Nắng như thiêu, công nhân "chờ trời cho một cơn mưa"

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Trong những dãy trọ chật hẹp lọt thỏm giữa Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), công nhân phải chấp nhận “sống chung” với nắng nóng như thiêu đốt. Ngoài các biện pháp khắc phục tạm thời, họ chỉ còn cách “chờ trời cho một cơn mưa”.

Hà Nội vào những ngày nóng đỉnh điểm, sau khi tan làm, chị Nguyễn Thị Nguyên (SN 1991, quê Cẩm Khê, Phú Thọ) quay về căn phòng trọ để nghỉ ngơi. Song, chị không tài nào ngủ nổi vì quá nóng.

Bước vào phòng của chị, khí nóng hầm hập phả vào mặt chúng tôi. Phòng chị Nguyên nằm ở gần cuối xóm trọ, có giá 600.000 đồng/tháng. Đồ đạc chồng chất, tài sản quý giá nhất trong phòng là chiếc xe đạp và một chiếc quạt.

Thế nhưng theo chị Hải, nếu ngồi trong phòng từ 8h sáng đến 17h, dù có bật quạt cũng không có tác dụng gì. Chạm vào những bức tường trong căn trọ này, cảm giác bỏng rát ngay lập tức xuất hiện.

Dãy trọ chị Nguyên sinh sống.
Dãy trọ chị Nguyên sinh sống.

“Đi từ công ty về phòng mà rát hết mặt, ở trong phòng còn nóng hơn ở ngoài. Tôi nghĩ vài ngày qua đợt nóng, chờ trời cho cơn mưa sẽ đỡ hơn, không còn cách nào khác”, chị Nguyên tâm sự.

Nhiều năm nay, cứ mỗi khi đến mùa hè, dù phải chịu nóng, chị Nguyên cũng không dám lắp điều hòa vì sợ tiền điện cao. Đồng lương vốn ít ỏi, nếu phải chi trả thêm số tiền điện đến 600.000 – 700.000 đồng/tháng, chị không “gánh” nổi.

Cách đó không xa, vợ chồng chị Lê Thị Bích Hải (quê Cẩm Khê, Phú Thọ) - công nhân Công ty TNHH Linh kiện điện tử SEEV đang loay hoay sắp xếp cam, chôm chôm, mận... lên trên chiếc xe máy "cà tàng". Cả hai vợ chồng chị Hải đều đen nhẻm, đầy vẻ khắc khổ, chịu thương chịu khó.

 
Vợ chồng chị Hải đang tìm mọi cách bảo quản hàng hóa.

Chị Hải làm công nhân trong khu công nghiệp còn chồng chị buôn bán hoa quả dạo. Mặc cho nắng, hơi nóng phả vào da thịt, anh tìm đủ mọi cách để bảo quản hàng hóa, nếu không xếp hàng nhanh thì hoa quả sẽ héo quắt, thất thu...

 
Chị Hải ngồi trong căn phòng trọ nóng như thiêu đốt.

Căn phòng trọ của chị Hải không có điều hòa, không có thêm bất kì thiết bị làm mát nào ngoài chiếc quạt gắn tường cũ mèm.

Khi chị Hải nấu cơm, nhiệt độ trong phòng càng tăng cao, mồ hôi chảy ròng ròng ướt đầm lưng áo. Căn phòng này chị thuê giá 600.000 đồng/tháng, điện 3.000 đồng/số, nước 30.000 đồng/khối. Vợ chồng chị Hải phải thuê thêm 1 phòng với giá 500.000 đồng/tháng dùng để cất hàng hóa.

Dù tốn thêm một khoản tiền, vợ chồng chị Hải cũng phải chấp nhận để bảo quản được hàng hóa.
Dù tốn thêm một khoản tiền, vợ chồng chị Hải cũng phải chấp nhận để bảo quản được hàng hóa.

