Về hưu chi tiêu thế nào cho thoải mái?

Thúy Ngọc (Theo CNN) |

Một nghiên cứu cho thấy đa số người cao tuổi còn ít nhất 80% tiền tiết kiệm sau 20 năm về hưu.

Phần lớn người lao động đều nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ và tiết kiệm trong nhiều thập niên để chuẩn bị cho cuộc sống về hưu. Mặc dù họ sẵn sàng ngừng làm việc, nhưng phần khó khăn lại chỉ bắt đầu khi chính thức về hưu: Làm thế nào để sử dụng khoản tiết kiệm hưu trí của mình khi không còn thu nhập?

Tâm lý của đại đa số thay đổi từ tiết kiệm sang chi tiêu – đó là một kỳ tích không hề nhỏ với hầu hết mọi người. “Bây giờ bạn có một khoản tiền lớn và phải rút ra dần. Đối với một số người, điều đó gần như gây đau đớn về thể chất,” David John, cố vấn chính sách chiến lược cấp cao tại Viện Chính sách công AARP (Mỹ), cho biết.

Nhưng các yếu tố không thể đoán trước như hoạt động của thị trường, tuổi thọ và các vấn đề sức khỏe khiến việc tiêu tiền hợp lý là một thách thức, theo John. Đó là lý do mọi người ngần ngại tiêu tiền tiết kiệm vì họ nghĩ, “Tôi có ngần này và số tiền đó sẽ đủ ăn tiêu đến hết đời, nhưng tương lai lại rất bấp bênh. Vì vậy, nếu tôi động đến nó, tôi sẽ tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm”.

Nghiên cứu cho thấy rằng trong số những người về hưu có tiền tiết kiệm, nhưng phần lớn không rút ra nhiều mà sống dựa vào các nguồn cố định như quỹ an sinh xã hội, lương hưu hoặc thu nhập từ công việc bán thời gian họ làm thêm.

Một nghiên cứu của tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu Mỹ BlackRock cho thấy đa số người về hưu vẫn còn ít nhất 80% số tiền tiết kiệm sau 20 năm về hưu. Một trong những điều kiện cho phép họ chi tiêu thoải mái như vậy là nhờ tình hình kinh tế phát triển từ 2009 đến 2020.

Nhưng tâm lý miễn cưỡng sử dụng tiền tiết kiệm hưu trí là yếu tố khá phổ biến, đúng với hầu hết người lao động dù khả năng tài chính ra sao. Tâm lý này có thể còn gay gắt hơn đối với những người sắp về hưu, khi phải đối mặt với lạm phát, thị trường biến động và thiếu lương hưu, John nói.

 
Giá cả thị trường có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu khi về hưu. Ảnh minh họa: Xinhua

Thay đổi suy nghĩ

Nhà lập kế hoạch tài chính Kyle Newell luôn nhắc nhở khách hàng rằng số tiền tiết kiệm mà họ đã làm việc chăm chỉ để tích lũy là khoản giúp đỡ họ sống sung túc khi về hưu.

“Tôi nói với họ, giờ là lúc để tiêu tiền nên họ không cần phải chi tiêu dè sẻn như vậy. Điều đó dường như giúp ích cho mọi người,” Newell nói. Ông đưa ra dự đoán tài chính cho khách hàng, để xem liệu họ có đủ khả năng chi tiêu nhiều hơn so với mức họ nghĩ mình có thể hay không

Đối với những khách hàng luôn muốn khoản tiết kiệm của mình tương đương mức hiện tại hoặc nhiều hơn khi họ qua đời, chuyên gia lập kế hoạch tài chính David Edmisten thường hỏi họ một câu đơn giản: "Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn?".

"Tôi cố gắng hỏi họ mục đích của số tiền là gì: Sở hữu hay sử dụng nó như một công cụ để làm những gì họ muốn và tránh những gì không muốn?”, Edmisten bày tỏ.

Anh cũng yêu cầu khách hàng suy nghĩ về những gì họ thực sự muốn đạt được và đánh giá xem khoản tiết kiệm có đủ khả năng trở thành phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

“Bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về mục đích của cuộc đời khi về hưu. Những người biết mục đích của mình là gì, bản thân muốn làm gì sẽ hài lòng hơn với cuộc sống”, Edmisten nói.

