Cần giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp giải thể, dự án thua lỗ “đắp chiếu“

Xuân Hải |

Sáng 16.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Tại phiên họp, nhiều đại biểu đề nghị cần quy trách nhiệm việc quản lý, sử dụng nợ công nhằm sử dụng nợ công một cách hiệu quả, tránh sử dụng lãng phí, gây thất thoát.

Phải giải quyết 3 vấn đề mới xử lý được nợ công

Cho ý kiến vào dự luật, theo ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), để xử lý được “tận gốc” nợ công, phải giải quyết được 3 vấn đề, đó là phạm vi quản lý nợ công, đầu mối bộ máy quản lý nợ công, và nhận diện được rủi ro.

Ông Hàm đề nghị cần giám sát các khoản nợ của các đơn vị sự nghiệp công lập bởi các đơn vị này không trả được thì Nhà nước vẫn phải gánh nợ thay. Hay như các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước không trả được nợ thì sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, người lao động mất việc làm, cho nên cần phải quy định trong Luật để giám sát và quản trị rủi ro.

Ông Hoàng Quang Hàm cũng nhìn nhận, hiện nay để 3 cơ quan quản lý nợ công như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nhưng sự phối hợp chưa bao giờ thông suốt, chưa gắn trách nhiệm vay và trả nợ, trách nhiệm khi xảy ra thất thoát lãng phí. Nên để  một đầu mối cho dễ dàng quản lý, đồng thời làm giảm biên chế, tăng niềm tin của người đi vay khi chỉ làm việc với một đầu mối. Như thế sẽ có bức tranh tổng thể thay vì phải ghép nhiều mảng như hiện nay.

 “Cần giám sát nợ công vì nó ảnh hưởng đến quốc gia, các khoản vay về cho vay lại và các khoản bảo lãnh mà Chính phủ vay về và cho vay lại nhưng đơn vị vay không trả được thì Chính phủ phải trả thay. Do vậy cần rà soát chặt chẽ các quy định. Đặc biệt, hiện chưa quy định trách nhiệm cơ quan trong quản lý nợ công nên không xử lý được trách nhiệm cá nhân, tổ chức khi để xảy ra thất thoát lãng phí, nên cần quy trách nhiệm của cơ quan, cá nhân khi để xảy ra thất thoát từ các khâu thẩm định, phê duyệt”- ông Hàm nêu rõ.

Còn ĐB Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) cho rằng, nhiều khoản vay về được Chính phủ bảo lãnh nhưng lại sử dụng chưa hiệu quả, cần tăng cường giám sát đối với các khoản bảo lãnh để giảm khả năng Chính phủ trả nợ thay.

Giám sát chặt chẽ các DN giải thể, dự án đắp chiếu

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh), nợ công cũng làm tăng lãi suất như nợ xấu. Nợ công năm 2012 là 62,8%, và Quốc hội đã thông qua cũng đưa ra mức trần là 65% trên GDP. Cho nên quản lý nợ công là bức thiết nhưng nhu cầu chi tiêu công, bội chi ngân sách luôn vượt dự toán, bình quân bội chi 5 năm qua là 5,8%, chi thường xuyên liên tục gia tăng đến gần 70% tổng chi ngân sách, đầu tư công hiệu quả thấp và tăng trưởng không đạt kế hoạch nên nợ công tăng nhanh.

Vì thế quản lý nợ công cần được đặt trong bối cảnh các Luật có liên quan như: Ngân sách Nhà nước;  đầu tư công; quản lý sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; tổ chức Chính phủ; và tổ chức chính quyền địa phương. Nợ công cần phải được công khai cập nhật liên tục hàng tháng. Các khoản đầu tư công trong thời gian tới rất lớn nên đầu tư công phải có tính hiệu quả mới kéo giảm được nợ công.

“Do đó, cần giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp Nhà nước, giải thể các dự án thua lỗ, đắp chiếu trước tiên chứ không phải vội vàng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn có lời” – ông Ngân nói.

ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa -Vũng Tàu) nêu ý kiến: Nợ công đang tăng quá nhanh, đã sát mức Quốc hội cho phép là 65%. Do đó cần giám sát doanh nghiệp Nhà nước đối với các khoản vay nợ, và nguồn trả nợ để không ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Tuy nhiên, quan trọng là phải quy trách nhiệm các cơ quan trong quản lý nợ công, tránh tình trạng cứ vay về nhưng không trả được. Gắn với trách nhiệm của người đứng đầu khi vay về nhưng sử dụng không hiệu quả, dẫn đến không có khả năng trả nợ.

Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng GTVT: Suất đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam dự kiến 9,5 triệu USD/km

Xuân Hải |

Bộ trưởng Bộ Giao thông thông Vận tải Trương Quang Nghĩa nói như vậy khi trả lời câu hỏi chất vấn của ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) sáng 15.6, về đề án đường cao tốc Bắc - Nam.

Bộ trưởng nhận trách nhiệm trong quản lý đầu tư công

Lê Phương |

Sau khi ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chất vấn về đầu tư công, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận có 2 trách nhiệm: Tham mưu cơ chế chính sách chưa đầy đủ và thanh tra, giám sát tình trạng thất thoát chưa tốt.

Nguyễn Thị Oanh đoạt huy chương vàng điền kinh Châu Á 2023

NGUYỄN ĐĂNG |

Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc mang về tấm huy chương vàng cho thể thao Việt Nam, khi về nhất ở nội dung 1.500m tại Giải điền kinh trong nhà vô địch Châu Á 2023 vào tối 11.2.

Chelsea chia điểm thất vọng trước West Ham

Văn An |

West Ham và Chelsea cầm chân nhau với tỉ số 1-1 tại vòng 23 Premier League.

Nhịp Showbiz: MONO lưu diễn nước ngoài, Quốc Trường làm từ thiện ở Ấn Độ

HOÀNG HUÊ |

MONO lưu diễn nước ngoài, Quốc Trường đi làm từ thiện ở Ấn Độ... là những tin tức nổi bật của showbiz Việt ngày 11.2.

Chứng khoán Bản Việt phủ nhận tin đồn thao túng cổ phiếu EIB

Đức Mạnh |

Chứng khoán Bản Việt khẳng định, các thông tin liên quan đến thao túng cổ phiếu EIB là hoàn toàn sai lệch, không chính xác và bịa đặt.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 11.2 đến 21.2 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 11.2.2023 - 21.2.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Lừa cọc mua xe ôtô rồi mất hút, nhiều người có thể dính bẫy

KHÁNH LINH |

TPHCM - Ngày nay, việc đăng thông tin mua bán xe ôtô cũ trên mạng qua các trang mạng xã hội, trang thông tin mua bán xe, rao vặt... ngày càng trở nên phổ biến và là kênh thông tin được nhiều người dân và chủ salon kinh doanh xe lựa chọn.

Bộ trưởng GTVT: Suất đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam dự kiến 9,5 triệu USD/km

Xuân Hải |

Bộ trưởng Bộ Giao thông thông Vận tải Trương Quang Nghĩa nói như vậy khi trả lời câu hỏi chất vấn của ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) sáng 15.6, về đề án đường cao tốc Bắc - Nam.

Bộ trưởng nhận trách nhiệm trong quản lý đầu tư công

Lê Phương |

Sau khi ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chất vấn về đầu tư công, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận có 2 trách nhiệm: Tham mưu cơ chế chính sách chưa đầy đủ và thanh tra, giám sát tình trạng thất thoát chưa tốt.