Bóng đá Việt Nam ít nguồn cầu thủ nhập tịch

MINH PHONG |

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam khó có thêm cầu thủ nhập tịch sau khi Rafaelson trở thành một chân sút nội.

Số ít cầu thủ có thể nhập tịch

Về cơ bản, Rafaelson sẽ sớm có quốc tịch Việt Nam. Trong 1-2 tháng tới, anh có thể được đăng kí với tư cách cầu thủ Việt Nam gốc nước ngoài.

Chuyện tiền đạo sinh năm 1997 có lên đội tuyển quốc gia hay không sẽ phụ thuộc vào ông Kim Sang-sik. Nhưng đằng sau bước đi của câu lạc bộ Nam Định, cần nhìn nhận về nguy cơ “đứt gãy” nguồn cầu thủ nhập tịch.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và các đội bóng phải tuân thủ tuyệt đối quy định về luật quốc tịch của Việt Nam. Để một người nước ngoài xin quốc tịch, họ cần sống và làm việc tại Việt Nam trong ít nhất 5 năm liên tục. Ngoài ra, người này cần đảm bảo về công việc, thu nhập, mức độ hiểu biết và thích nghi văn hóa.

Hoàng Vũ Samson là cầu thủ nhập tịch còn thi đấu chuyên nghiệp. Ảnh: VPF
Hoàng Vũ Samson là cầu thủ nhập tịch còn thi đấu chuyên nghiệp. Ảnh: VPF

Những năm gần đây, nhiều ngoại binh từng thi đấu lâu năm lần lượt chia tay V.League. Chỉ còn một vài cầu thủ đủ điều kiện cơ bản để nhập tịch như Rimario Gordon, Gustavo Santos (Thanh Hóa), Joseph Mpande (Nam Định), Jose Pinto (Hải Phòng)... Trước hết, nỗ lực nhập tịch cầu thủ phải đến từ các đội bóng.

Không thể phủ nhận rằng việc nhập tịch sẽ mang đến lợi ích đầu tiên cho cá nhân cầu thủ và đội bóng chủ quản. Sau đó, khi họ cho thấy tinh thần sẵn sàng cống hiến và có thể nâng tầm đội tuyển quốc gia, VFF mới triệu tập cầu thủ nhập tịch lên tuyển Việt Nam.

Có nên cố gắng nhập tịch nhiều cầu thủ?

Nhập tịch cầu thủ là điều cần thiết vào lúc này. Tuyển Việt Nam không tạo ra lứa cầu thủ kế cận đủ tốt để thay thế dần thế hệ vàng từng mang về nhiều vinh quang dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Phan Tuấn Tài, Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Văn Trường chơi tốt, cho thấy tiềm năng. Nhưng nếu so sánh màn trình diễn ở cùng độ tuổi với Công Phượng, Quang Hải, Hoàng Đức thì vẫn có khoảng cách lớn.

Mẫu cầu thủ có thể giải quyết trận đấu bằng một tình huống như Rafaelson mang đến phương án chiến thuật mới cho ông Kim Sang-sik. Nhưng tuyển Việt Nam vẫn cần thêm cả trung vệ, tiền vệ từ nguồn lực mới mẻ này.

Nhưng để đưa một cầu thủ gốc nước ngoài lên đội tuyển quốc gia còn nhiều yếu tố khác bên ngoài sân cỏ. Cầu thủ cần có chuẩn mực nhất định về ứng xử, tránh trường hợp như Phan Văn Santos từng "hồn nhiên" hát quốc ca Brazil khi khoác áo tuyển Việt Nam. Hay, cầu thủ không thể dùng đồ uống có cồn, chất kích thích và thoải mái livestream (phát trực tiếp) trên mạng xã hội.

Rafaelson là số ít cầu thủ nhập tịch đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. Ảnh: NĐFC
Rafaelson là số ít cầu thủ nhập tịch đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. Ảnh: NĐFC

Còn ở góc độ chuyên môn, nhóm cầu thủ có thể xin quốc tịch đa phần sinh năm 1993 - tức là 31 tuổi, người trẻ nhất là Gustavo cũng đã 29 tuổi. Họ sa sút khá nhiều so với khi mới đến Việt Nam.

