Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại các đơn vị sự nghiệp công đoàn thông qua cơ chế đầu tư công, quản trị tư

Minh Nguyễn - Tổng LĐLĐVN |

Tự chủ tài chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp các đơn vị sự nghiệp công đoàn đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

Cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công đoàn đang được đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ và đi vào thực chất. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tạo điều kiện về cơ chế quản lý tài chính và giúp các đơn vị sự nghiệp công đoàn sử dụng tài sản công đoàn để cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết với bên ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công đoàn.

Quan niệm đầu tư công, quản trị tư

Khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách Nhà nước (NSNN) để thực hiện thiết kế, xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… Vốn đầu tư công được quy định gồm: Vốn NSNN, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định.

Quản trị tư là quá trình nhà quản trị không thuộc cơ quan quyền lực công thực hiện sức mạnh của tổ chức để quản lý các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thực tế do yêu cầu và tính chất quản lý, hoạt động quản trị công chỉ tập trung thực hiện những hoạt động mà tư nhân không làm được và không muốn làm; còn quản trị tư thì theo nguyên tắc tối đa lợi nhuận. Do vậy, nếu kết hợp giữa đầu tư công và quản trị tư sẽ là giải pháp thiết thực, hiệu quả cho cả khu vực công và tư.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thông qua cơ chế đầu tư công, quản trị tư tại các đơn vị sự nghiệp công đoàn.

Thứ nhất, trên cơ sở các quy định của pháp luật, tổ chức Công đoàn (TCCĐ) cần tiếp tục hoàn thiện thể chế nội bộ và kiến nghị chính sách để Nhà nước có quy định cụ thể hơn việc kết hợp giữa công và tư trong quản trị đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công không thể tự giải quyết hết những yêu cầu phát sinh trong quá trình phát triển (nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ…) và khu vực tư nhân lại đang là nơi có thể chia sẻ trách nhiệm với những phát sinh đó.

Thực tế cho thấy, mặc dù Nhà nước đã ban hành một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, đầu tư công, về đấu thầu, về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công…, nhưng khi triển khai vẫn gặp một số vướng mắc do thiếu các quy định cụ thể khi áp dụng cơ chế đầu tư công, quản trị tư.

Ví dụ: Khi thực hiện đối tác công – tư: (i) Nhà đầu tư bên ngoài phải bỏ vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện trước; (ii) Sự bất cập trong bình đẳng giữa các bên thực thi dự án; (iii) Sự thiếu đồng bộ, đầy đủ trong quy định các hợp đồng dự án, (iv) Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp, (v) Nhiều thủ tục khi triển khai các dự án công - tư chịu sự điều chỉnh của các Luật khác nhau dẫn đến khó khăn thực tế.

Thứ hai, đổi mới tư duy trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp. Trong điều kiện đơn vị sự nghiệp công bị hạn chế về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ… cần khuyến khích, tạo điều kiện cho khu vực tư được tham gia vào quá trình đầu tư, cung cấp các dịch vụ sự nghiệp theo cơ chế thị trường (trừ các lĩnh vực không được đầu tư, cung cấp dịch vụ theo quy định của Nhà nước). Việc cho phép khu vực tư tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sẽ giúp người dân được hưởng các lợi ích từ các chương trình, dự án đầu tư công chất lượng tốt, mức đầu tư hợp lý.

Thứ ba, xác định rõ nhiệm vụ chính trị và các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội của các đơn vị sự nghiệp công đoàn. Đối với những nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn sẽ thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với đơn vị sự nghiệp công đoàn. Nguồn NSNN và TCCĐ chỉ hỗ trợ kinh phí đối với các nhiệm vụ giao. Đối với các sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp cung cấp theo nhu cầu xã hội, thực hiện theo quy luật thị trường, lấy thu bù chi, định hướng chung không hỗ trợ TCCĐ cho hoạt động này.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động đầu tư công, quản trị tư. Dù thực hiện theo cơ chế nào thì vai trò kiểm tra giám sát luôn phải được quan tâm, tránh tình trạng lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để trục lợi... Mô hình đầu tư công - quản trị tư nếu được giám sát chặt chẽ sẽ có hiệu quả lớn hơn bởi tận dụng được các loại nguồn lực khác nhau tại khu vực công - tư. Tuy nhiên, nếu công tác kiểm tra giám sát không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng “bắt tay”, có thể gây ra thất thoát.

Ngoài ra, cũng cần thực hiện tuyên truyền, phổ biến để người lao động nhận thức đầy đủ, đúng đắn những lợi ích khi thực hiện cơ chế đầu tư công, quản trị tư tại các đơn vị sự nghiệp công đoàn bởi hiệu quả kinh tế đem lại, góp phần tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động.

