Thời tiết thay đổi, cẩn thận với những biến chứng của cúm

Hà Lê |

Những ngày qua, miền Bắc thay đổi theo ngày mưa phùn, nồm ẩm, nóng lạnh thất thường, thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, cúm là bệnh thường gặp.

Đưa con tới khám tại Bệnh viện An Việt trong tình trạng bé bị các triệu chứng ho, sổ mũi, rát họng, sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày không khỏi, chị Mai Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Cả lớp của con có đến 1/2 đang bị cúm. Tuy nhiên, con của chị là bị dai dẳng nhất. Cháu đã nghỉ học vài hôm, điều trị ở nhà không khỏi, chị phải đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán, bé bị cúm và hướng dẫn cách điều trị.

c
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Hải Phạm

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - nguyên trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương), hiện là Giám đốc Bệnh viện An Việt, thời gian qua số ca đến khám vì bị cúm tăng nhiều, cả người lớn và trẻ nhỏ.

PGS Hoài An cho biết: Cúm là bệnh lý về đường hô hấp do virus cúm Influenza virus gây ra. Trong 3 chủng virus cúm ảnh hưởng đến người (A, B và C) thì có cúm A thường gặp nhất do virus cúm A thường xuyên biến đổi và khả năng lây nhiễm cao. Cúm mùa là một trong những bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch. Cúm mùa có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gặp vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là thời điểm hiện tại khi thời tiết diễn biến cực đoan.

Bệnh cúm thường có biểu hiện của viêm đường long đường hô hấp trên và có thể dễ nhầm với cảm lạnh. Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn yếu cũng như những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai nguy cơ mắc cúm cao hơn. Cúm mùa thường lành tính nhưng có thể tiến triển nặng gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Cúm mùa có các triệu chứng đặc trưng như sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm. Xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác được bệnh cúm.

Theo PGS Hoài An, bất cứ ai cũng có thể bị cúm mùa vì thế để chủ động phòng bệnh, người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi. Khi có người mắc cúm cần cách ly, làm sạch môi trường, đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Một lưu ý nữa là nên tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt là với trẻ nhỏ hay những người có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn dịch), phụ nữ mang thai...

Khi bị cúm mùa, nên điều trị sớm, triệt để, không lạm dụng thuốc kháng sinh hay tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có chỉ định hay hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu bị cúm có những dấu hiệu trở nặng, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm lan sang người

Lệ Hà |

Sau nhiều năm vắng bóng, cúm A/H5N1 lại xuất hiện. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, dịch cúm trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương. Đặc biệt, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.

Nguy hiểm chết người khi nhiễm cúm A/H5N1

Hà Lê |

Người mắc cúm A/H5N1 vừa tử vong ở tỉnh Khánh Hòa là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Độc lực của cúm A/H5N1 như thế nào?

Nam sinh mắc cúm gia cầm đã tử vong, ăn thịt gà có nguy cơ mắc bệnh không?

AN AN - VŨ LINH |

Đến nay, chưa có bằng chứng về việc cúm H5N1 có thể lây lan sang người thông qua việc ăn thịt gà hay các loại thực phẩm có nguồn gốc gia cầm được chế biến đúng cách và nấu chín kỹ.

10 năm mới ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 thứ hai

Lệ Hà |

Chiều 24.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tử vong tại tỉnh Khánh Hoà. Bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh cúm A/H5

hà lê |

Cúm A/H5 chủ yếu lây từ gia cầm, chim sang người, chưa có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tiếp xúc, ăn thịt gia cầm bị bệnh. Người bị nhiễm virus gia cầm nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh việc bùng phát dịch.

Chính quyền xã yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng khai thác cát sông Son

PHI LONG - CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Trước việc khai thác cát tại xã Hưng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) bị nhiều người phản đối, chính quyền xã Hưng Trạch sẽ mở cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và người dân để tìm tiếng nói chung.

Đi qua mùa hạn mặn

NHÓM PV |

Đồng bằng sông Cửu Long đang vào cao điểm mùa khô năm 2024 trong bối cảnh thiếu nước ngọt, hạn hán, sụp, sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Đi dọc các tỉnh ven biển miền Tây từ Bến Tre đến Cà Mau, những ngày này, nước ngọt đã được xem là nhu cầu xa xỉ. Tuy nhiên, bên cạnh những cánh đồng lúa khát nước, những vườn cây ăn trái héo lá, mùa hạn mặn năm nay đã lóe lên những mô hình sống khỏe từ sự kịp thời thích nghi, chuyển đổi của cư dân vùng đồng bằng châu thổ...

Nhiều địa phương gồng mình trước vấn nạn ô nhiễm rác thải

Nhóm PV |

Rác thải đang trở thành vấn nạn, ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, đe dọa sự phát triển vững của mỗi địa phương. Để giải quyết triệt để vấn nạn này, cần sự hoàn thiện trong việc xử lý và tái chế rác thải.

Cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm lan sang người

Lệ Hà |

Sau nhiều năm vắng bóng, cúm A/H5N1 lại xuất hiện. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, dịch cúm trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương. Đặc biệt, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.

Nguy hiểm chết người khi nhiễm cúm A/H5N1

Hà Lê |

Người mắc cúm A/H5N1 vừa tử vong ở tỉnh Khánh Hòa là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Độc lực của cúm A/H5N1 như thế nào?

Nam sinh mắc cúm gia cầm đã tử vong, ăn thịt gà có nguy cơ mắc bệnh không?

AN AN - VŨ LINH |

Đến nay, chưa có bằng chứng về việc cúm H5N1 có thể lây lan sang người thông qua việc ăn thịt gà hay các loại thực phẩm có nguồn gốc gia cầm được chế biến đúng cách và nấu chín kỹ.

10 năm mới ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 thứ hai

Lệ Hà |

Chiều 24.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tử vong tại tỉnh Khánh Hoà. Bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh cúm A/H5

hà lê |

Cúm A/H5 chủ yếu lây từ gia cầm, chim sang người, chưa có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tiếp xúc, ăn thịt gia cầm bị bệnh. Người bị nhiễm virus gia cầm nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh việc bùng phát dịch.