Xuất hiện nhiều đống rác tại hai bờ sông Tô Lịch

Minh Hạnh |

Hà Nội – Dọc sông Tô Lịch xuất hiện nhiều đống rác thải gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, gây bức xúc cho người dân.

Theo phản ánh của người dân sinh sống trên phố Nguyễn Đình Hoàn, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, thời gian gần đây, dọc đường Bưởi và phố Nguyễn Đình Hoàn đến phố Quan Hoa (2 bờ sông Tô Lịch) xuất hiện nhiều đống rác thải gây bức xúc cho người dân mỗi khi đi qua.

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, những đống rác này bị vứt dọc hai bên bờ sông Tô Lịch, đặc biệt là đoạn từ phố Quan Hoa, chạy hết phố Nguyễn Đình Hoàn đến đường Hoàng Quốc Việt. Ngoài những đống rác lộ thiên, tại khu vực ta luy của đường Bưởi, nhiều bao rác nằm lẫn trong các lùm cây, bụi cỏ bốc mùi hôi thối khó chịu khi đi qua đây.

Công ty môi trường vừa dọn rẹp xong những người dân thiếu ý thức lại mang rác ra bờ sông Tô Lịch đổ. Ảnh: Minh Hạnh chụp 11 giờ ngày 3.9.2024.
Công ty môi trường vừa dọn dẹp xong, nhiều người dân thiếu ý thức lại mang rác ra bờ sông Tô Lịch đổ. Ảnh: Minh Hạnh chụp 11 giờ ngày 3.9.2024.

Theo anh Nguyễn Thanh Tùng (trú tại 315 phố Quan Hoa) cho biết, do khu vực giáp ranh và không có đèn đường, vào đêm tối một số người đã vứt rác, vật liệu thải, xác động vật chết ra, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Rác thải xây dựng đổ tràn bờ sông Tô Lịch. Ảnh: Minh Hạnh
Rác thải xây dựng đổ tràn bờ sông Tô Lịch. Ảnh: Minh Hạnh

Cùng đó, bà Trần Thị Hậu (trú tại ngõ 59 phố Quan Hoa) cũng cho biết, nhiều người thiếu ý thức, lợi dụng đêm tối, thời điểm vắng bóng công nhân vệ sinh môi trường, một số người dân thiếu ý thức đã lén lút vứt rác thải xây dựng và rác sinh hoạt ra bờ sông, khiến người dân sống trong khu vực luôn phải chịu mùi xú uế, ô nhiễm môi trường từ đống rác bốc lên.

Cũng theo bà Hậu, nhiều lần chính quyền địa phương và công ty môi trường đô thị dọn dẹp xử lý rác thải, phát quang cây dại trả lại cảnh quan môi trường khu vực. Đồng thời tổ chức tuyên truyền không vứt rác bừa bãi ra môi trường vì Thủ đô văn minh, sạch đẹp. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau lại xuất hiện những núi rác thải như ghi nhận của phóng viên.

Rác đổ trộm trong các lùm cây dọc ta luy đường Bưởi. Ảnh: Minh Hạnh
Rác đổ trộm trong các lùm cây dọc ta luy đường Bưởi. Ảnh: Minh Hạnh

Ngày 16.4 vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - ông Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 03/CĐ-CTUBND về việc tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.

Theo công điện, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường; tập trung thực hiện các nội dung, chỉ tiêu về tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm cá nhân trước Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về chất lượng công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn quản lý.

Người dân mong muốn ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, chính quyền địa phương cần camera giám sát để xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị dọc sông Tô Lịch.

Nghị định 55/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 - 4.000.000 đồng/trường hợp, tùy mức độ vi phạm.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Người dân phản ứng bất ngờ khi sông Tô Lịch chuyển xanh

Hồng Diệp - Lâm Phú |

Những ngày gần đây, nước sông Tô Lịch chuyển sang màu xanh lục khiến cho nhiều người dân không khỏi bất ngờ.

Từ câu chuyện sông Tô Lịch, bài toán nào cho những dòng sông chết?

Hồng Diệp |

Ngoài sông Tô Lịch, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cũng đang tồn tại rất nhiều những dòng sông ô nhiễm trầm trọng khác như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sét,... Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã dành nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí để “hồi sinh” những dòng sông chết nhưng vẫn chưa thành.

Sau nhiều lần cải tạo, sông Tô Lịch vẫn như một cái "cống lộ thiên"

hồng diệp |

Sông Tô Lịch từng là niềm tự hào của người dân Hà Nội, thế nhưng bây giờ, khi nghĩ đến dòng sông Tô Lịch, người dân chỉ luôn nghĩ về những hình ảnh khác: nước sông đục ngầu, mùi hôi thối nồng nặc, bủa vây lấy cuộc sống hàng ngày của người sinh sống xung quanh.

Dự báo diễn biến mưa to gió mạnh ở Hà Nội do bão số 3 Yagi

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng đã phân tích tác động của bão số 3 đến thời tiết Hà Nội.

Bão số 3 Yagi đang tăng tốc, chưa có dấu hiệu suy yếu

Thanh Hà |

Dự báo bão mới nhất lưu ý, bão số 3 Yagi tăng tốc sau khi rời đảo Hải Nam, Trung Quốc, không có dấu hiệu nào cho thấy cơn bão Biển Đông sẽ chậm lại.

Huyện vùng ven hủy đấu giá, môi giới ngừng giao dịch

ANH HUY |

Sau khi một số huyện vùng ven đang tạm dừng đấu giá đất, nhiều môi giới bất động sản tại các khu vực đấu giá cũng dừng giao dịch.

Trung tướng, Thiếu tướng Quân đội được bổ nhiệm chức vụ mới

Ái Vân |

Trung tướng Trương Thiên Tô và Thiếu tướng Nguyễn Bá Hùng được bổ nhiệm, nhận các nhiệm vụ mới trong quân đội.

7 người thương vong, 155 cây xanh ở Hà Nội gãy đổ trước khi bão số 3 đổ bộ

KHÁNH AN |

Hà Nội - 1 người chết, 6 người bị thương, 155 cây xanh gãy đổ, nhiều ôtô, xe máy bị hư hỏng trước thời điểm bão số 3 đổ bộ.

Người dân phản ứng bất ngờ khi sông Tô Lịch chuyển xanh

Hồng Diệp - Lâm Phú |

Những ngày gần đây, nước sông Tô Lịch chuyển sang màu xanh lục khiến cho nhiều người dân không khỏi bất ngờ.

Từ câu chuyện sông Tô Lịch, bài toán nào cho những dòng sông chết?

Hồng Diệp |

Ngoài sông Tô Lịch, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cũng đang tồn tại rất nhiều những dòng sông ô nhiễm trầm trọng khác như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sét,... Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã dành nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí để “hồi sinh” những dòng sông chết nhưng vẫn chưa thành.

Sau nhiều lần cải tạo, sông Tô Lịch vẫn như một cái "cống lộ thiên"

hồng diệp |

Sông Tô Lịch từng là niềm tự hào của người dân Hà Nội, thế nhưng bây giờ, khi nghĩ đến dòng sông Tô Lịch, người dân chỉ luôn nghĩ về những hình ảnh khác: nước sông đục ngầu, mùi hôi thối nồng nặc, bủa vây lấy cuộc sống hàng ngày của người sinh sống xung quanh.