Công nhân, người lao động ở Đà Nẵng lo lắng khi giá điện có thể sắp tăng

Mỹ Linh - Văn Trực |

Liên quan đến đề xuất tăng giá điện của Bộ Công Thương trong thời gian sắp tới, nhiều gia đình công nhân, người lao động tại TP Đà Nẵng đang thuê trọ cảm thấy lo lắng và áp lực bởi tới đây, ngoài chi phí sinh hoạt bình thường, họ có thể phải chi thêm một khoản cho tiền điện.

Nhiều công nhân ở trọ lo lắng khi nghe thông tin giá điện sắp tăng. Ảnh: Văn Trực
Nhiều công nhân ở trọ lo lắng khi nghe thông tin giá điện sắp tăng. Ảnh: Văn Trực

Muôn vàn nỗi lo

Vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay với mức tăng trên 5% (hiện nay bậc 1 từ 0-50 kWh: 1.678 đồng/số; bậc 2 từ 51-100 kWh: 1.734 đồng/số; bậc 3 từ 101 - 200kWh: 2.014 đồng/số…

Cùng với việc nhiều doanh nghiệp trong dịp cuối năm thiếu đơn hàng nên cắt giảm lao động, giảm giờ làm, không tăng ca…, việc có thể tăng giá điện khiến nhiều người lao động lo lắng bị ảnh hưởng đến thu nhập, tạo áp lực chi tiêu trong những ngày tết sắp cận kề.

Trong khu trọ trên đường Đặng Chiêm (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), chị Trần Thị Lan đang chuẩn bị bữa ăn trưa cho gia đình. Nhà có 2 vợ chồng và 3 đứa con nhỏ nên bữa ăn luôn được chị chuẩn bị cẩn thận.

Mỗi tháng, mức lương công nhân của chị dao động từ 4.200.000 đồng - 7.000.000 đồng tùy vào thời gian tăng ca, cộng với thu nhập từ công việc chạy xe ôm công nghệ của chồng chị, tạm đủ cho mức chi tiêu sinh hoạt hằng tháng.

Gia đình đông người, nên những thiết bị điện có giá trị trong phòng trọ chị Lan như tivi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện… được sử dụng thường xuyên. Giá tiền điện khu trọ của chị Lan ở mức 3.000 đồng/số điện nên mỗi tháng, chị phải đóng 300.000 – 400.000 đồng tiền điện, cộng với tiền phòng 1.500.000 đồng khiến mỗi khoản chi tiêu đều phải dè chừng.

Khi nghe tin tiền điện có thể sắp tăng giá, chị Lan lo lắng vì nhiều năm làm công nhân không dư dả tiền tích lũy, nay lại phải gánh thêm chi phí do giá điện tăng cao.

“Trước đây, nhà đông người mà chỉ dám sử dụng một chiếc quạt trần, không dám mua quạt nước, bây giờ điện lại sắp tăng giá, chúng tôi không biết sắp tới phải xoay xở ra sao” – chị Lan lo lắng.

Giá điện tăng, mỗi bữa ăn công nhân đều phải cân nhắc cẩn thận. Ảnh: Văn Trực
Giá điện tăng, mỗi bữa ăn, công nhân đều phải cân nhắc cẩn thận. Ảnh: Văn Trực

Anh Trần Trung Chức, công nhân trong Khu công nghiệp Hòa Khánh, trọ ở đường Thanh Vinh 4 (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cũng lo ngại khi nghe đến thông tin đề xuất tăng giá điện.

Gia đình 3 người, 2 vợ chồng và 1 con nhỏ, vợ bị mất việc do công ty cắt giảm lao động nên mọi chi phí trong gia đình đều đổ dồn lên khoảng tiền lương 5 triệu đồng một tháng của anh Chức. Mỗi tháng, tiền trọ gia đình anh Chức phải trả là 1.300.000 đồng cộng với 400.000 đồng tiền điện, nước…

“Tiền điện đã có giá 3.000 đồng từ 4 năm nay kể từ khi tôi vô ở đây. Giờ mà giá điện tăng lên, chỉ cần tăng lên 4.000 đồng thôi thì cũng đã quá cao rồi, công nhân ai cũng kêu chứ không chỉ riêng mình tôi” – anh Chức chia sẻ.

Vay mượn, về quê nếu không gồng gánh nổi

Theo ghi nhận tại một số khu phòng trọ cho công nhân trên địa bàn quận Liên Chiểu, giá điện được chủ thanh toán với người thuê từ 3.000 – 3.500 đồng /kWh.

