Cửu vạn nữ "đói việc" ở chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội

Minh Hương |

Hà Nội - Ở đâu đó giữa nhịp sống hối hả của thành phố, những người lao động tự do vẫn “trắng đêm” chờ việc trong những ngày bình thường mới. Tháng cuối năm, họ mong được “bán sức” để vun vén cho một cái Tết đủ đầy.


Cửu vạn "đói việc"

Khuya 8.12, chợ đầu mối Long Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) nhộn nhịp các phương tiện qua lại.

Chợ Long Biên tháng cuối năm.
Chợ Long Biên tháng cuối năm.

Khi những chiếc xe hàng đổ vào chợ cũng là lúc cửu vạn (người làm nghề bốc vác) kéo theo chiếc xe chạy đến "mua việc". Công việc của cửu vạn chủ yếu về đêm khi chợ Long Biên lên đèn nhưng dịch COVID-19 tác động, nguồn thu nhập ít ỏi của họ cũng bị ảnh hưởng.

Đa phần lao động bốc vác tại chợ đầu mối đều là người dân nghèo ở các tỉnh ven thành phố. Cuộc sống quê nhà quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” không đủ ăn nên phải khăn gói tha hương đến vùng đất đô thị để mưu sinh bằng nghề cửu vạn.

Họ thường là phụ nữ độ tuổi trung niên, bề ngoài có vẻ yếu ớt nhưng có thể kéo cả tải hàng xuyên đêm. Giữa biển người mênh mông, ai cũng mong được "bán sức" để có chút "đỉnh" cho gia đình.

Tại chợ đầu mối Long Biên, nhiều lao động tự do “ế” việc không có người thuê. Ảnh: Minh Phương.
Tại chợ đầu mối Long Biên, nhiều lao động tự do “ế” việc không có người thuê.

Mặc chiếc áo mỏng tang giữa tiết trời lạnh, bà Hoàng Thị Thanh (59 tuổi, quê Hưng Yên) buồn rầu vì hôm nay kéo được ít hàng. Bà Thanh cùng chồng lên Hà Nội làm nghề bốc vác ở chợ Long Biên cũng gần 13 năm nay nhưng theo bà "chưa năm nào “đói việc” như thời điểm hiện tại".

Chia sẻ về nghề, bà Thanh nói, nghề bốc vác được gọi là nghề “bán sức” nhưng tiền công bèo bọt, chẳng đáng so với sức lao động bỏ ra. Song ở quê, lao động tay chân từ nhỏ thành quen nên lao động như bà mới chấp nhận công việc này.

"Giờ người khôn của khó, cửu vạn thì đông, đi làm thuê chúng tôi không dám đòi hỏi, họ trả bao nhiêu biết bấy nhiêu” - bà Thanh cho biết.

Năm nay, dịch bệnh liên miên, cánh bốc vác như bà cũng ít việc hơn. Khi nào có chuyến xe, cứ mỗi thùng hàng, nữ cửu vạn nhận được 2.000 - 5.000 đồng (tuỳ thuộc vào trọng lượng thùng hàng) vì có đến 4-5 người cùng kéo.

Làm quần quật cả tối như vậy cũng bỏ túi được 200.000 - 300.000 đồng. Nhưng không phải hôm nào cũng có người thuê, như hôm nay, bà Thanh kéo xe ra lại phải kéo xe về. "Chủ hàng thuê kéo mọi khi nay họ báo nghỉ nên cũng không có việc", bà Thanh than thở.

Hướng ánh mắt xa xăm, người phụ nữa tuổi gần lục tuần kể, phận đi làm xa nhà, hôm nào không được "bán sức", coi như hôm đó đói. Hai năm trở lại đây, sức khỏe thuyên giảm, dịch bệnh ảnh hưởng nên mọi chi tiêu bà phải “thắt lưng buộc bụng” vì ở quê còn hai con nhỏ đang học cấp 3, chi phí rất tốn kém.

