Hãy để quá khứ ngủ yên

Nguyễn Đình San |

Khoảng năm 1966-1967, bố mẹ đưa chúng tôi về sơ tán tại nhà một người bác ở tỉnh Bắc Giang rồi trở về Hà Nội. Bác chăm nuôi anh em tôi chu đáo chẳng khác gì con đẻ. Vì vậy mà nỗi nhớ nhà cũng dần nguôi, thậm chí sau đó còn thấy thích thú được sống và học tập ở nơi sơ tán này. Đang vui, học hành tấn tới, cuộc sống nơi thôn dã êm đềm, lại ít phải tránh máy bay thì chỉ vài năm sau đó, tôi trở về Hà Nội vì địch ngưng ném bom miền Bắc.

Nhưng rồi đến mùa đông 1972, B52 của giặc trút xuống Hà Nội, bố mẹ lại đưa chúng tôi về nơi đây. Bao nhiêu náo nức ngày trở lại. Chẳng ai thú vị gì chuyện đi sơ tán, nhưng riêng tôi lại thấy vui, vì được sống lại những kỷ niệm tuổi thơ nơi đây, trong đó tôi không sao quên được Na- cô bạn ít hơn tôi 2 tuổi. Lần sơ tán trước, tôi lên 10, Na lên 8. Cô học dưới tôi 3 lớp nhưng nhà ở cạnh nhau. Na vui tươi, nhí nhảnh, nhưng học yếu môn toán. Thế là tôi phải thường xuyên giúp đỡ. Chúng tôi coi nhau như anh em ruột, nhất là Na lại hợp với Lan - em gái tôi. Chúng như cặp bài trùng, học cùng lớp, không lúc nào rời nhau. Ba chúng tôi gắn bó keo sơn. Gặp lại Na, tâm trạng tôi thật khó tả. Nếu lần trước, tôi hồn nhiên, vô tư mỗi khi ở bên Na thì lần này tôi thấy có chút gì đó không được tự nhiên, nhất là mỗi khi cô bé cứ đăm đắm nhìn tôi, mỉm cười. Mới 14 tuổi nhưng Na phổng phao hơn các bạn cùng trang lứa. Cô đã cao gần bằng tôi, tóc dài, luôn tết thành hai bím, mắt long lanh, má lúc nào cũng hồng rực. Tôi chỉ buồn một nỗi là Na học không được khá. Bởi vậy, tôi càng quyết tâm giúp để vực Na lên. Và kết quả cuối cùng cũng tốt đẹp: Cô đã qua được kỳ thi tốt nghiệp cấp 2, vững vàng bước vào học lớp 8- lớp đầu cấp 3 khi ấy.
Tôi và Na lại học cùng trường. Quan hệ giữa 3 anh em tôi vẫn luôn gắn bó. Thỉnh thoảng, tôi rủ Na đi đâu đó nhưng bao giờ cô cũng yêu cầu Lan đi cùng.
Rồi miền Bắc ngưng tiếng súng, bom. Anh em tôi trở về Hà Nội. Lần này thì cuộc chia tay càng lưu luyến hơn. Tôi bần thần mất cả mấy tháng trời sau đó, khi đã về thủ đô, bởi trong đầu lúc nào cũng nghĩ về hình ảnh Na với nụ cười duyên dáng, gương mặt rạng rỡ và hai bím tóc lắc lư. Tôi không sao quên được cái giây phút cuối cùng trước khi anh em tôi rời Na: Cô đã ôm chặt lấy Lan, khóc nức nở, sau đó nhìn tôi, mắt chớp chớp liên hồi. Chúng tôi vẫy nhau. Na cứ đứng im như thế đến lúc khuất...
... Năm tháng trôi đi... Tôi đỗ đại học với điểm cao, được đi học ở Liên Xô (cũ). Lao vào học hành và lo thích ứng với cuộc sống xứ người, tôi chẳng có mấy khi nhớ lại quá khứ. Thi thoảng, tôi nhận được thư của Lan gửi sang nói có lần về quê gặp Na. Cô trượt đại học, tạm thời ở nhà giữ trẻ ở quê, vẫn hồn nhiên như trước và chưa lấy chồng.
... Sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô, tôi về nước, làm việc ở một viện nghiên cứu. 5 năm sau, tôi trở lại làm nghiên cứu sinh và đỗ bằng phó tiến sĩ. Trở về lần này, tôi đuợc cử làm trưởng phòng chuyên môn kiêm thư ký hội đồng khoa học của viện. Rồi tôi lấy vợ tên Hoa khi đã 35 tuổi. Cô là con gái duy nhất của cặp vợ chồng là bạn thân cha tôi ngày trước (các cụ đã hẹn với nhau sẽ tác thành cho hai đứa nên vợ chồng để trở thành thông gia). Khi lấy Hoa, tôi không đắn đo chỉ bởi ý nghĩ: Dẫu sao, cô cũng là trí thức (giáo viên cấp 3), sống nghiêm túc, nhất lại là con người bạn thân của bố mẹ mình. Chúng tôi sống êm đềm, lần lượt sinh được hai đứa con đủ cả trai lẫn gái. Sau đó, Hoa được đề bạt làm tổ trưởng bộ môn ở trường, còn tôi làm viện phó. Cuộc sống cứ thế trôi đi thuận lợi, suôn sẻ. Các con tôi học giỏi, ngoan. Hoa cũng rất cảm thông với công việc của tôi nên không nặng nề việc tôi hay về muộn, nhiều lần bỏ bữa cơm chiều. Chúng tôi rất tôn trọng sở thích của nhau. Gần như không bao giờ có tiếng nói to trong gia đình. Một gia đình như vậy liệu còn gì để mong ước hơn?
