Những nỗi lo của công nhân phải gửi con ở quê để xuống thành phố làm việc

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Với những công nhân xa nhà, xuống thành phố để làm việc ở các khu công nghiệp, họ luôn canh cánh những nỗi lo về con cái. Cha mẹ không thường xuyên ở bên cạnh các con, khiến trẻ luôn phải đối diện với nhiều rủi ro rình rập...

Theo ghi nhận tại các khu công nghiệp ở TP Thanh Hóa, có rất đông người lao động ở các huyện xa về đây làm việc. Họ phải thuê trọ trong những căn phòng nhỏ hẹp, chật chội, thiếu thốn đủ bề. Khó khăn, thiếu thốn, những ông bố, bà mẹ công nhân đành bấm bụng gửi con ở quê nhờ ông bà, người thân chăm sóc.

Công nhân lao động thuê trọ ở TP Thanh Hóa luôn bộn bề những nỗi lo con cái mỗi khi dịp hè đến. Ảnh: Quách Du
Công nhân lao động thuê trọ ở TP Thanh Hóa luôn bộn bề những nỗi lo con cái mỗi khi dịp hè đến. Ảnh: Quách Du

Không thường xuyên ở bên con cái, công nhân luôn lo lắng về những nguy cơ tai nạn, ốm đau, thậm chí là xâm hại đến với trẻ khi thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

Chị Hồng (tên nhân vật được thay đổi, quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, vợ chồng chị xuống làm công nhân tại Khu công nghiệp Lễ Môn hơn 10 năm nay, do cuộc sống gia đình khó khăn, điều kiện thiếu thốn nên con cái đều phải gửi ở quê nhà nhờ ông bà chăm sóc.

“Cực chẳng đã, vợ chồng mới phải làm thế chứ cũng lo lắng lắm, các con ở quê, ông bà già yếu nên khó có điều kiện để quan tâm, theo sát con trong mọi sinh hoạt. Trong khi đó, ở quê có khá nhiều rủi ro rình rập con trẻ như đuối nước, tai nạn, bạo lực và thậm chí có cả nguy cơ bị xâm hại đối với bé gái” - chị Hồng chia sẻ.

Nhiều gia đình công nhân xa quê phải đưa con xuống ở cùng tại các xóm trọ xập xệ ở TP Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du
Nhiều gia đình công nhân xa quê phải đưa con xuống ở cùng tại các xóm trọ xập xệ ở TP Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du

Cùng tình cảnh trên, chị Thảo (tên nhân vật được thay đổi, quê ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đã 10 năm chị phải xa con để xuống thành phố làm việc, do nơi làm cách nhà khoảng 80km, nên mỗi tháng cố lắm chị cũng chỉ về quê được 2 lần, do đó thời gian để gần con cái không nhiều, mọi sự quan tâm từ miếng ăn, giấc ngủ của các con đều trông chờ vào người thân ở quê.

“Là mẹ, ai cũng muốn gần con để chăm sóc, tuy nhiên vì mưu sinh phải chấp nhận xa nhà, xa con cái. Hàng năm, mỗi khi vào dịp hè là nỗi lo lại càng tăng lên, vì ở quê trẻ nhỏ được nghỉ học, trong khi đó ao hồ dày đặc, trẻ ham chơi, nếu thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của người lớn thì rất dễ xảy ra nguy cơ về đuối nước, tai nạn. Vậy nên, cứ mỗi khi tan ca, nghỉ làm là tôi lại gọi điện về nhà để hỏi thăm, nhắc nhở con và nhờ ông bà, người thân để ý” - chị Thảo cho hay.

Cũng theo chị Thảo vừa qua đọc thông tin thấy có trường hợp bé gái 12 tuổi (ở Hà Nội) bị xâm hại dẫn đến phải sinh em bé, thật sự không chỉ chị mà nhiều người khác vô cùng “sốc”.

“Những đứa trẻ đang còn ngồi học trên ghế nhà trường, đang hồn nhiên vui đùa mà nay “bỗng” làm mẹ, thật sự rất đau xót. Ngoài ra, mỗi khi xem thấy thông tin chỗ này, chỗ kia xảy ra các vụ trẻ nhỏ bị tai nạn, bị đuối nước… tôi lại càng thêm lo lắng. Bởi chính mình cũng đang trong hoàn cảnh không ở gần con, không thường xuyên bảo ban, nhắc nhở nên nỗi lo càng lớn hơn” - chị Thảo chia sẻ.

