Vua chúa ở nhà rường, ma quỷ cũng ở nhà rường

hoàng văn minh |

Nhà nghiên cứu văn hoá Chu Sơn khi đề cập đến nhà rường Huế đã có một nhận định rất hay rằng: “Vua chúa ở nhà rường. Hoàng thân quốc thích ở nhà rường. Quan lại ở nhà rường. Người giàu ở nhà rường. Ma quỷ cũng ở nhà rường. Ông bà tổ tiên ở nhà rường. Con cháu cũng ở nhà rường”. Có nghĩa là, nhà rường đã trở thành một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của văn hoá Huế.

Nhà rường là Huế...

Ở miền Trung, từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, thậm chí cả Tây Nam Bộ, ở đâu cũng có nhà rường. Thế nhưng, nhắc đến nhà rường là người ta lại lập tức nghĩ đến Huế. Đơn giản, nhà rường là một không gian văn hoá, là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của văn hoá Huế.

Nhà rường Huế ra đời vào khoảng thế kỷ XVII (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà rường Huế có nguồn gốc từ Quảng Trị bởi khi chúa Nguyễn Hoàng vào Huế, ông đã mang theo nhà rường và tất cả những ngôi nhà rường ở Huế sau này đều đi mua từ Quảng Trị rồi về dựng lại). Gọi là rường bởi vì có nhiều rường cột, rường kèo, mè với lối kiến trúc theo chữ Đinh, Khẩu hoặc chữ Công. Số gian trong nhà được phân định bằng hàng cột, chỉ có hai chái ở hai đầu nhà là phân cách với các gian giữa bằng vách ngăn...

Tuy có phần chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa thiên nhiều về phong thuỷ và chạm trổ tinh xảo ở các cột trụ, đòn giông, bàn thờ, câu đối, hoành phi và các chi tiết hoa văn trong nhà. Còn nhà rường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lại đơn giản, dân dã (do dân nghèo) và mang hơi hướng kiến trúc Chăm. Trong khi nhà ở Tây Nam Bộ lại bị ảnh hưởng của kiến trúc Pháp với tường gạch, xây thiên về đắp nổi các hoa văn trên cột đỡ, ban công, gờ tường với lối thiết kế kín đáo hơn.

Nhà rường Huế không chỉ là một ngôi nhà gỗ đơn thuần mà gắn liền với vườn. Vườn được thiết kế công phu không kém gì ngôi nhà chính. Tổng thể nhà vườn được quy hoạch kiến trúc theo các nguyên tắc của thuật phong thuỷ. Ngôi nhà phải có bình phong (nằm phía trước nhà, ngay trên trục chính của gian giữa), hai biểu tượng rồng chầu hổ phục đối xứng hai bên sân, và “minh đường” là yếu tố mặt nước, có thể là cái bể cạn trên sân hoặc cái ao sen nằm sau hòn non bộ.

Trong không gian ấy vườn luôn chiếm tỉ lệ lớn với màu xanh bao phủ bốn mùa. Không giống với vườn Nhật hay vườn Tàu, vườn Huế là vườn tạp, là một hỗn hợp lộn xộn nhưng có sự sắp đặt và mang phong cách thực dụng. Đầu tiên, vườn nào cũng có một cây cao để... thờ ma quỷ (nơi đặt các ông táo cũ, am miếu...).

Sau đó là trồng các loại cây ăn trái dài ngày (mít, ổi, thanh trà, măng cụt...) và ngắn ngày (chuối, chanh, hoa, cau...) để phục vụ như cầu cuộc sống hằng ngày của chủ nhân. Mỗi cái cây trong vườn đều có hồn vía, sự linh thông với chủ nhà. Bởi vậy một khi chủ nhà đi xa hoặc chết đi thì cây trong vườn cũng héo úa hoặc chết theo. Mỗi khi trong nhà có tang thì cây cũng được bịt khăn tang như con người...

Một ngôi nhà rường Huế gắn với không gian vườn.
Một ngôi nhà rường Huế gắn với không gian vườn.

Khai thác cạn kiệt

Kết quả điều tra mới nhất của ngành văn hoá cho biết, hiện trên địa bàn thành phố Huế hiện có 4.228 nhà vườn có diện tích từ 400 - 600m2 trở lên, trong đó có 705 nhà rường và 186 nhà cổ tiêu biểu. Đó là một “mỏ vàng” cho ngành du lịch của Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên nhiều năm nay, “mỏ vàng” đó đang cạn kiệt dần do những bất cập trong cách tổ chức, khai thác.

Lấy ví dụ tổ hợp nhà rường Phú Mộng - Kim Long được đưa vào làm du lịch từ Festival Huế năm 2004 hay những ngôi nhà rất nổi tiếng phủ Ngọc Sơn công chúa ở đường Nguyễn Chí Thanh; Lạc Tịnh Viên ở Phan Đình Phùng, vườn An Hiên ở Kim Long...

Sau một thời gian đưa vào khai thác đều lâm vào cảnh sống dở chết dở do kiểu làm du lịch chỉ biết khai thác đến cạn kiệt, không chịu đầu tư, phân chia lợi ích không rõ ràng của các hãng lữ hành. Vậy nên không lạ khi phần lớn chủ nhân các ngôi nhà rường trối trời rằng “tốn nác rác nhà” vì vừa mất thời gian, vừa bị làm phiền mà không thu lợi được gì nên họ không hợp tác. Thậm chí có nhà như Lạc Tịnh Viên còn treo trước cổng tấm biển “không tiếp khách tham quan” cho yên thân, dù họ biết làm như vậy là hơi khiếm nhã...

