Hơn 20 năm nghiên cứu giống lúa, cán bộ Công đoàn làm lợi hàng tỉ đồng

Lương Hà |

Là kỹ sư nông nghiệp làm việc tại Viện Nghiên cứu cây trồng, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (tỉnh Thái Bình) từ năm 2001 đến nay, chị Trần Thị Tiệc đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng thành công mang lại hiệu quả làm lợi hàng tỉ đồng. Chị là một trong 167 cá nhân nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Hơn 20 năm nghiên cứu giống lúa tốt, năng suất cao

Ở Viện nghiên cứu, với chức vụ Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cây trồng, chị Trần Thị Tiệc là người trực tiếp quản lý xây dựng và triển khai các công trình, đề tài/dự án khoa học công nghệ về sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ về sản xuất; các ý tưởng, sáng kiến nghiên cứu khoa học công nghệ và cải tiến kỹ thuật về giống lúa.

“Từ ngày làm việc ở viện, tôi và đồng nghiệp duy trì và chọn lọc 3.225 dòng lúa thuần (Xuân 1.509, Mùa 1.716); 182 dòng lúa lai (Xuân 25 dòng, Mùa 157 dòng). Bên cạnh đó, hoàn thành công nhận lưu hành 3 giống lúa mới: TBR89, A Sào và QL301” - chị Tiệc chia sẻ.

Sáng kiến nổi bật của chị Tiệc là xây dựng quy trình công nghệ: “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính” tại 13 hợp tác xã trong tỉnh với tổng diện tích là 1.500 ha, 14.449 hộ nông dân tham gia, trong 4 vụ: Xuân và Mùa 2019, Xuân và Mùa 2020.

Sáng kiến trên đã mang lại kết quả tốt như: Bón phân chỉ 2 lần/vụ (quy trình cũ là 4 lần/vụ), giảm công lao động, giảm chi phí, tiết kiệm 30% phân bón và công bón; cấy thưa giảm lượng giống, xiết nước 3 lần/vụ, giảm nước tưới, giúp cây lúa cứng cây, hạn chế sâu bệnh, tăng khả năng chống đổ, giảm phát thải khí CO2 từ 0,34 - 1,31 tấn CO2/ha; rắc chế phẩm Sumitri xử lý rơm rạ, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí Mê tan (CH4); tăng năng suất lúa từ 11,98 - 33,66%.

Chị Tiệc còn làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, năng suất cao, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, kết quả đã chọn tạo thành công và được Bộ NNPTNT công nhận 3 giống lúa mới Đông A1, TBR279 và TBR89 góp phần bổ sung vào cơ cấu sản xuất. Đây là ba giống lúa có chất lượng, năng suất khá cao, thường đạt 60-70 tạ/ha; cơm ngon, thơm dẻo.

Cán bộ công đoàn chăm lo đời sống nhân viên

Đồng hành cùng chị Tiệc hơn 5 năm, chị Bùi Thị Hà Hải - nhân viên Viện - cho biết: “Công việc của chúng tôi vất vả, thường xuyên làm việc dưới thời tiết nắng mưa thất thường nên chị Tiệc rất quan tâm đến nhân viên, ai mệt mỏi sẽ được sắp xếp công việc phù hợp và hỗ trợ kịp thời. Trong công việc, chị Tiệc cũng là người trực tiếp tham gia làm việc thực tế cùng nhân viên, chị không ngại việc nhỏ và không sợ việc lớn”.

Không chỉ tìm tòi, nghiên cứu ra những giống lúa tốt, năng suất, chất lượng cao, trong quá trình làm việc, chị Tiệc còn là ủy viên BCH Công đoàn cơ sở công ty, Chủ tịch Công đoàn Viện nghiên cứu cây trồng phụ trách công tác nữ công luôn chăm lo quan tâm đến điều kiện làm việc cho chị em, giúp đỡ chị em có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ tinh thần và vật chất để chị em khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, vận động chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Người quản đốc, cựu chiến binh nhiều sáng kiến

Hoàng Huy Du |

Quản đốc Phân xưởng Khai thác 10 (Công ty Than Hạ Long - Quảng Ninh), cựu chiến binh Đặng Văn Tới đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp cho người lao động tiết giảm sức lao động, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cán bộ Công đoàn “mỗi năm 1 sáng kiến”

LỤC TÙNG |

Không chỉ “mỗi năm 1 sáng kiến” trị giá bạc tỉ, kỹ sư Đào Vương Phú Bình còn làm tốt vai trò của lãnh đạo Công đoàn cơ sở khi chăm lo, nâng cao tay nghề và phát động đoàn viên hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước.