Do tồi tàn, xuống cấp, cả dãy trọ của chị Hải có 6 phòng thì chỉ 2 phòng có người ở. "Nóng lắm. Hôm nào tan làm về bước từ ngoài vào phòng cứ hầm hập. Phòng tôi ở ngay đầu dãy còn có tí gió, phòng của một nữ công nhân khác ở gần cuối cùng của dãy trọ còn bí đến mức khó thở", chị Hải nói.

Dù có mở cửa sổ, căn phòng trọ của vợ chồng chị Hải cũng không mát hơn là bao.
Dù có mở cửa sổ, căn phòng trọ của vợ chồng chị Hải cũng không mát hơn là bao.

Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, vợ chồng chị chỉ còn cách lau sạch nền, ngủ dưới đất cho bớt nóng...

Nấu ăn ngay trong phòng trọ khiến nhiệt độ trong phòng nóng hơn.
Nấu ăn ngay trong phòng trọ khiến nhiệt độ trong phòng tăng cao.
Bữa cơm trưa của vợ chồng chị Hải chỉ có nồi canh chua với cơm trắng.
Bữa cơm trưa của vợ chồng chị Hải chỉ có nồi canh chua với cơm trắng.
Chiếc quạt cũ là thứ duy nhất làm mát trong phòng.
Chiếc quạt cũ là thứ duy nhất làm mát trong phòng.

Nói về dự định tương lai, vợ chồng chị Hải tính làm công nhân một thời gian rồi trở về quê. Chị Hải thở dài, nói: "Không làm công nhân mãi được. Làm vài năm nữa rồi hai vợ chồng về quê kinh doanh gì đó thôi". 

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Cuộc sống nhà trọ của công nhân đảo lộn vì nắng nóng khắc nghiệt

LƯƠNG HẠNH |

Trong những ngày Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm, công nhân sống trong xóm trọ chật chội, bức bí vì không có trang thiết bị làm mát như điều hòa. Họ phải tìm đủ mọi cách để “sống chung” với thời tiết khắc nghiệt. 

Theo chân những công nhân giao thông vùng cao Sơn La mùa mưa lũ

Khánh Linh |

Sơn La -  Mùa mưa lũ, những công nhân giao thông vùng cao phải chạy đua với thời gian, khắc phục sự cố để đảm bảo giao thông thông suốt.

Bức tranh dung dị, sinh động về người lao động

Thành An |

Những mảnh đời dung dị, chịu thương chịu khó, biết vượt qua nghịch cảnh đã được thể hiện qua những trang viết của nhiều tác giả. Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Tổng LĐLĐvn phối hợp với Hội nhà văn, báo Lao Động là đơn vị thực hiện đã tạo ra một sân chơi đầy ý nghĩa và bước đầu đã để lại dấu ấn.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Cuộc sống nhà trọ của công nhân đảo lộn vì nắng nóng khắc nghiệt

LƯƠNG HẠNH |

Trong những ngày Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm, công nhân sống trong xóm trọ chật chội, bức bí vì không có trang thiết bị làm mát như điều hòa. Họ phải tìm đủ mọi cách để “sống chung” với thời tiết khắc nghiệt. 

Theo chân những công nhân giao thông vùng cao Sơn La mùa mưa lũ

Khánh Linh |

Sơn La -  Mùa mưa lũ, những công nhân giao thông vùng cao phải chạy đua với thời gian, khắc phục sự cố để đảm bảo giao thông thông suốt.

Bức tranh dung dị, sinh động về người lao động

Thành An |

Những mảnh đời dung dị, chịu thương chịu khó, biết vượt qua nghịch cảnh đã được thể hiện qua những trang viết của nhiều tác giả. Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Tổng LĐLĐvn phối hợp với Hội nhà văn, báo Lao Động là đơn vị thực hiện đã tạo ra một sân chơi đầy ý nghĩa và bước đầu đã để lại dấu ấn.