Vụ “Cha vợ chém chết con rể, chở xác đến đồn công an tự thú”, nhìn từ góc độ người phụ nữ

Thủy Lâm |

Bạo lực gia đình diễn ra với nhiều đối tượng trong gia đình, trong đó nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ. Xưa nay, chúng ta đều cho rằng lỗi của bạo lực gia đình đều do người đàn ông vũ phu, song câu chuyện về người cha vợ chém chết con rể rồi chở xác đến đồn công an tự thú cho chúng ta nhận ra bi kịch gia đình ấy còn có lỗi từ chính bản thân người phụ nữ.

“Tôi giết thằng con rể tôi rồi. Tôi thà chết để gia đình được yên ổn chứ thế này sao mà sống”, đó là lời nói của ông Nguyễn Văn Nam, sau khi chém chết con rể và chở tới trụ sở công an phường 13, quận Gò Vấp – TPHCM để đầu thú. Câu nói ấy thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về nạn bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình diễn ra với nhiều đối tượng trong gia đình, trong đó nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ. Xưa nay, chúng ta đều cho rằng lỗi của bạo lực gia đình đều do người đàn ông vũ phu, song câu chuyện về người cha vợ chém chết con rể rồi chở xác đến đồn công an tự thú cho chúng ta nhận ra bi kịch gia đình ấy còn có lỗi từ chính bản thân người phụ nữ.         

Lỗi đầu tiên là ở khả năng nhìn người để yêu và lấy làm chồng của người phụ nữ. Hiện nay, các cuộc hôn nhân đều là do hai bên tự nguyện đến với nhau, nên nếu hôn nhân không hạnh phúc hay thất bại vì bạo lực gia đình thì lỗi là ở chính người lựa chọn. Có câu chuyện: Một người mời ông thợ may đến sửa cửa cho nhà mình, kết quả là cái cửa đổ sập luôn, chủ nhà mắng: “Anh mù à?” Ông thợ may liền đáp: “Ai mù? Chính anh mù nên mới tìm nhầm người thì có!”. Vậy, ai là người đáng trách trong trường hợp này?

Khi bước vào cuộc hôn nhân có nhiều mâu thuẫn, khó dung hòa, người phụ nữ vẫn là người quan trọng quyết định đến sự thành bại của cuộc hôn nhân ấy. Phần lớn bạo lực xảy ra khi người đàn ông có hơi men, thần kinh bị kích thích nhưng về đến nhà vợ không để ý, không biết nên những lời cằn nhằn khó nghe của vợ trở thành lời châm chọc, kích động, châm ngòi cho bạo lực xảy ra. Đó cũng là những kĩ năng mềm mà người phụ nữ nên biết khi sống cùng người bạn đời ham nhậu, dễ bị kích thích. 

Hơn nữa, đa số phụ nữ nông thôn có tâm lí an phận với cuộc hôn nhân cùng với kinh nghiệm truyền thống nhẫn nhịn sẽ qua hết, nhẫn nhịn là tốt, được khen nên họ chịu đựng. Chính sự nhẫn nhịn của họ đã taọ điều kiện cho bạo lực leo thang: lúc đầu là vài câu chửi, sau đó là vài cú bạt tai, sau đó là đấm, đạp và thậm chí là bị đánh đập tàn nhẫn cho đến chết. Sự hạn chế về kĩ năng sống và tâm lí cam chịu, sợ “mất mặt” đã đưa người phụ nữ dấn sâu hơn vào nạn bạo hành gia đình không tìm được lối ra.         

Với người phụ nữ trong hoàn cảnh mâu thuẫn nhưng không thể dung hòa dẫn đến bạo lực, cô ấy vẫn còn sự lựa chọn khác đó là li hôn. Bước ra khỏi cuộc hôn nhân đó bởi cô ta có quyền, pháp luật cho phép, không ai bắt cô ấy phải sống như vậy cả. Song rất nhiều phụ nữ đã tự trói mình bằng những lí lẽ sống vì con, cam chịu vì con nhưng thực ra là vì thói quen nô lệ đã ngấm quá sâu, rồi sợ mất sĩ diện, mất danh dự, thậm chí có người còn sợ mất tiền – mất chỗ dựa (vì chồng làm ra nhiều tiền). Nếu đã sợ như vậy thì hãy chấp nhận im lặng cam chịu mà đánh đổi, đừng để liên lụy đến người thân của mình.         

Trở lại câu chuyện người đàn ông giết con rể, một số báo có đưa tin rằng “ông Nam từng quỳ lạy con rể tha cho để gia đình ông được sống yên ổn. Nhưng gia đình ông không được tha, con gái ông vẫn bị chồng đánh đập tàn nhẫn” (Theo Lê Thanh Phong – Lao Động). “Theo những lời tâm sự chua chát của vợ ông Nam, trước đó bà tính đi báo công an vì con gái bị đánh quá nhiều và gia đình bà luôn trong trạng thái bị con rể dọa giết chết bất cứ lúc nào, nhưng chồng bà đã ngăn cản” (Theo Hoàng Xuân – Tri thức trẻ). 

Nếu sự thật như vậy thì lỗi không chỉ ở người phụ nữ mà còn cả ở những người thân của họ. Tại sao không báo đến cơ quan chức năng mà lại quỳ lạy van xin kẻ bạo hành tha cho gia đình mình. Hành động đó phải chăng cho thấy một sự đầu hàng đầy bất lực trước cái xấu và tạo đà cho cái xấu hoành hoành.        

Hành động giết người của ông Nam là biểu hiện của sự quá sức chịu đựng  trước một sự khốn nạn. Bất cứ ai khi bị dồn ép liên tục bởi một sự khốn nạn đều có ý định giết người song ít ai làm vậy bởi để giải quyết một hành động được cho là khốn nạn bằng hành động man rợ là giết người rồi chở xác đi đầu thú một cách bình thản là không thể nào chấp nhận được. 

Chúng ta không thể bênh vực cho hành động của người đàn ông này bởi để đẩy hành động của người con rể lên mức độ ngày càng khốn nạn hơn, ngoài lỗi của con gái ông còn có lỗi của chính bản thân ông gây nên.   

 

Thủy Lâm
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.