Bruno Cunha bị xem là “người thừa” và ngồi không hưởng lương ở Thể Công Viettel. Rimario hay Gustavo có lẽ chỉ phù hợp với đấu trường quốc nội.

Hoàng Vũ Samson đã có quốc tịch Việt Nam nhưng việc anh lên đội tuyển khi đã 36 tuổi là ý tưởng không thực tiễn. Trần Trung Hiếu (Kizito) sinh năm 1993 nhưng sớm đi qua sườn dốc bên kia sự nghiệp từ cách đây 2 mùa giải.

Bởi vậy, ai cũng hiểu rằng đội tuyển Việt Nam phải nhập tịch cầu thủ để “cứu” lại thành tích ở khu vực Đông Nam Á và xa hơn là châu Á. Nhưng lấy cầu thủ ở đâu để nhập tịch và có thực sự phù hợp không lại là bài toán rất khó có lời giải thỏa đáng.

MINH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Huỳnh Kesley và lần duy nhất khoác áo tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Huỳnh Kesley Alves chơi hơn trăm trận tại V.League, nhưng chỉ được khoác áo đội tuyển Việt Nam duy nhất 1 lần.

Chuyện cầu thủ nhập tịch ở đội tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Trái ngược với vị trí, vai trò then chốt khi thi đấu ở V.League, những cầu thủ nhập tịch không dễ dàng được lên đội tuyển Việt Nam.

Có nên mở rộng cửa lên tuyển Việt Nam với cầu thủ nhập tịch?

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 180 cùng bình luận viên Quang Huy phân tích về những vấn đề Đội tuyển Việt Nam cần chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Bảo tàng Quảng Ninh vỡ hơn 1.000m2 kính, mở cửa lại từ 1.10

Nguyễn Hùng |

Bảo tàng Quảng Ninh – “viên ngọc đen” bên bờ vịnh Hạ Long - vẫn trong quá trình khắc phục hậu quả bão số 3, dự kiến mở cửa trở lại từ 1.10.

Có luật, quy chuẩn an toàn của xe đưa đón học sinh vẫn chờ thống nhất

Xuyên Đông |

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó có một số quy định về xe chở học sinh sẽ có hiệu lực từ 1.1.2025. Các nhà xe, kinh doanh dịch vụ xe đưa đón học sinh đang gấp rút đầu tư trang thiết bị để đáp ứng các tiêu chuẩn mới.

Xuất hiện clip đánh, đá trẻ tại nhà trẻ, công an vào cuộc

Phan Thành |

Bình Thuận - Từ hình ảnh bảo mẫu đánh bầm tím trẻ nhỏ và đoạn camera cảnh đánh, đá trẻ nhỏ tại nhà trẻ, công an vào cuộc làm rõ.

Bộ Công an đề xuất gắn thiết bị giám sát với 8 trường hợp

Việt Dũng |

Bộ Công an đề xuất việc gắn thiết bị giám sát nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục đối với người thi hành án hình sự tại cộng đồng.

Mùa vàng Sa Pa dở dang vì bão lũ

NINH PHƯƠNG |

Lào Cai - Không ít du khách tiếc nuối vì mùa lúa chín Sa Pa và nhiều điểm ở Lào Cai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ, sạt lở sau bão.

Huỳnh Kesley và lần duy nhất khoác áo tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Huỳnh Kesley Alves chơi hơn trăm trận tại V.League, nhưng chỉ được khoác áo đội tuyển Việt Nam duy nhất 1 lần.

Chuyện cầu thủ nhập tịch ở đội tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Trái ngược với vị trí, vai trò then chốt khi thi đấu ở V.League, những cầu thủ nhập tịch không dễ dàng được lên đội tuyển Việt Nam.

Có nên mở rộng cửa lên tuyển Việt Nam với cầu thủ nhập tịch?

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 180 cùng bình luận viên Quang Huy phân tích về những vấn đề Đội tuyển Việt Nam cần chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.