Nữ công nhân giày da có sáng kiến giúp công ty làm lợi gần 3 tỉ đồng/năm

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chị Phan Thị Hạnh (40 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) là công nhân, đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai – đã có sáng kiến cải tiến trong việc gộp lưu trình khuôn định hình gắn liệu da giày giúp công ty giảm chi phí khuôn trên 38 triệu đồng và giảm chi phí trả lương cho công nhân hàng tháng là 9.900 USD/tháng (tương đương với trên 2,7 tỉ đồng/năm).

Sáng kiến thúc đẩy thi đua

Kiều Vũ |

Công đoàn Viện Nghiên cứu Rau quả là đơn vị của Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều sáng kiến đăng ký tham gia Chương trình 1 triệu sáng kiến. Để có kết quả này, Công đoàn Viện đã tích cực vận động đoàn viên, người lao động thi đua.

Sáng kiến làm lợi trăm tỉ của công nhân chỉ còn 1 cánh tay

Bảo Nguyên |

Mất cánh tay phải do tai nạn lao động, anh Dương Thanh Hà vượt lên số phận, hăng say làm việc tìm ra những sáng kiến hiệu quả.

Nhân viên kỹ thuật có nhiều sáng kiến được áp dụng tại khu vực sản xuất

Kiều Vũ |

Là nhân viên kỹ thuật của Nhà máy Z153, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, từ năm 2018 đến nay, anh Nguyễn Thiện Dũng chủ trì (chủ nhiệm) 6 nhiệm vụ đề tài chế thử và sản xuất loạt “0”; 1 đề tài khoa học công nghệ cấp Tổng cục Kỹ thuật; có 7 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng tại khu vực sản xuất.

Phụ huynh thấy rắc rối khi trường yêu cầu phải xác nhận trúng tuyển sớm

Trang Hà |

Để hạn chế thí sinh ảo, không ít trường đại học yêu cầu thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm phải làm thủ tục xác nhận trúng tuyển. Phụ huynh cho rằng yêu cầu này đang gây rắc rối cho thí sinh.

Vụ phụ huynh "quây" trường ở Phú Thọ: Vật vờ chờ hiệu trưởng lên tiếng

Tô Công |

Mặc nắng nóng, các phụ huynh của trường Tiểu học xã Văn Luông (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) vẫn vật vờ chờ đợi ở cổng trường, mong nhận được lời lý giải từ hiệu trưởng.

Người quản đốc, cựu chiến binh nhiều sáng kiến

Hoàng Huy Du |

Quản đốc Phân xưởng Khai thác 10 (Công ty Than Hạ Long - Quảng Ninh), cựu chiến binh Đặng Văn Tới đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp cho người lao động tiết giảm sức lao động, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cán bộ Công đoàn “mỗi năm 1 sáng kiến”

LỤC TÙNG |

Không chỉ “mỗi năm 1 sáng kiến” trị giá bạc tỉ, kỹ sư Đào Vương Phú Bình còn làm tốt vai trò của lãnh đạo Công đoàn cơ sở khi chăm lo, nâng cao tay nghề và phát động đoàn viên hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước.

Nữ công nhân giày da có sáng kiến giúp công ty làm lợi gần 3 tỉ đồng/năm

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chị Phan Thị Hạnh (40 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) là công nhân, đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai – đã có sáng kiến cải tiến trong việc gộp lưu trình khuôn định hình gắn liệu da giày giúp công ty giảm chi phí khuôn trên 38 triệu đồng và giảm chi phí trả lương cho công nhân hàng tháng là 9.900 USD/tháng (tương đương với trên 2,7 tỉ đồng/năm).

Sáng kiến thúc đẩy thi đua

Kiều Vũ |

Công đoàn Viện Nghiên cứu Rau quả là đơn vị của Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều sáng kiến đăng ký tham gia Chương trình 1 triệu sáng kiến. Để có kết quả này, Công đoàn Viện đã tích cực vận động đoàn viên, người lao động thi đua.

Sáng kiến làm lợi trăm tỉ của công nhân chỉ còn 1 cánh tay

Bảo Nguyên |

Mất cánh tay phải do tai nạn lao động, anh Dương Thanh Hà vượt lên số phận, hăng say làm việc tìm ra những sáng kiến hiệu quả.

Nhân viên kỹ thuật có nhiều sáng kiến được áp dụng tại khu vực sản xuất

Kiều Vũ |

Là nhân viên kỹ thuật của Nhà máy Z153, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, từ năm 2018 đến nay, anh Nguyễn Thiện Dũng chủ trì (chủ nhiệm) 6 nhiệm vụ đề tài chế thử và sản xuất loạt “0”; 1 đề tài khoa học công nghệ cấp Tổng cục Kỹ thuật; có 7 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng tại khu vực sản xuất.