Đổi mới cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công đoàn là chủ trương đúng đắn

Việc chuyển dần sang cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công đoàn dần khai thác và phát huy các thế mạnh, hàng năm giảm được nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN và TCCĐ; sản phẩm, dịch vụ cung cấp đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công đoàn trong đó có mảng đầu tư công đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế làm giảm quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ để xây dựng mô hình đầu tư công, quản trị tư tại các đơn vị sự nghiệp công đoàn nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian vừa qua.

Minh Nguyễn - Tổng LĐLĐVN
TIN LIÊN QUAN

Sự quan tâm của Công đoàn chính là động lực

Lương Hà |

Thời gian qua, hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn tỉnh Thái Bình được triển khai với quy mô lớn và kịp thời giúp cho đoàn viên, người lao động có thêm tin tưởng, gắn bó với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn.

Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công đoàn

Nguyễn Minh Dũng - Phó Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐVN |

Tự chủ tài chính là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp các đơn vị sự nghiệp công đoàn đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, việc nâng cao tự chủ tài chính không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với các đơn vị sự nghiệp công đoàn, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn lực từ NSNN và tài chính công đoàn (TCCĐ) có thể giảm đi hoặc không đủ để đáp ứng các nhu cầu của đơn vị. Vậy giải pháp nào giúp các đơn vị sự nghiệp công đoàn nâng cao tự chủ tài chính?

Đề nghị có lộ trình cho việc tự chủ tài chính với nhà văn hoá lao động

Linh Nguyên |

Hà Nội – Ngày 9.3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các ban, bộ, ngành về tổ chức, bộ máy của Nhà văn hoá Lao động (NVHLĐ) dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Trọng Thừa – Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Một trong những vấn đề được đại diện các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành đề nghị cần có lộ trình cho việc tự chủ tài chính.

Gần 1/3 học sinh tốt nghiệp THCS ở Điện Biên mất cơ hội học THPT

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi các trường Trung học phổ thông (THPT) tại Điện Biên công bố danh sách vào lớp 10, nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang vì con em mình không có cơ hội học tiếp THPT.

Thủ đô Hà Nội rợp cờ hoa mừng lễ Quốc khánh 2.9

Ngọc Thùy |

Mọi nẻo đường, ngõ phố Thủ đô Hà Nội được trang hoàng cờ hoa mừng ngày lễ Quốc khánh 2.9.

Cổ phiếu VinFast tiếp tục giảm

Quý An |

Ghi nhận vào sáng 31.8 (giờ Việt Nam), cổ phiếu hãng xe điện VinFast (NASDAQ: VFS) hiện giảm còn 41,27 USD/cổ phiếu (tương đương 11%) so với phiên trước đó.

Miễn phí hơn 3.000 vé xe buýt 2 tầng cho khách tham quan Hà Nội dịp 2.9

Chí Long |

Sở Du lịch Hà Nội tổ chức miễn phí vé xe buýt 2 tầng, tặng quà cho du khách tham quan Thủ đô và thăm Lăng Bác dịp Quốc khánh 2.9 năm nay.

Chủ tịch Bạc Liêu thay đường dây nóng và cách tiếp nhận thông tin

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Từ 13h ngày 31.8, số điện thoại đường dây nóng của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu được thay đổi. Cách tiếp nhận thông tin đường dây nóng cũng thay đổi.

Sự quan tâm của Công đoàn chính là động lực

Lương Hà |

Thời gian qua, hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn tỉnh Thái Bình được triển khai với quy mô lớn và kịp thời giúp cho đoàn viên, người lao động có thêm tin tưởng, gắn bó với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn.

Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công đoàn

Nguyễn Minh Dũng - Phó Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐVN |

Tự chủ tài chính là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp các đơn vị sự nghiệp công đoàn đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, việc nâng cao tự chủ tài chính không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với các đơn vị sự nghiệp công đoàn, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn lực từ NSNN và tài chính công đoàn (TCCĐ) có thể giảm đi hoặc không đủ để đáp ứng các nhu cầu của đơn vị. Vậy giải pháp nào giúp các đơn vị sự nghiệp công đoàn nâng cao tự chủ tài chính?

Đề nghị có lộ trình cho việc tự chủ tài chính với nhà văn hoá lao động

Linh Nguyên |

Hà Nội – Ngày 9.3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các ban, bộ, ngành về tổ chức, bộ máy của Nhà văn hoá Lao động (NVHLĐ) dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Trọng Thừa – Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Một trong những vấn đề được đại diện các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành đề nghị cần có lộ trình cho việc tự chủ tài chính.