân bị nợ lương, BHXH vui mừng vì được Công đoàn giới thiệu việc mới

Lục Tùng - Phong Linh |

Trong thời gian chờ giải quyết dứt điểm tiền nợ lương, BHXH từ Công ty Cổ phần Tập đoàn MFC, Chi nhánh MFC Sa Đéc, Công đoàn các Khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp đã giới thiệu việc làm mới cho một số công nhân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

Công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2024, diễn ra ngày 23.5, một trong những vấn đề được công nhân lao động quan tâm là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Tính cấp thiết của việc ban hành quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ |

Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144). Đây là cẩm nang cần thiết cho công tác xây dựng Đảng về đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng.

Một nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND xã tại Hà Nội bị tống tiền 500 triệu đồng

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Công an huyện Mỹ Đức vừa bắt quả tang một đối tượng về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Chốt đền bù hơn 2,3 tỉ cho ngôi nhà nằm giữa tuyến đường 164 tỉ đồng ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Chủ của ngôi nhà nằm giữa tuyến đường 164 tỉ đồng tại xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã đồng ý nhận tiền đền bù, giải tỏa công trình sau thời gian dài được tuyên truyền, vận động.

Đường 1.500 tỉ đồng nối Biên Hòa và cao tốc TPHCM - Long Thành vướng 250m mặt bằng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.5, theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, đến nay, Dự án Đầu tư xây dựng đường Hương Lộ 2 nối dài (đoạn 1 - giai đoạn 1), TP Biên Hoà vẫn còn vướng mặt bằng 250m đoạn qua xã Long Hưng, TP Biên Hòa. Dự án này kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và giảm tải cho Quốc lộ 51.

Xảy ra động đất 3,4 độ richter tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một trận động đất 3,4 độ richter đã xảy ra vào lúc 9h27 ngày 27.5, tại huyện Nho Quan.

Khó kiểm soát chất lượng thực phẩm trên mâm cơm mỗi ngày

Phương Hân |

Dù quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm song với nhiều công nhân, họ không thể hoặc không có cách nào để kiểm soát chất lượng. Hơn nữa do lương thấp, họ phải chấp nhận mua thực phẩm ở chợ tự phát vì giá rẻ.

Công nhân bị nợ lương, BHXH vui mừng vì được Công đoàn giới thiệu việc mới

Lục Tùng - Phong Linh |

Trong thời gian chờ giải quyết dứt điểm tiền nợ lương, BHXH từ Công ty Cổ phần Tập đoàn MFC, Chi nhánh MFC Sa Đéc, Công đoàn các Khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp đã giới thiệu việc làm mới cho một số công nhân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

Công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2024, diễn ra ngày 23.5, một trong những vấn đề được công nhân lao động quan tâm là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.