Lúng túng cải tạo, bảo tồn biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội

THU GIANG |

Đứng trước nguy cơ nhiều căn biệt thự Pháp cổ bị bỏ hoang, dần xuống cấp theo năm tháng, UBND TP Hà Nội đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn, lưu giữ những công trình “điểm nhấn” cho không gian kiến trúc đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa có biện pháp xử lý phù hợp.

Nhiều vướng mắc

Ghi nhận của PV Lao Động ngày 5 - 7.9.2023, căn biệt thự số 5 Lê Phụng Hiểu (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) dù được xếp loại biệt thự nhóm 1, đang được Văn phòng Thành ủy Hà Nội quản lý nhưng đến nay cũng bỏ trống.

Ông Lê Đình Mạnh (người dân sinh sống ở quận Hoàn Kiếm) thông tin, nhiều căn biệt thự cổ tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, xuống cấp, lâu ngày không được sử dụng rất lãng phí. Dù nằm ở vị trí đất vàng Thủ đô nhưng khuôn viên căn biệt thự số 5 Lê Phụng Hiểu đang tràn ngập lá khô, xung quanh phía cổng phụ căn biệt thự này đang được người dân sử dụng làm nơi tập kết phế liệu và rác thải.

Không chỉ bỏ hoang lãng phí, nhiều căn biệt thự nằm ở trung tâm Hà Nội đến nay chưa có kế hoạch trùng tu, đang xuống cấp nghiêm trọng.

Nằm lọt thỏm phía sau dãy hàng quán, căn biệt thự cổ tại số 3 Điện Biên Phủ (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đang là nơi sinh sống của nhiều hộ dân.

Ông Lâm Tiến Tài (sinh sống ở biệt thự số 3 đường Điện Biên Phủ) chia sẻ, dù sống trong biệt thự cổ ngay trung tâm Hà Nội song căn phòng của vợ chồng ông Tài chỉ có diện tích vỏn vẹn 13m2.

Thậm chí, gia đình ông phải tận dụng phía ngoài cửa phòng, cầu thang chung để xếp bát đĩa, xoong nồi, nơi tắm giặt, phơi quần áo...

Căn biệt thự cổ tại số 3 Điện Biên Phủ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi sinh sống của hàng chục hộ dân. Ảnh: Thu Giang
Căn biệt thự cổ tại số 3 Điện Biên Phủ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi sinh sống của hàng chục hộ dân. Ảnh: Thu Giang

Cấp bách phân loại, bảo tồn biệt thự Pháp cổ

Tại hội nghị góp ý về một số biện pháp cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ cuối tháng 8.2023, ông Mạc Bình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội - thông tin, hiện toàn địa bàn TP Hà Nội có 1.216 biệt thự cũ (trong đó có 509 nhà cổ và 1.167 công trình kiến trúc), tập trung chủ yếu tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ.

Đáng chú ý, phần lớn biệt thự cũ này có tình trạng sở hữu đan xen giữa Nhà nước và tư nhân, đặt ra yêu cầu phải xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách giải quyết hài hòa, thỏa đáng nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các chủ thể có liên quan khi một số công trình biệt thự hiện đã bị biến dạng về hình thức kiến trúc, kết cấu do tình trạng tự ý cải tạo, xây dựng cấp ghép…

Theo ông Mạc Bình Minh, một số quy định của TP Hà Nội đã không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, qua quá trình triển khai bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa có biện pháp xử lý phù hợp.

KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - nhận định, đã có rất nhiều nghiên cứu về biệt thự cũ, nhà cổ trên địa bàn Hà Nội nhưng thực tế đến nay vẫn chưa có một bộ tiêu chí để phân loại một cách khoa học đâu là biệt thự cổ có giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử.

Theo ông Nghiêm, điều cần thiết bây giờ là các nhà quản lý, quy hoạch kiến trúc phải thẩm định lại danh mục biệt thự cũ, nếu biệt thự có giá trị đặc biệt thì phải bảo tồn, tôn tạo ngay.