Chị Cao Thanh Liên (quê Quảng Nam), công nhân Khu công nghiệp Hòa Khánh đang mang thai tháng thứ 3 nên không đăng ký tăng ca thường xuyên. Phòng trọ của chị cũng có giá điện 3.000 đồng/kWh nên mỗi tháng phải trả khoảng 300.000 đồng tiền điện, cùng với mức sinh hoạt hằng ngày là 200.000 đồng và tiền trọ, mỗi tháng chị chi ít nhất 8 triệu đồng.

“Nhà chỉ có 2 người, nhưng vì đang mang thai nên tôi phải mua đồ ăn hằng ngày tầm 200.000 đồng chứ không thể nào giảm bớt đi được vì sẽ thiếu chất dinh dưỡng. Nhiều tháng chi tiêu không đủ thì nhờ gia đình ngoại gửi thức ăn hoặc vay mượn đợi lương tháng tiếp theo rồi trả dần” – chị Liên chia sẻ.

Còn đối với chị Trần Thị Lan, 3 người con đều còn nhỏ, chưa phải đóng nhiều chi phí tiền học nên chi tiêu sinh hoạt trong gia đình vẫn ở mức kiểm soát được. Nhưng sắp tới, khi tiền điện tăng giá, chị không biết mình phải xoay sở ra sao khi lại thêm nỗi lo.

“Bình thường giá điện như vậy là đã cao so với mức sống của công nhân ở trọ, nếu bây giờ lại tăng, người công nhân như chúng tôi thêm phần khó khăn. Nhiều khi cũng nghĩ là nếu không gồng gánh nổi nữa thì gia đình tôi sẽ chuyển về quê sinh sống” – chị Lan nói.

Video công nhân lo lắng khi nghe thông tin về đề xuất tăng giá điện. Video: Văn Trực
Mỹ Linh - Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Một kho phế liệu ven Quốc lộ 14B cháy lớn

Văn Trực |

Khoảng 18h ngày 3.12, một kho phế liệu ven Quốc lộ 14B, đoạn qua thôn Hương Lam (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bất ngờ cháy lớn dữ dội trong đêm.

Đà Nẵng: Toàn bộ công nhân Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng nghỉ làm từ ngày 3.12

Tường Minh |

Đà Nẵng - Người lao động Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng chính thức nghỉ làm việc từ ngày 3.12.2022.

Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/lao động mất việc

Tường Minh |

Đà Nẵng - Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng cam kết hỗ trợ thêm mỗi lao động bị mất việc 1 triệu đồng, lao động thai sản 2 triệu đồng sau khi tuyên bố giải thể.

Đà Nẵng sẽ hỗ trợ tối đa cho lao động bị mất việc dịp cuối năm

An Thượng |

Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng (Ban Quản lý), ông Vũ Quang Hùng cho biết, thống kê mới nhất, đến ngày 2.12, Đà Nẵng có 8 doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, người lao động làm việc luân phiên, giảm lao động. Số lượng lao động bị tác động là 1.064 người.

Công nhân SSLV Đà Nẵng tập trung phản đối là đòi quyền lợi

Tường Minh - Văn Trực |

Đà Nẵng - Tổ chức Công đoàn vào cuộc hỗ trợ, tìm việc làm cho gần 500 lao động của Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng, đóng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu bị mất việc do doanh nghiệp tuyên bố giải thể, không có đơn hàng để sản xuất.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Đà Nẵng: Một kho phế liệu ven Quốc lộ 14B cháy lớn

Văn Trực |

Khoảng 18h ngày 3.12, một kho phế liệu ven Quốc lộ 14B, đoạn qua thôn Hương Lam (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bất ngờ cháy lớn dữ dội trong đêm.

Đà Nẵng: Toàn bộ công nhân Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng nghỉ làm từ ngày 3.12

Tường Minh |

Đà Nẵng - Người lao động Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng chính thức nghỉ làm việc từ ngày 3.12.2022.

Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/lao động mất việc

Tường Minh |

Đà Nẵng - Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng cam kết hỗ trợ thêm mỗi lao động bị mất việc 1 triệu đồng, lao động thai sản 2 triệu đồng sau khi tuyên bố giải thể.

Đà Nẵng sẽ hỗ trợ tối đa cho lao động bị mất việc dịp cuối năm

An Thượng |

Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng (Ban Quản lý), ông Vũ Quang Hùng cho biết, thống kê mới nhất, đến ngày 2.12, Đà Nẵng có 8 doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, người lao động làm việc luân phiên, giảm lao động. Số lượng lao động bị tác động là 1.064 người.

Công nhân SSLV Đà Nẵng tập trung phản đối là đòi quyền lợi

Tường Minh - Văn Trực |

Đà Nẵng - Tổ chức Công đoàn vào cuộc hỗ trợ, tìm việc làm cho gần 500 lao động của Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng, đóng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu bị mất việc do doanh nghiệp tuyên bố giải thể, không có đơn hàng để sản xuất.