Vâng. Vậy mà tôi đang gặp chuyện rắc rối. Số là năm ngoái, tôi bỗng nhận được lá thư của Na đặt vấn đề đưa mẹ ra chữa bệnh ở Hà Nội, cần tá túc ở nhà tôi. Sau đó, tôi được biết ở quê, giữa mẹ Na với mẹ tôi vẫn thường xuyên có mối liên hệ. Mẹ Na và mẹ tôi rất quý nhau. Các cụ cũng có nhiều kỷ niệm gắn bó. Việc Na đặt vấn đề là dễ hiểu, hoàn toàn hợp tình hợp lý. Tôi cũng hiểu là hoàn cảnh gia đình Na phải khó khăn lắm mới cần nhờ vả vì chắc chắn họ sẽ hiểu sự phiền hà ra sao? Dĩ nhiên là tôi nhận lời. Tuy nhiên, tôi cũng bàn với vợ và cô vui vẻ đồng thuận.
Những ngày đầu, hai mẹ con Na ra nhà tôi thật là vui. Chúng tôi dành hẳn một phòng rộng, đàng hoàng cho họ. Mẹ Na chữa bệnh theo dự tính của bệnh viện là không dưới 3 tháng. Na xin nghỉ việc ở quê để chăm sóc mẹ. Cô tế nhị trong ứng xử với gia đình tôi. Mẹ tôi thì dứt khoát yêu cầu hai mẹ con cô ăn cơm cùng gia đình nhưng họ khước từ. Những lúc mẹ Na khoẻ, hai cụ đưa nhau đi lễ chùa, thăm thú. Na cũng trở thành chỗ chị em quý hoá với vợ tôi. Hoa tỏ ra trân trọng, lễ phép đối với Na.
Kỳ nghỉ hè năm ngoái, vợ tôi kết hợp công việc vào Sài Gòn chơi một tháng. Đúng lúc này, mẹ tôi bị ốm. Một mình Na lo toan chăm sóc hai cụ. Tất nhiên, cô chăm lo cả tôi. Rất nhiều thời gian chỉ có tôi và Na ở nhà (hai con đi học cả ngày, hai bà đi chơi). Chuyện cũ thuở ấu thơ những năm sơ tán được gợi lại, kỷ niệm xưa ùa về. Tôi tự thấy thật vô tâm khi không hề biết Na đã có một đời chồng, chưa kịp có con thì chồng đã mất, từ đấy đến nay không lấy ai. Quả là nhìn Na chẳng khác mấy ngày xưa. Đã gần bước tới tuổi 50 nhưng cô vẫn rất trẻ, vẫn còn nguyên những đường nét thời con gái. Hơn vợ tôi gần 10 tuổi nhưng trông Na có phần trẻ hơn. Tôi thực sự xót thương cho cô: Rốt cuộc, không chồng, không con, nghề nghiệp cũng chẳng đâu vào đâu.
Những ngày xa vợ và gần gũi Na, lòng tôi không khỏi bùng lên tình cảm mà thuở năm xưa đã bước đầu nhen nhóm. Ở bên Na, tôi thấy tâm hồn lâng lâng, nhẹ nhõm, yêu đời. Tuy nhiên, chúng tôi đều rất ý tứ, không để xảy ra chuyện gì. Hình như cảm nhận được tình cảm của tôi, Na đã hết sức giữ gìn, dè dặt mặc dù trong sâu thẳm đáy mắt của cô, tôi cũng đọc được nhiều điều.
Sau một tháng từ Sài Gòn trở ra, vợ tôi đã linh cảm thấy điều không bình thường trong tổ ấm bấy lâu nay. Nhưng vì không có bất cứ chứng cứ gì nên Hoa chỉ im lặng. Tôi thấy rõ một trận bão đang âm ỉ trong lòng cô. Đó là cảm giác ghen tuông thật dễ hiểu và chính đáng. Tôi cố xua đi hình ảnh Na để trở lại cuộc sống yên ổn, vì nghĩ theo đuổi tình cảm với Na chẳng để làm gì. Người tự trọng, rất biết ý như cô ấy không dễ gì chấp nhận, nhất là cô và vợ tôi lại quý nhau. Tôi hiểu rằng sau khi mẹ Na khỏi bệnh, họ trở về quê, rồi sẽ chẳng có chuyện gi xảy ra. Bệnh viện cho biết cụ phải chữa hàng năm mới khỏi. Na bỗng đặt vấn đề đưa mẹ về bệnh viện huyện chữa vì không thể xa nhà quá lâu. Tôi không thể biết rõ đó là thật hay Na lấy cớ để chạy trốn khỏi tôi. Dẫu sao thì tôi cũng rất giằng xé lương tâm: Chỉ vì chút tình cảm riêng tư mà để Na phải đưa mẹ về, lỡ ảnh hưởng đến tính mạng cụ thì sao? Tôi có nên nói rõ chuyện với vợ tôi để tiếp tục giữ mẹ con Na ở lại? Tôi hy vọng các anh chị - những người ngoài cuộc- sẽ có cái nhìn sáng suốt,  tư vấn cho tôi được lời xác đáng.
(Đặng Trần Sâm - Viện Quy hoạch rừng)