Bà Thanh tâm tình: "Chỉ mong những ngày cuối năm, hôm nào cũng được thuê kéo hàng để có chút vốn lo cho con ăn học và hơn hết Tết năm nay được đủ đầy hơn".

Hơn 2 giờ sáng, bà Thanh chậm rãi kéo chiếc xe chở hàng về phòng trọ. Hôm nay bà trở về "sớm" hơn vì không có việc...

Chịu khổ để có tiền cho con

Không chỉ có cửu vạn ở chợ Long Biên, nhiều người phụ nữ tuổi chừng 40-50 cũng đang miệt mài với công việc phụ hồ vào ban đêm trên các nẻo đường.

Theo chồng làm nghề phụ hồ, mỗi ngày chị Huệ được trả công từ 300.000 - 350.000 đồng.
Theo chồng làm nghề phụ hồ, mỗi ngày chị Huệ được trả công từ 300.000 - 350.000 đồng.

11 giờ đêm trên tuyến đường Bưởi (quận Cầu Giấy, Hà Nội), đôi tay chị Nguyễn Thị Huệ (45 tuổi, huyện Đan Phượng) thoăn thoắt bốc từng viên gạch cho vào xe cẩu. Làm phụ hồ được vài năm, công việc của chị Huệ chủ yếu là bốc gạch, xúc đất - nghề nặng nhọc chủ yếu dành cho nam giới.

Nói về lý do chọn công việc nặng nhọc, chị Huệ cho hay, học vấn trình độ chị không có, nếu không bán sức lao động cũng không biết làm nghề gì tốt hơn. Hơn nữa, ở tuổi này xin vào công ty cũng khó nên chị theo chồng làm phụ hồ với mong muốn kiếm được đồng nào hay đồng đó. Công việc này giúp chị kiếm được 300.000 đồng mỗi ngày.

"Tôi thà chấp nhận bán sức, bán “sắc”, chịu khổ để có tiền cho con học hành còn hơn để con thiệt thòi" - chị Huệ nói.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do ở Bình Dương chật vật kiếm sống

Đình Trọng |

Dịch bệnh COVID-19 đợt thứ 4 đã khiến nhiều người lao động ở Bình Dương bị mất việc trong thời gian dài. Đến nay, dù cuộc sống đã dần trở lại bình thường nhưng người buôn bán nhỏ, lao động tự do vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm xa quê, nhiều người chưa dám nghĩ đến việc về ăn Tết...

Gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai lao động tự do dịp cuối năm

Minh Hương |

Hà Nội - Ngồi trước bến xe buýt khu vực Trường Đại học Giao thông Vận tải (quận Đống Đa) chờ khách, ông Dung (70 tuổi) - lao động tự do có thâm niên làm nghề xe ôm hơn 23 năm nay - buồn bã vì từ sáng đến trưa mới kiếm được 60.000 đồng.

Thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi bị mất sổ bảo hiểm xã hội, vậy làm xong bao lâu sẽ nhận lại sổ bảo hiểm?

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Lao động tự do ở Bình Dương chật vật kiếm sống

Đình Trọng |

Dịch bệnh COVID-19 đợt thứ 4 đã khiến nhiều người lao động ở Bình Dương bị mất việc trong thời gian dài. Đến nay, dù cuộc sống đã dần trở lại bình thường nhưng người buôn bán nhỏ, lao động tự do vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm xa quê, nhiều người chưa dám nghĩ đến việc về ăn Tết...

Gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai lao động tự do dịp cuối năm

Minh Hương |

Hà Nội - Ngồi trước bến xe buýt khu vực Trường Đại học Giao thông Vận tải (quận Đống Đa) chờ khách, ông Dung (70 tuổi) - lao động tự do có thâm niên làm nghề xe ôm hơn 23 năm nay - buồn bã vì từ sáng đến trưa mới kiếm được 60.000 đồng.

Thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi bị mất sổ bảo hiểm xã hội, vậy làm xong bao lâu sẽ nhận lại sổ bảo hiểm?