Chàng trai khiếm thị thắp ánh sáng bằng tiếng đàn nguyệt

Thanh Hương |

Không thể nhìn thấy mọi thứ, nhưng chàng trai khiếm thị Thái Quốc Thanh lại có niềm say mê với âm nhạc, đặc biệt là đàn nguyệt.

Không chỉ gửi tâm sự vào những âm thanh trầm bổng sâu lắng của nhạc cụ dân tộc, Thái Quốc Thanh (sinh năm 1990, Bắc Ninh) còn truyền vào đó niềm vui và sự lạc quan yêu đời, giúp cho những người có hoàn cảnh như mình thêm tự tin, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, nhà có 3 anh em trai, Thái Quốc Thanh và anh cả đều không may mắc khiếm thị bẩm sinh. Giống như những người khiếm thị bẩm sinh khác, ngay từ khi lọt lòng mẹ, Thái Quốc Thanh đã không nhìn thấy ánh sáng.

Ký ức tuổi thơ của anh là những lần được bà, được mẹ dẫn đi nghe hát quan họ ngoài đình. Cứ thế, tình yêu và sự say mê với các làn điệu dân ca truyền thống, với âm nhạc lớn dần trong tim chàng trai 9X.

Chàng trai khiếm thị Thái Quốc Thanh thể hiện tài năng chơi
Chàng trai khiếm thị Thái Quốc Thanh thể hiện tài năng chơi đàn nguyệt. Ảnh: VTV

Bước ngoặt đến với chàng trai xứ Kinh Bắc vào năm lên 7 tuổi, Thái Quốc Thanh có cơ hội được lên Hà Nội theo học tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Lần đầu tiên được học, được tiếp xúc với âm nhạc, chàng trai trẻ đã chọn cây đàn tứ, nhưng cậu bé nhận ra đàn tứ vốn chỉ đệm và không thể rung nhấn.

Cơ duyên đến với Thái Quốc Thanh khi lên lớp 9, mỗi học sinh được chọn thêm nhạc cụ mới. Khi được nghe tiếng đàn nguyệt, anh đã bị chinh phục hoàn toàn và trở thành người duy nhất trong lớp lựa chọn nhạc cụ này để theo học.

Khi học hết 9 năm trung học, Thái Quốc Thanh thi đỗ vào hệ Trung cấp của Nhạc viện Hà Nội với số điểm cao và luôn là sinh viên xuất sắc Top đầu của khoa Nhạc cụ truyền thống. Để đạt được thành quả ấy, chàng trai khiếm thị đã chăm chỉ học ngày học đêm và cố gắng nỗ lực hơn các bạn rất nhiều lần.

Không thể đọc phổ nhạc, Thái Quốc Thanh nhờ các bạn mắt sáng đọc cho mình, sau đó anh cẩn thận chép lại bằng chữ nổi và học thuộc: “Học nhạc không chỉ cần thiên phú mà còn cần sự khổ luyện. Các bạn có thể nhìn tay thầy giáo để hoàn thiện phong cách biểu diễn, còn mình thầy phải đến tận nơi, cầm tay, chỉ ngón luyện đàn cho đúng”.

Chính những nỗ lực và thành tích học tập cao đã giúp Quốc Thanh được đặc cách vào hệ Đại học của trường.

Những buổi biểu diễn ở “Hợp ca hy vọng” không chỉ giúp Thái Quốc Thanh thể hiện tình yêu âm nhạc của mình, mà còn là nơi anh được giao lưu, gặp gỡ và sẻ chia với những người có cùng cảnh ngộ.

Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào hỗ trợ cho Thái Quốc Thanh trên hành trình đầy nhân văn ấy.
Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào hỗ trợ Thái Quốc Thanh trên hành trình đầy nhân văn mà anh lựa chọn. Ảnh: VTV

Khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, Thái Quốc Thanh cho biết, sẽ tiếp tục hành trình lan tỏa yêu thương của mình bằng âm nhạc, đặc biệt anh và các thành viên trong Hội người mù TP Bắc Ninh thực hiện hành trình san sẻ yêu thương bằng cách trao học bổng tiếp thêm niềm tin hy vọng cho những người khiếm thị và con cái của họ.

Không ngừng trao đi yêu thương để nhận lại thương yêu, không chỉ tìm được niềm đam mê trong âm nhạc, Thái Quốc Thanh còn tìm thấy tình yêu của đời mình và xây dựng tổ ấm hạnh phúc khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Chương trình “Trạm yêu thương” với chủ đề “Gửi tâm sự vào tiếng đàn” sẽ phát sóng vào 10h ngày 21.10 trên kênh VTV1.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Trạm yêu thương: Phút giây ta được sống

Thanh Hương |

Đến với chương trình "Trạm yêu thương", cô giáo Vũ Thị Nga khiến khán giả xúc động khi vượt qua mọi mặc cảm, cố gắng vươn lên để trở thành cô giáo dạy nghề giỏi.

Trạm yêu thương: Chàng ca sĩ khiếm thị đam mê nhạc Rock

Thanh Hương |

Hành trình theo đuổi đam mê Rock của chàng trai khiếm thị Hà Văn Đông sẽ được kể lại trong “Trạm yêu thương” với chủ đề “Cùng âm nhạc vào đời”, phát sóng vào 10h ngày 16.9 trên kênh VTV1.

Trạm yêu thương: Đôi chân tròn

Thanh Hương |

Câu chuyện về “Đôi chân tròn” của chàng trai khuyết tật Đặng Hoàng An sẽ được kể lại trong “Trạm yêu thương” vào 10h ngày 9.9 trên kênh VTV1.

Lịch sử có nên là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Trang Hà |

Theo nhiều giáo viên và chuyên gia, phương án 4+2 (4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ và 2 môn lựa chọn) trong dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều nhược điểm, không công bằng cho các thí sinh.

5 vấn đề Bộ Công an đề nghị ở dự án luật bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Việt Dũng |

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhận được nhiều sự quan tâm, cho ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng bị tác động.

Bạn có nhớ loạt chi tiết này tại đêm diễn của Blackpink tại Hà Nội

NHÓM PV |

Cuối tháng 7 vừa qua, fan Việt có cơ hội thưởng thức 2 đêm diễn bùng nổ của 4 cô gái Blackpink. Đây là sự kiện quy mô quốc tế, mang nhiều ý nghĩa với khán giả yêu âm nhạc ở Việt Nam.

Bắc Ninh yêu cầu làm rõ phản ánh của Báo Lao Động về nhà ở xã hội Sao Hồng

Trần Tuấn |

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Sao Hồng yêu cầu làm rõ nội dung Báo Lao Động phản ánh.

Giáo viên trông ngóng thu nhập sẽ tăng khi cải cách tiền lương

Trà My |

Trước thông tin nguồn cải cách tiền lương đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn 2024 - 2026, nhiều giáo viên đang trông ngóng từng ngày để nhận mức lương mới.

Trạm yêu thương: Phút giây ta được sống

Thanh Hương |

Đến với chương trình "Trạm yêu thương", cô giáo Vũ Thị Nga khiến khán giả xúc động khi vượt qua mọi mặc cảm, cố gắng vươn lên để trở thành cô giáo dạy nghề giỏi.

Trạm yêu thương: Chàng ca sĩ khiếm thị đam mê nhạc Rock

Thanh Hương |

Hành trình theo đuổi đam mê Rock của chàng trai khiếm thị Hà Văn Đông sẽ được kể lại trong “Trạm yêu thương” với chủ đề “Cùng âm nhạc vào đời”, phát sóng vào 10h ngày 16.9 trên kênh VTV1.

Trạm yêu thương: Đôi chân tròn

Thanh Hương |

Câu chuyện về “Đôi chân tròn” của chàng trai khuyết tật Đặng Hoàng An sẽ được kể lại trong “Trạm yêu thương” vào 10h ngày 9.9 trên kênh VTV1.