Hãy cứ để mẹ con cô Na trở lại quê nhà và ứng xử chu đáo theo cách khác. Giữ họ ở lại ắt sẽ tô đậm trầm trọng tâm lý ghen tuông của vợ anh, sẽ rắc rối mọi bề. Na đã chủ động, chứng tỏ cô ấy là người tế nhị và tự trọng. Quá khứ đẹp nhưng chỉ nên trân trọng và hãy để ngủ yên.

Nhà văn, TS Nguyễn Đình San

Nguyễn Đình San
TIN LIÊN QUAN

100 năm Bảo tàng Khải Định: Tinh thần dân tộc trên tác phẩm nghệ thuật

Trần Đức Anh Sơn |

Huế - Năm 2023 này, Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) tròn 100 tuổi, sau khi trải qua bao biến cố thăng trầm và 6 lần “thay tên, đổi chủ”, trải qua 14 đời quản thủ/giám đốc (5 người Pháp, 9 người Việt).

365 sắc thái linh vật mèo tại đường hoa Xuân Đồng Tháp

Lục Tùng |

Tại đường hoa xuân Đồng Tháp, linh vật mèo được thể hiện dưới nhiều sắc thái. Mèo ở đây được làm từ nguyên liệu tại địa phương, nên mang chất riêng, không lẫn với nơi nào khác.

Á hậu Ngọc Hằng: Tôi muốn thành đồng nghiệp của BTS

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng" tuần này, Á hậu Ngọc Hằng đã tiết lộ lý do hâm mộ nhóm nhạc BTS cũng như ước mơ trở thành ca sĩ.

Ngày Tết của những người lính bám biên giới Việt – Lào

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trên đường tuần tra ngày Tết, giữa sương mù giá rét ở vùng biên viễn, đống lửa lớn được nhen lên để mang lại hơi ấm cho những ngày đầu Xuân.

Dự báo thời tiết 23.1: Bắc Bộ rét khô trước khi không khí lạnh tràn về

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 23.1, miền Bắc sáng và đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Ngày hửng nắng với nhiệt độ cao nhất 20-24 độ C. Từ đêm nay thời tiết chuyển biến do không khí lạnh tràn về.

NSND Tự Long: 20 năm Táo Quân, chúng tôi đã yêu thương và chịu đựng nhau

Hiền Hương (thực hiện) |

NSND Tự Long có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động khi chương trình kỷ niệm 20 năm của Táo Quân đã lên sóng. 20 năm cũng là quãng thời gian đầy biến thiên, thay đổi với NSND Tự Long và dàn nghệ sĩ tham gia Táo Quân.

Chuyện nghề dựng tiêu bản ở Viện Hải học Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hơn 100 năm qua, Viện Hải dương học Nha Trang đã lưu giữ hơn 24.000 mẫu sinh vật biển với trên 5.000 loài.

Những người nối nhịp cầu sum họp

Minh Hạnh |

Khi những vòng quay của chiếc đồng hồ chuyển khắc sang năm mới để mọi người quây quần bên nhau cùng đón Giao thừa thì những tiếp viên, phi công vẫn miệt mài làm việc để nối những nhịp cầu đoàn viên...