Gỡ nút thắt môn Lịch sử cấp THPT: Quan trọng nhất là thái độ dạy và học

Thiều Trang - Phùng Nhung |

Theo nhiều giáo viên, điều quan trọng nhất cần làm hiện nay là chuẩn bị tâm lý, trình độ chuyên môn vững vàng để xây dựng phương án dạy học môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông (THPT) phù hợp trong mọi trường hợp.

"Số phận" môn Lịch sử sẽ đi về đâu?

Trong báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.

Trước thông tin này, Hiệu trưởng và giáo viên các trường đang rất nóng lòng chờ quyết định cuối cùng để việc chuẩn bị giảng dạy môn học này ở cấp THPT không bị trì hoãn.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ phải sớm quyết định môn Lịch sử là môn học bắt buộc hay lựa chọn để các cơ sở giáo dục có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng trước thềm năm học mới.

“Chỉ còn 3 tháng nữa là bắt đầu năm học mới, dư luận xã hội đang xảy ra nhiều tranh cãi trái chiều xoay quanh việc học môn Lịch sử. Điều này gây ra những băn khoăn, lo lắng cho giáo viên làm thế nào để tạo tâm thế tốt nhất khi bước vào năm học mới.

Bởi khi thay đổi chương trình, giáo viên phải có thời gian chuẩn bị và thích nghi để có được điều kiện giảng dạy tốt nhất. Chính vì vậy, cần sớm có quyết định chính thức về vấn đề này” - thầy Liệu nêu quan điểm.

Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng cho biết, nếu đưa Lịch sử vào môn bắt buộc thì phải tăng số tiết. Như vậy, sẽ phải sửa số tiết, không chỉ môn học này mà còn kéo theo sửa số tiết các môn học khác. Việc này cũng sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong chương trình học và sự thay đổi về đội ngũ giáo viên giảng dạy.

Chuẩn bị tâm lý, trình độ chuyên môn vững vàng 

Theo nhiều giáo viên, điều quan trọng nhất cần làm hiện nay là bình tĩnh chờ đợi và xây dựng phương án thích ứng với mọi trường hợp. Thầy Nguyễn Hồ Thủy - giáo viên Lịch sử Trường THPT Tam Đảo 2 (Vĩnh phúc) cho rằng, trước những thay đổi trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên cần bình tĩnh, theo dõi sát sao những thông báo mới của Bộ GDĐT để kịp chuẩn bị các phương án phù hợp.

"Dù là môn bắt buộc hay lựa chọn thì các trường vẫn phải đảm bảo về nguồn nhân lực, đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn để giảng dạy. Nếu Lịch sử là môn lựa chọn thì dự đoán số lượng học sinh đăng kí học sẽ ít, nhà trường cần có những sắp xếp hợp lý" - thầy Thủy nói.

Chia sẻ về vấn đề trên, cô Nguyễn Thùy Trang - giáo viên Lịch sử Trường THPT Khương Đình (Hà Nội) bày tỏ quan ngại khi nhiều học sinh hiện nay không mặn mà với môn học này. Theo cô Trang, để thích nghi với chương trình mới, giáo viên cần nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn.

“Điều quan trọng nhất không phải Lịch sử là môn lựa chọn hay bắt buộc, mà đích hướng tới là giúp học sinh không sợ môn học này, học sinh hiểu được những giá trị cốt lõi mà lịch sử mang lại.

Như vậy, giáo viên cần phải tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, thay đổi phương pháp dạy học để lôi cuốn học sinh. Hiện nay, chúng tôi cũng áp dụng các phương pháp dạy học mới như xây dựng trò chơi, chèn tư liệu hình ảnh, những bộ phim liên quan đến lịch sử vào bài học để học sinh không cảm thấy môn học khô khan nhàm chán” - cô Trang chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, cô Hoa Lý - giáo viên Lịch sử Trường THPT Tam Dương (Vĩnh Phúc) cho rằng, dù Lịch sử là môn lựa chọn hay bắt buộc thì nhà trường đều phải đảm bảo chương trình.

"Tuy rằng chương trình giảng dạy và chương trình sách giáo khoa có thể bị xáo trộn nhưng giáo viên luôn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng. Thầy cô cũng cần đầu tư cho chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy. Điều quan trọng không phải có bao nhiêu học sinh theo học mà phải biết học sinh tiếp thu được những giá trị gì từ môn học" - cô Lý nêu quan điểm.

Thiều Trang - Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Cử tri kiến nghị xem xét thận trọng việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn

Nhóm PV |

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn Lịch sử ở bậc Trung học phổ thông là môn học tự chọn.

Đưa Lịch sử thành môn bắt buộc: Lo ngại phải sửa cả chương trình, SGK mới

Bích Hà |

Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiếp thu các ý kiến và quy định Lịch sử là môn bắt buộc ở cấp THPT. Nếu thực hiện điều này, có ý kiến băn khoăn sẽ phải sửa lại cả chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.

Đừng tranh cãi tự chọn hay bắt buộc, hãy tìm cách để học sinh yêu Lịch sử

Thiều Trang |

Trước những tranh cãi về việc môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn ở cấp Trung học phổ thông (THPT), nhiều giáo viên cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử, xác định được năng lực và tiếp cận sâu với nguyện vọng nghề nghiệp mình yêu thích, gắn với môn học này.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Cử tri kiến nghị xem xét thận trọng việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn

Nhóm PV |

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn Lịch sử ở bậc Trung học phổ thông là môn học tự chọn.

Đưa Lịch sử thành môn bắt buộc: Lo ngại phải sửa cả chương trình, SGK mới

Bích Hà |

Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiếp thu các ý kiến và quy định Lịch sử là môn bắt buộc ở cấp THPT. Nếu thực hiện điều này, có ý kiến băn khoăn sẽ phải sửa lại cả chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.

Đừng tranh cãi tự chọn hay bắt buộc, hãy tìm cách để học sinh yêu Lịch sử

Thiều Trang |

Trước những tranh cãi về việc môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn ở cấp Trung học phổ thông (THPT), nhiều giáo viên cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử, xác định được năng lực và tiếp cận sâu với nguyện vọng nghề nghiệp mình yêu thích, gắn với môn học này.