Tìm hiểu của PV, tại Nghị quyết 17/2013/NQ-HĐND của HĐND TP, UBND TP Hà Nội được giao phải lập hai loại danh mục đối với các nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954. Đến nay, TP Hà Nội đã lập được danh mục biệt thự cũ và các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 theo các nhóm 1, 2, 3 nhưng chưa lập được danh mục đối với biệt thự cũ phải cải tạo, phục hồi hoặc phải phá dỡ do xuống cấp, hư hỏng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 17/2013/NQ-HĐND cần được điều chỉnh theo hướng giao cho UBND TP Hà Nội chủ động quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND TP Hà Nội. Bên cạnh việc đưa ra một số biện pháp cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954, TP Hà Nội cũng cần đề cập đến vấn đề quản lý sử dụng biệt thự cổ sau cải tạo.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

“Săn” biệt thự Pháp cổ 100 tuổi, cải tạo thành quán cà phê sang chảnh

Tuyết lan |

Những quán cà phê, lounge, bar, quán ăn sang chảnh nằm trong những căn biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội đang trở thành điểm đến yêu thích của giới trẻ. Với lối kiến trúc giao thoa giữa cổ điển, hiện đại, khung cửa sổ lớn, sàn gạch bông hoa văn, trần cao, không gian yên tĩnh, tinh tế, từ khách đến chủ các quán trên đều phải là những người yêu thích nghệ thuật, đam mê kiến trúc.

Bài học trong trùng tu, bảo tồn biệt thự Pháp cổ

Nguyễn Thiện Nhân |

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nguồn lực dành cho tôn tạo, bảo tồn, trùng tu di tích cũng được nhiều cơ quan từ Trung ương tới địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, năm nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện gây tranh cãi như “trùng tu biệt thự Pháp”, gây xôn xao dư luận.

Chi gần 15 tỉ thay "áo mới", biệt thự Pháp cổ nhận nhiều ý kiến trái chiều

Hải Danh - Bảo Thoa |

Sau một năm thi công và cải tạo, biệt thự Pháp cổ có 2 mặt tiền tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài cơ bản đã hoàn thành toàn bộ kiến trúc. Tuy nhiên, màu sơn mới của căn biệt thự nằm trên khu "đất vàng" ở Hà Nội đang nhận về nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Bộ Tài chính nói về nhận định xổ số online "không quản được thì cấm"

Đình Trường |

Sáng ngày 9.9, Bộ Tài chính có thông cáo nêu quan điểm về các ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nhà nước “không quản lý được thì cấm” đối với việc mua bán vé xổ số online, mua hộ vé số.

Việt Nam có thể bỏ lỡ hàng trăm tỉ đô nếu chậm chân với xanh hoá

Nhóm PV |

Tín dụng xanh là một mắt xích quan trọng trong công cuộc xanh hoá. Theo các chuyên gia, nếu chậm chân trong cuộc đua này, Việt Nam có thể bỏ lỡ hàng trăm tỉ đô.

Đường đi khó lường của cơn bão tăng 4 cấp trong 24 giờ ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Lee duy trì cường độ cấp 4 vào tối 8.9 nhưng tác động nguy hiểm của cơn bão dự kiến đến vùng biển Bờ Đông nước Mỹ trong cuối tuần.

Chuyện lạ Thái Nguyên: Người dân nhiều năm "xin" được giải phóng mặt bằng

Minh Hạnh |

Thái Nguyên – Nhiều năm nay, ông Phạm Danh Phương “đội đơn” đề nghị chính quyền đền bù, giải phóng mặt bằng, gỡ nút thắt tại dự án dân cư số 6.

Tai nạn nghiêm trọng, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kẹt xe kéo dài

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây rạng sáng ngày 9.9 đã khiến tuyến cao tốc này kẹt xe nghiêm trọng, kéo dài hàng cây số.

“Săn” biệt thự Pháp cổ 100 tuổi, cải tạo thành quán cà phê sang chảnh

Tuyết lan |

Những quán cà phê, lounge, bar, quán ăn sang chảnh nằm trong những căn biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội đang trở thành điểm đến yêu thích của giới trẻ. Với lối kiến trúc giao thoa giữa cổ điển, hiện đại, khung cửa sổ lớn, sàn gạch bông hoa văn, trần cao, không gian yên tĩnh, tinh tế, từ khách đến chủ các quán trên đều phải là những người yêu thích nghệ thuật, đam mê kiến trúc.

Bài học trong trùng tu, bảo tồn biệt thự Pháp cổ

Nguyễn Thiện Nhân |

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nguồn lực dành cho tôn tạo, bảo tồn, trùng tu di tích cũng được nhiều cơ quan từ Trung ương tới địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, năm nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện gây tranh cãi như “trùng tu biệt thự Pháp”, gây xôn xao dư luận.

Chi gần 15 tỉ thay "áo mới", biệt thự Pháp cổ nhận nhiều ý kiến trái chiều

Hải Danh - Bảo Thoa |

Sau một năm thi công và cải tạo, biệt thự Pháp cổ có 2 mặt tiền tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài cơ bản đã hoàn thành toàn bộ kiến trúc. Tuy nhiên, màu sơn mới của căn biệt thự nằm trên khu "đất vàng" ở Hà Nội đang nhận về nhiều luồng ý kiến trái chiều.