Nỗ lực “đẩy lùi” bệnh thận mạn của ngành y

Thanh Châm |

Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam (VUNA) vừa công bố Hướng dẫn cập nhật về điều trị bệnh thận mạn tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 18.

Từ ngày 22 - 24.8, Hội nghị khoa học thường niên VUNA lần thứ XVIII, và Hội nghị khoa học Hội Tiết niệu - Thận học Thừa Thiên Huế lần XVI (gọi tắt là HueUNA 2024) được tổ chức tại TP Huế. Hội nghị có sự góp mặt của rất nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế với hàng trăm bài báo cáo khoa học và nhiều phiên hội thảo vệ tinh.

Một trong những phiên nổi bật, nhận được sự quan tâm của đông đảo y bác sĩ là “Phiên thận học - Cập nhật các tiến bộ mới trong lĩnh vực Thận học", trong đó vai trò của việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh thận mạn được nhấn mạnh và nhóm thuốc ức chế SGLT2 được xem như là trụ cột mới, mở ra hy vọng cho bệnh nhân bệnh thận mạn trên cả nước.

Trong suốt 2 năm qua, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam đã liên tục thực hiện nhiều chương trình đào tạo nhằm nâng cao công tác chẩn đoán sớm và điều trị bệnh thận mạn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, với sự đồng hành của các công ty dược phẩm, trong đó có Boehringer Ingelheim.

Các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Thận học của VUNA và đại diện nhà tài trợ hội nghị, đơn vị tổ chức chương trình hội thảo vệ tinh.
Các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Thận học của VUNA và đại diện nhà tài trợ hội nghị, đơn vị tổ chức chương trình hội thảo vệ tinh.

GS. Võ Tam, Phó Chủ tịch Hội Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, chia sẻ: “Năm 2024 được coi là bước ngoặt với chuyên ngành thận học khi cả trên thế giới và tại Việt Nam đều công bố khuyến cáo điều trị và hướng dẫn thực hành, là cơ sở giúp các bác sĩ lâm sàng phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bệnh thận mạn. Đây là cơ hội mở ra hi vọng cho rất nhiều người mắc bệnh thận mạn vì đã từ lâu không có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh lý.”

Bệnh thận mạn (BTM) là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động nên không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi cơ thể. BTM có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng. Khi BTM tiến triển nặng đến suy thận giai đoạn đoạn cuối, người bệnh cần phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn là những người có tiền sử hoặc đang mắc ít nhất một bệnh lý sau: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch (suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ…), thừa cân, béo phì, suy thận cấp, tổn thương thận cấp, sỏi thận, sỏi niệu và các bệnh hệ thống.

Tại Việt Nam, theo ước tính cứ khoảng 10 người thì có một người mắc BTM và tỉ lệ mắc BTM có khuynh hướng tăng theo thời gian. Nhu cầu điều trị lọc máu ngày càng tăng trong khi số lượng đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trên cả nước.

Theo thống kê, năm 2019, chi phí quản lý BTM cao hơn GDP bình quân đầu người, chi phí lọc máu cao gấp 4 lần so với chi phí điều trị bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm. Chính vì những gánh nặng và hệ lụy trên, việc sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho bệnh nhân BTM sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tới điều trị thay thế thận từ đó mang lại những lợi ích đáng kể cho ngành y tế.

Thanh Châm
TIN LIÊN QUAN

4 nguyên nhân khiến người bệnh thận mạn thường dễ tăng axit uric trong máu

HƯƠNG SƠN (THEO HEALTH) |

Bệnh thận mạn có thể dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính.

Nhiều người trẻ phù chân, mệt mỏi... mới biết mắc bệnh thận giai đoạn cuối

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Ngày càng có nhiều người trẻ dưới 40 tuổi đến bệnh viện khám, được chẩn đoán mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Trong khi đó, bệnh này trước kia thường chiếm tỉ lệ cao ở người lớn tuổi.

Tiến bộ mới trong làm chậm tiến triển bệnh thận mạn

Thanh Thanh |

Bệnh thận mạn gây những tổn thương không thể phục hồi. Tuy nhiên, các tiến bộ mới trong y khoa hiện nay có thể góp phần làm chậm tiến triển của bệnh.

Xây dựng đường dây 500kV có vai trò quan trọng của người dân

Xuân Hùng |

"Dự án 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa hoàn thành có vai trò rất quan trọng của người dân" - ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định.

Thủ khoa Đại học Ngoại thương hé lộ bí kíp đạt GPA 4.0/4.0

Linh chi - Việt Anh |

Nguyễn Khánh Linh là thủ khoa đầu ra toàn khóa của trường Đại học Ngoại thương với điểm GPA 4.0/4.0.

Chạy đua thời gian thực hiện ca ghép tim xuyên Việt

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM - Người bệnh 37 tuổi mắc bệnh cơ tim giãn có được cơ hội sống thứ 2 bởi được ghép tim từ ca hiến tạng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội).

Tăng ngày nghỉ lễ là đề xuất chính đáng vì người lao động

Tường Minh |

Việc tăng thêm ngày nghỉ lễ cho người lao động đang trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận và kiến nghị từ cử tri đến Quốc hội.

Vắt vẻo trên độ cao hàng trăm mét tại đường dây 500kV

Nhóm PV |

Các công nhân trên công trường dự án đường dây 500kV mạch 3 khẩn trương hoàn thành các công đoạn cuối cùng để bàn giao dự án cho đơn vị quản lý vận hành đóng điện.

4 nguyên nhân khiến người bệnh thận mạn thường dễ tăng axit uric trong máu

HƯƠNG SƠN (THEO HEALTH) |

Bệnh thận mạn có thể dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính.

Nhiều người trẻ phù chân, mệt mỏi... mới biết mắc bệnh thận giai đoạn cuối

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Ngày càng có nhiều người trẻ dưới 40 tuổi đến bệnh viện khám, được chẩn đoán mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Trong khi đó, bệnh này trước kia thường chiếm tỉ lệ cao ở người lớn tuổi.

Tiến bộ mới trong làm chậm tiến triển bệnh thận mạn

Thanh Thanh |

Bệnh thận mạn gây những tổn thương không thể phục hồi. Tuy nhiên, các tiến bộ mới trong y khoa hiện nay có thể góp phần làm chậm tiến triển của bệnh.