Edmisten luôn khuyên khách hàng nên thoải mái với bản thân và coi năm đầu tiên về hưu là năm thử nghiệm chi tiêu.

Thực hành

Điều đầu tiên cần làm là lập ngân sách và vạch ra một kế hoạch chi tiêu. Trước khi nghỉ hưu, hãy theo dõi thói quen chi tiêu và các chi phí hàng tháng như nhà ở, thức ăn, chăm sóc sức khỏe...

Sau đó, bạn cần đánh giá những chi phí đó có khả năng thay đổi như thế nào khi nghỉ hưu, ví dụ như khi sống cùng con cháu, có bảo hiểm y tế... Bạn cần tính đến các khoản chi tiêu lớn phát sinh khác tiền đám cưới của con cháu, mua xe, nghỉ mát...

Tiếp, hãy đánh giá xem bạn sẽ có khoản thu nhập cố định nào từ quỹ an sinh xã hội, lương hưu... Lấy khoản chi tiêu dự kiến ​​trừ đi thu nhập cố định sẽ ra số tiền cần rút từ khoản tiết kiệm hưu trí.

Khi bạn biết con số đó, hãy xây dựng một ngân sách đủ trang trải cho những gì bạn cần chi trong một hoặc hai năm mà không phải bán bất cứ tài sản gì hoặc rút cổ phiếu, trái phiếu nếu thị trường đi xuống.

Thúy Ngọc (Theo CNN)
TIN LIÊN QUAN

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn nên về hưu càng sớm càng tốt

Thúy Ngọc (Theo AARP) |

Giữa bối cảnh lạm phát, về hưu dường như là điều bất khả thi. Nhưng với những người cao tuổi, tiếp tục làm việc lại lợi bất cập hại.

Bẫy chi tiêu khiến tiết kiệm bao nhiêu để về hưu cũng hết

Thúy Ngọc (Theo Insider) |

Tiết kiệm để về hưu, không ít người mắc bẫy chi tiêu khi mua hàng hiệu đắt tiền, vì cho rằng mình xứng đáng hưởng thụ sau thời gian làm việc vất vả.

Mắc bẫy về hưu sớm, vợ chồng bàng hoàng nhận ra ngồi không cũng mất tiền

Thúy Ngọc (Theo TIME) |

Jon Schoeller nghĩ rằng về hưu sớm là mục tiêu lớn nhất của đời mình. Anh đã lầm.

Người về hưu có thể kiếm thêm thu nhập bằng công việc nào?

Nguyễn Quỳnh (T/H) |

Sau khi về hưu, nhiều người muốn tìm một công việc làm thêm vừa phù hợp với sức khỏe vừa đảm bảo duy trì thu nhập hàng ngày.

Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định cam kết với Ukraina

Song Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn nên về hưu càng sớm càng tốt

Thúy Ngọc (Theo AARP) |

Giữa bối cảnh lạm phát, về hưu dường như là điều bất khả thi. Nhưng với những người cao tuổi, tiếp tục làm việc lại lợi bất cập hại.

Bẫy chi tiêu khiến tiết kiệm bao nhiêu để về hưu cũng hết

Thúy Ngọc (Theo Insider) |

Tiết kiệm để về hưu, không ít người mắc bẫy chi tiêu khi mua hàng hiệu đắt tiền, vì cho rằng mình xứng đáng hưởng thụ sau thời gian làm việc vất vả.

Mắc bẫy về hưu sớm, vợ chồng bàng hoàng nhận ra ngồi không cũng mất tiền

Thúy Ngọc (Theo TIME) |

Jon Schoeller nghĩ rằng về hưu sớm là mục tiêu lớn nhất của đời mình. Anh đã lầm.

Người về hưu có thể kiếm thêm thu nhập bằng công việc nào?

Nguyễn Quỳnh (T/H) |

Sau khi về hưu, nhiều người muốn tìm một công việc làm thêm vừa phù hợp với sức khỏe vừa đảm bảo duy trì thu nhập hàng ngày.