Đẩy mạnh đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

QUỲNH CHI |

Ngày 23.6, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị tổ chức Tọa đàm giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng tiếp cận các cơ hội sinh kế cho thanh niên dân tộc thiểu số thông qua thúc đẩy sáng kiến phát triển nghề nghiệp và khởi nghiệp” do Liên minh châu Âu tài trợ.

Ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, hiện nay, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nói chung và cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng luôn được quan tâm.

Từ năm 2018 – 2019, Nghị quyết của Quốc hội đã đưa ra chỉ tiêu hết sức cụ thể, đến năm 2025 có khoảng 80% người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp.

“Hiện có gần 10 triệu người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, như vậy đây là chỉ tiêu rất lớn”, ông Độ thông tin.

Thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với nguồn kinh phí tương đối lớn.

Trong đó, đã có dự án hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với đó, hai chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đều có dự án cho đào tạo nghề.

“Dự án đào tạo nghề cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có thành công hay không cần có sự hỗ trợ kỹ thuật, cũng như các hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tham gia, để cùng phát hiện những vấn đề bất cập, nhằm xây dựng những mô hình cụ thể, điều này sẽ có vai trò hết sức quan trọng”, ông Độ nói.

Cũng tại buổi tọa đàm, đại diện thanh niên khởi nghiệp đã đưa ra nhiều câu hỏi và ý kiến về các chính sách liên quan, đồng thời nêu lên những đề xuất và mong muốn nhằm tối ưu hóa các chính sách. Từ đó, hỗ trợ các thanh niên dân tộc thiểu số nói chung tận dụng được các chính sách trong quá trình khởi nghiệp.

Ban chủ trì đối thoại đã giúp giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của các đại biểu về những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách cũng như chia sẻ về những khó khăn, những bài học kinh nghiệm trong quá trình áp dụng các chính sách liên quan ở địa phương.

Bà Nguyễn Thị Tú – Trưởng Đại diện AEA Việt Nam chia sẻ: “Cùng với đối tác tại địa phương, AEA mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn thanh niên dân tộc thiểu số nâng cao kỹ năng, tiếp cận được các nguồn lực đầu tư cũng như mở rộng các cơ hội phát triển nghề nghiệp, kết nối và khởi nghiệp.

Đây là cơ hội để Dự án cũng như các đối tác cùng tổng hợp lại, đánh giá các nguồn lực hỗ trợ đa dạng từ chính sách cho thanh niên dân tộc thiểu số. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị để thanh niên dân tộc thiểu số có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình, góp phần phát triển nền kinh tế tại địa phương”.

QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Nhà giáo dạy thực hành trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

Hệ số lương giảng viên giáo dục nghề nghiệp

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hiện nay được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?

Đắk Song giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững cho người lao động

Bảo Lâm |

Huyện Đắk Song (Đắk Nông) đang tập trung phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bám sát với nhu cầu của thị trường lao động.

Bóng chuyền nữ Việt Nam giành vé vào chung kết AVC Challenge Cup 2023

MINH PHONG |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam dễ dàng đánh bại đối thủ Ấn Độ tại bán kết với tỉ số chung cuộc 3-0 để giành vé chơi trận chung kết giải AVC Challenge Cup 2023.

Diễn biến Revital Việt Nam nợ 1.155 tỉ đồng trái phiếu làm thủ tục giải thể

Quang Dân |

Thông tin Công ty cổ phần Đầu tư Revital Việt Nam (Revital Việt Nam) có dư nợ trái phiếu 1.155 tỉ đồng đang làm thủ tục giải thể nhận được sự quan tâm của dư luận.

Việt Nam sẵn sàng phương án bảo hộ công dân ở Nga

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở thành phố Rostov on Don và một số khu vực phía nam của Liên bang Nga.

Yêu người đàn ông đã có 2 con riêng và cái kết nghẹn ngào (Phần 2)

Nhóm PV |

Cô gái trong câu chuyện của chúng ta giống như cô tiên đi ra từ truyện cổ tích, chăm sóc hết mình cho 2 người con riêng của một người đàn ông. Liệu cô ứng xử thế nào với tình cảm của ông bố của 2 đứa trẻ. Mời các bạn cùng theo dõi tiếp câu chuyện.

Chương trình "Giờ thứ 9" do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

524 doanh nghiệp bị cơ quan thuế đưa vào tầm ngắm gian lận hoá đơn

TRÍ MINH |

Ngày 24.6, phía Tổng cục Thuế cho biết vừa có công văn gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện rà soát, xử lý thuế đối với các hành vi mua, bán hóa đơn trái pháp luật. Đáng chú ý có 524 doanh nghiệp lọt vào tầm ngắm bị cơ quan thuế giám sát rủi ro trong sử dụng hóa đơn.

Phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Nhà giáo dạy thực hành trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

Hệ số lương giảng viên giáo dục nghề nghiệp

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hiện nay được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?

Đắk Song giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững cho người lao động

Bảo Lâm |

Huyện Đắk Song (Đắk Nông) đang tập trung phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bám sát với nhu cầu của thị trường lao động.