Tăng trưởng GDP quý I thấp, Chính phủ vẫn hứa hoàn thành chỉ tiêu cả năm 6,7%

X.Q |

Báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV đánh giá: Tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%). Song, Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các quý còn lại, quyết tâm đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra.

GDP quý I đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%)

Báo cáo của ông Trương Hòa Bình đánh giá: Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 so với tháng 12 năm 2016 tăng 0,9%; đã tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại các địa phương còn lại. Tín dụng tăng 5,75%, cao nhất so với cùng kỳ trong 6 năm gần đây; mặt bằng lãi suất ổn định và có xu hướng giảm.

Xuất khẩu tăng 16,8%, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo và nông sản tăng mạnh. Tăng cường quản lý, chống thất thu, nợ đọng thuế; tổng thu NSNN đạt 32,7% dự toán cả năm (tăng 17,8%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và góp cổ phần đạt 10,6 tỷ USD, tăng 40,5%...; trong 4 tháng có gần 40 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới; tổng số vốn đăng ký và bổ sung đạt 825 nghìn tỷ đồng.

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tốt hơn cùng kỳ năm 2016. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, tổ chức nhiều hội nghị về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thu hút được nhiều dự án, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này...

Khu vực nông nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ, quý I tăng 2,03% (cùng kỳ giảm 1,31%); kim ngạch xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt 10,76 tỷ USD, tăng 9,1%. Xuất khẩu gạo, thủy sản có xu hướng tốt, giá ổn định ở mức khá, có lợi cho người sản xuất. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; ban hành chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, các đề án cơ cấu lại ngành điện và đổi mới, hiện đại hóa ngành công nghiệp khai khoáng, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tăng 7,4%, cao hơn so với tháng 3 (5,5%) và quý I (4,1%)...

Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 5,1%, chủ yếu do lĩnh vực khai khoáng giảm 9,7%, trong đó dầu thô giảm đến 14,2%; ngành chế biến chế tạo, linh kiện điện tử tăng thấp hơn cùng kỳ. Việc phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư công chậm.

Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các quý còn lại, quyết tâm phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra.

Giải pháp quyết liệt

Giải pháp để thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, theo báo cáo của Chính phủ, đó là:

Tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp gắn với nâng cao chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao; ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công; tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, sớm đưa vào sử dụng. Nghiên cứu, có giải pháp phù hợp theo cơ chế thị trường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, trong dân và kiều bào ta ở nước ngoài cho phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với những ngành hàng, sản phẩm chủ lực; khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu. Có lộ trình, giải pháp cụ thể giảm tỷ lệ hàng gia công xuất khẩu và xuất khẩu qua trung gian. Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA)...

Tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ đạo quyết liệt, có kịch bản cụ thể cho tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của từng vùng và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Khắc phục những bất cập, yếu kém trong quản lý nhà nước, nhất là về quy hoạch, kế hoạch, quản lý vật tư, chất lượng hàng hóa, thị trường bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu nông sản...

Theo dõi sát diễn biến giá dầu để điều tiết sản xuất kinh doanh dầu khí phù hợp; có giải pháp xử lý hiệu quả đối với khoáng sản tồn kho, trong đó có việc xem xét cho phép xuất khẩu. Đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, dự án công nghiệp trọng điểm. Tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, nhất là trong các ngành chế biến chế tạo, điện, nước, xây dựng... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Rà soát, có biện pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả các phân khúc thị trường bất động sản.

Chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng từng ngành dịch vụ, phấn đấu tăng trưởng khu vực này đạt khoảng 7,2%. Ban hành và triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tăng cường kết nối, thu hút du khách, nhất là ở các thị trường trọng điểm; nghiên cứu, tiếp tục mở rộng cấp thí điểm thị thực điện tử; phấn đấu cả năm thu hút khách quốc tế tăng trên 30%.

X.Q
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội: Tăng tranh luận, đối thoại và giải trình trong họp Quốc hội

X.Q |

Sáng 22.5, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp thứ 3 có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các đòi hỏi của tình hình mới. Do vậy, hoạt động lập pháp tiếp tục là nội dung trọng tâm của kỳ họp.

Cử tri và nhân dân gửi đến Quốc hội 6 kiến nghị

X.Q |

Trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các địa phương 6 kiến nghị:

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Chủ tịch Quốc hội: Tăng tranh luận, đối thoại và giải trình trong họp Quốc hội

X.Q |

Sáng 22.5, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp thứ 3 có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các đòi hỏi của tình hình mới. Do vậy, hoạt động lập pháp tiếp tục là nội dung trọng tâm của kỳ họp.

Cử tri và nhân dân gửi đến Quốc hội 6 kiến nghị

X.Q |

Trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các địa phương 6 kiến nghị: