Hệ lụy kéo dài tại dự án Khu du lịch nghìn tỉ Dốc Lết Phương Mai

Hữu Long |

Khánh Hòa - Dự án Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai kéo dài hàng chục năm, gây lãng phí tài nguyên đất, bức xúc trong xã hội. Chưa hết, trong ranh giới của dự án hiện để người dân xây dựng nhiều công trình trái phép và khiếu nại khiếu kiện đất đai kéo dài.

Xây dựng trái phép tràn lan

Dự án Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai do Công ty CP Phương Mai làm chủ đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2011 (thay đổi lần thứ nhất vào tháng 11.2020) với diện tích gần 152 ha.

Được giao một diện tích lớn đất nhưng chủ đầu tư chậm triển khai hàng chục năm nay.

Theo báo cáo của Công ty CP Phương Mai, đến nay, dự án còn khoảng 21 ha chưa giải phóng mặt bằng, trong đó giai đoạn 1 còn 2,11 ha, giai đoạn 2 còn 19,6 ha. Ngoài ra, dự án này còn 19,3 ha chưa có quyết định thu hồi.

Việc chậm triển khai dự án khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội. Ảnh: Hữu Long
Việc chậm triển khai dự án khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội. Ảnh: Hữu Long

Hệ lụy của việc chậm triển khai dự án phát sinh khi công trình không phép trong ranh giới của dự án được xây dựng lên.

Vào tháng 3.2023, Ban Quản lý (BQL) Khu kinh tế Vân Phong có báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình sử dụng đất, xây dựng không phép tại đây. Trong báo cáo, BQL Khu kinh tế Vân Phong ghi nhận có 5 trường hợp tiếp tục xây dựng không phép; 3 trường hợp xây dựng mới không phép; 4 trường hợp tự ý thay đổi hiện trang sử dụng đất.

Có không ít người dân trong vùng bị ảnh hưởng dự án không đồng ý với chính sách bồi thường của chủ đầu tư. Nhiều người dân cho rằng, theo Luật Đất đai 2013, quyết định thu hồi đất phải được phê duyệt cùng với phương án bồi thường.

Đối với dự án Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai, các nội dung quyết định, thông báo thu hồi đất có từ tháng 6.2014. Đáng nói là gần 3 năm sau (năm 2017), chủ đầu tư mới chi trả tiền bồi thường. Người dân cho rằng, vào thời điểm năm 2017, chủ đầu tư lại tính giá đất bồi thường theo phương án bồi thường năm 2014 là không phù hợp.

Lỗi của nhà đầu tư?

Theo lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hòa, lý do người dân không đồng ý bàn giao mặt bằng xuất phát từ việc Công ty CP Phương Mai không chi trả tiền bồi thường. Cụ thể, những năm 2000, khi áp dụng Luật Đất đai năm 1993, dự án Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai nằm trong danh sách dự án nhà nước thu hồi đất.

Sau đó, thị xã Ninh Hòa ban hành quyết định thu hồi đất nhưng nhà đầu tư không chuyển tiền đền bù dứt điểm. Đến khi áp dụng Luật Đất đai năm 2003, 2013, thì khu du lịch này không nằm trong danh mục doanh nghiệp phải trực tiếp thỏa thuận giá với người dân. Lúc này, giá đất có sự thay đổi và người dân không đồng ý với giá đất áp dụng từ những năm 2000. Cũng từ đó đến nay, chủ đầu tư không thể thỏa thuận trả tiền đền bù cho người dân.

Ngày từ đầu, nhà đầu tư không chuyển tiền đền bù dứt điểm cho người dân. Ảnh: Hữu Long
Chủ đầu tư không chuyển tiền đền bù dứt điểm cho người dân. Ảnh: Hữu Long

Hệ lụy của việc này phát sinh các trường hợp người dân tự ý mua bán các thửa đất nằm trong quy hoạch hoặc xây dựng các công trình trên hiện trạng đất quy hoạch của dự án.

Chưa hết, hiện việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai cũng đang chậm triển khai. Trong khi đó, vào ngày 10.3.2023, Công ty CP Phương Mai lại tiếp tục có văn bản gửi BQL Khu kinh tế Vân Phong xin điều chỉnh dự án lên thành 3 giai đoạn, vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng.

Chủ đầu tư cam kết trong quá trình triển khai 3 giai đoạn của dự án sẽ góp 650 tỉ đồng. Số tiền còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác.

Lý giải về việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu du lịch chậm triển khai, Công ty CP Phương Mai đổ lỗi cho địa phương và người dân. Cụ thể, công ty này cho rằng, trong 2 năm 2021 và 2022 đã có 7 lần nộp hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, phía UBND thị xã Ninh Hòa có đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch diện tích 4,7 ha để phát triển khu dân cư và kiến nghị của người dân về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Đến nay, BQL Khu Kinh tế Vân Phong vẫn đang lấy ý kiến các ngành chức năng về đề nghị điều chỉnh dự án của Công ty CP Phương Mai.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Lòng vòng chuyện tách nhập dự án điện mặt trời 2.000 tỉ ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Nhà máy điện mặt trời Sông Giang là một trong số dự án vi phạm mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận. Dự án này sau khi được Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư đã tách ra thành 2 công ty độc lập. Đáng nói, công ty mới sở hữu dự này không đủ vốn chủ sở hữu nhưng vẫn được cơ quan có thẩm quyền địa phương phê duyệt.

Chuyển công tác giám đốc Ban QLDA trong vụ chậm trễ đấu thầu ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Ngày 8.6, UBND thị xã Ninh Hòa xác nhận đã có quyết định chuyển đổi vị trí công tác ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình xây dựng Ninh Hòa đến giữ chức Phó Phòng Quản lý đô thị thị xã. Trước đó, vì chậm trễ trong đấu thầu, Ban quản lý dự án đã bị kiểm điểm.

Tiến độ triển khai các dự án ngàn tỉ ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Nhiều dự án ngàn tỉ đổ bộ vào Khánh Hòa sẽ được địa phương lựa chọn nhà đầu tư trong giai đoạn từ năm 2023-2025.

Lo ngại về các siêu dự án nước mới ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các dự án cơ sở hạ tầng nước mới đầy tham vọng với mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc chuyển hướng dòng chảy của sông ngòi có thể gây tốn kém.

Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 của các tỉnh thành trên cả nước

Vân Trang |

Báo Lao Động cập nhật thông tin điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 của các địa phương trên cả nước.

Mưa lớn giảm dần vẫn cần đề phòng lũ quét

Hiếu Anh |

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (văn phòng), từ ngày 15.6 mưa lớn có xu hướng giảm dần nhưng vẫn cần đề phòng lũ quét.

Đường độc đạo vào xã Bảo Thắng sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ dân bị cô lập

HÀ THỦY |

Tuyến đường độc đạo đi vào xã miền núi Bảo Thắng huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang bị sạt lở nhiều đoạn khiến cho cuộc sống của người dân rất khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt mùa mưa lũ sắp tới nếu không được sửa chữa kịp thời, xã Bảo Thắng dễ bị cô lập.

Người lao động tự do trải lòng lý do không mặn mà “lương hưu tự nguyện”

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hiện nay, nhiều lao động khu vực phi chính thức không mặn mà với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, hay có người từng tham gia BHXH nhưng chọn rút một lần. Bởi theo họ, vì thời gian đóng BHXH kéo dài, sau khi đóng đủ năm vẫn phải chờ đến đủ tuổi để được nhận lương hưu và một số bất cập trong về quyền lợi, chế độ và chính sách đã khiến họ chùn bước khi tham gia hệ thống an sinh này.

Lòng vòng chuyện tách nhập dự án điện mặt trời 2.000 tỉ ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Nhà máy điện mặt trời Sông Giang là một trong số dự án vi phạm mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận. Dự án này sau khi được Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư đã tách ra thành 2 công ty độc lập. Đáng nói, công ty mới sở hữu dự này không đủ vốn chủ sở hữu nhưng vẫn được cơ quan có thẩm quyền địa phương phê duyệt.

Chuyển công tác giám đốc Ban QLDA trong vụ chậm trễ đấu thầu ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Ngày 8.6, UBND thị xã Ninh Hòa xác nhận đã có quyết định chuyển đổi vị trí công tác ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình xây dựng Ninh Hòa đến giữ chức Phó Phòng Quản lý đô thị thị xã. Trước đó, vì chậm trễ trong đấu thầu, Ban quản lý dự án đã bị kiểm điểm.

Tiến độ triển khai các dự án ngàn tỉ ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Nhiều dự án ngàn tỉ đổ bộ vào Khánh Hòa sẽ được địa phương lựa chọn nhà đầu tư trong giai đoạn từ năm 2023-2025.