Theo thống kê, chỉ trong vòng hơn 1 tháng (tháng 3 và đầu tháng 4.2024), tại tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 6 vụ đuối nước, khiến 8 trường hợp học sinh, trẻ nhỏ bị tử vong. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng tai nạn đuối nước ở trẻ, đặc biệt là dịp hè sắp tới.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Nắng nóng ảnh hưởng đến đời sống công nhân khu nhà trọ

MỸ LY |

Những ngày này, tại các dãy nhà trọ cạnh Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ), nhiều công nhân vừa phải chật vật chống chọi với nắng nóng oi bức vừa phải đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao.

Nhiều khó khăn, công nhân gửi con cho người thân chăm sóc

MỸ LY |

Kinh tế eo hẹp, không có thời gian đưa đón, nhà trọ thiếu sân chơi an toàn,... là những lý do khiến nhiều công nhân buộc lòng gửi con về quê cho ông bà chăm sóc.

Công nhân trăn trở khi con đến tuổi đi học

Tuyết Lan - Trà My |

Nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động tại khu công nghiệp đang ngày càng tăng cao, bởi hầu hết họ đang trong độ tuổi nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, hệ thống trường lớp vẫn chưa thể đáp ứng đủ, so với nhu cầu của người lao động.

Hướng dẫn viên trong vụ tai nạn trên sông Tiền đã qua đời

Tùng Linh |

An Giang - Nam hướng dẫn viên trong vụ va chạm nghiêm trọng giữa phà và tàu du lịch trên sông Tiền xảy vào hôm 19.4 đã qua đời.

Cận cảnh chuyến tàu đưa khách qua hầm Bãi Gió sau gần 10 ngày vá sạt lở

Long Thảo |

Sau gần 10 ngày khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió (đoạn qua Đèo Cả nối tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên), tuyến đường sắt Bắc - Nam đã thoát cảnh bị chia cắt vào chiều tối 21.4.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 21.4: Nguy cơ chực chờ, nhà đầu tư lỗ nặng

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 21.4: Tính đến 17h45, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Bất chấp đà giảm chung, giá vàng nhẫn giảm xuống quanh mức 75,2-77,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.391,2 USD/ounce.

Khai trừ ra khỏi Đảng 14 đảng viên tại tỉnh Hòa Bình

Cẩm Hà |

Ủy ban Kiểm tra các cấp tỉnh Hòa Bình xem xét, thi hành kỷ luật 01 tổ chức đảng và 21 đảng viên, trong đó khai trừ ra khỏi Đảng 14 trường hợp.

Cục Đường bộ sẽ thay nhà thầu nếu Thuận An không làm đúng hợp đồng

Hoàng Bin |

Công ty CP Tập đoàn Thuận An là một trong những nhà thầu thực hiện dự án hơn 1.800 tỉ đồng tại Quảng Nam, Cục Đường bộ Việt Nam - Chủ đầu tư dự án cho biết, nếu doanh nghiệp này không thực hiện đúng hợp đồng thi công sẽ thay nhà thầu khác.

Nắng nóng ảnh hưởng đến đời sống công nhân khu nhà trọ

MỸ LY |

Những ngày này, tại các dãy nhà trọ cạnh Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ), nhiều công nhân vừa phải chật vật chống chọi với nắng nóng oi bức vừa phải đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao.

Nhiều khó khăn, công nhân gửi con cho người thân chăm sóc

MỸ LY |

Kinh tế eo hẹp, không có thời gian đưa đón, nhà trọ thiếu sân chơi an toàn,... là những lý do khiến nhiều công nhân buộc lòng gửi con về quê cho ông bà chăm sóc.

Công nhân trăn trở khi con đến tuổi đi học

Tuyết Lan - Trà My |

Nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động tại khu công nghiệp đang ngày càng tăng cao, bởi hầu hết họ đang trong độ tuổi nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, hệ thống trường lớp vẫn chưa thể đáp ứng đủ, so với nhu cầu của người lao động.