Theo nhà văn, nhà nghiên cứu văn hoá  Bửu Ý, “nếu biết cách kết hợp và khai thác tốt mối quan hệ hữu cơ của không gian vườn Huế và bếp Huế thì sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng, ví như chính những câu chuyện riêng về lịch sử các khu vườn, hương vị đặc trưng của các món ăn do chính tay người Huế chế biến theo dây chuyền khép kín (từ vườn vào bếp, chế biến thành các món ăn, bày trí địa điểm ăn ngay trong vườn...) thì du khách, đặc biệt là khách nước ngoài sẽ rất thích.

Thực ra, những gì vừa nói, là nhà văn Bửu Ý đúc kết từ hiệu quả của một số nhà vườn mà chủ nhân tự thiết kế tour, khách đến, sau khi được chủ nhân dẫn đi tham quan, giới thiệu về lịch sử ngôi nhà, về đặc trưng của nhà rường Huế... sẽ được chủ nhà “mời” một bữa cơm Huế được bay biện trong sân vườn như  kiểu làm của nhà vườn Ý Thảo hay của bà Bội Trân ở đồi Thiên An.

Nhưng đáng tiếc, đó chỉ là một vài điểm sáng le lói và là “cuộc chơi” của những chủ nhân có tiền. Dân thường, họ có gì đâu ngoài tài sản là ngôi nhà - vườn của ông cha để lại mà họ đang cố công gìn giữ?

Bên trong một ngôi nhà rường Huế.
Bên trong một ngôi nhà rường Huế.

Vấn đề nữa, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, một trong những câu hỏi phổ thông nhất của làm du lịch, trong trường hợp này là du khách đến với nhà  “vườn Huế để làm gì, hay nói cách khác là nhà” vườn Huế đã mang đến cái gì cho du khách?

Câu hỏi này không ai trả lời được bởi hiện nay, chúng ta đang khai thác nhà rường Huế như kiểu bảo tàng, khách đến chỉ biết nhìn ngắm, chụp ảnh, dạo chơi... và không hiểu biết gì thêm ngoài những thuyết minh vô hồn của hướng dẫn viên do chủ nhà chẳng... buồn nói với những lý do như đã dẫn ở trên. Mà đã là bảo tàng, thì khách chỉ cần đến xem một vài cái tiêu biểu là được.

Cái mà du khách cần hiện nay đối với nhà “vườn Huế là hồn vía, là nội dung, là đời sống của nó thì thực tế chưa đáp ứng được. “Tôi lấy ví dụ, hiện một trong những nhà - vườn tương đối chuẩn mực còn sót lại là nhà vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi.

Đó là một địa chỉ mà du khách trong và ngoài nước hay đến. Nhưng tôi để ý thử nhiều năm nay, và thấy chưa có ai ở Huế nói được cho du khách biết được chính xác về sự độc đáo của ngôi nhà” vườn đó gắn liền với đời sống cụ thể của chủ nhân”, ông nói.

“Nhà rường còn thì Huế còn”, nhà nghiên cứu Chu Sơn nói hơi quá một chút nhưng không phải không có lý. Nhưng vấn đề đặt ra là còn để làm gì? Là để sống và phát huy giá trị văn hoá độc đáo hay chỉ tồn tại như một nhân chứng để  những người làm du lịch “ăn mòn”?

Chỉ riêng việc người Huế nào cũng nói Huế là thành phố của nhà vườn, nhưng khi hỏi nhà đó, vườn đó của Huế có gì hay, có gì khác với Tàu, với Nhật thì không ai nói tận tường được cũng là một câu chuyện bi hài...

hoàng văn minh
TIN LIÊN QUAN

Không thể rời mắt với những ngôi nhà kỳ quái nhất thế giới

Thảo My |

Các nhà thiết kế đã phát huy khả năng sáng tạo vô tận của mình vào những kiến trúc kỳ lạ và tuyệt vời trên khắp thế giới.

Ngôi nhà sở hữu những cách trang trí mới lạ, thu hút

THEO VOV.VN |

Dùng vườn cây thẳng đứng, đèn, tường đá, dây điện màu đỏ… cách trang trí nhà ở dưới đây sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Choáng ngợp thiết kế nhà như trong phim “Con nhà siêu giàu Châu Á"

THEO VOV.VN |

Chiêm ngưỡng các thiết kế ngoài đời thật như trong phim Con nhà siêu giàu Châu Á (Crazy Rich Asians) mang tính biểu tượng của Singapore.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Không thể rời mắt với những ngôi nhà kỳ quái nhất thế giới

Thảo My |

Các nhà thiết kế đã phát huy khả năng sáng tạo vô tận của mình vào những kiến trúc kỳ lạ và tuyệt vời trên khắp thế giới.

Ngôi nhà sở hữu những cách trang trí mới lạ, thu hút

THEO VOV.VN |

Dùng vườn cây thẳng đứng, đèn, tường đá, dây điện màu đỏ… cách trang trí nhà ở dưới đây sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Choáng ngợp thiết kế nhà như trong phim “Con nhà siêu giàu Châu Á"

THEO VOV.VN |

Chiêm ngưỡng các thiết kế ngoài đời thật như trong phim Con nhà siêu giàu Châu Á (Crazy Rich Asians) mang tính biểu tượng của Singapore.