Vì sao tỉ lệ người rút BHXH một lần tại Ninh Bình tăng cao?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trong vòng 5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có gần 3.000 trường hợp rút BHXH một lần, với tổng số tiền trên 96 tỉ đồng, con số này tăng gấp nhiều lần so với trước.

Vì sao tỉ lệ người rút BHXH một lần tăng

Ông Đinh Nho Khánh, Phó giám đốc BHXH tỉnh Ninh Bình cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, tỉ lện người đến cơ quan BHXH để làm thủ tục rút BHXH một lần tăng gấp nhiều lần so với trước đó.

Theo ông Khánh, nguyên nhân dẫn đến việc người lao động rút BHXH một lần tăng cao là do thời gian vừa qua, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh, sản xuất, một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động, thậm chí là phá sản khiến NLĐ bị mất việc, không có thu nhập.

Nhân viên các đại lý thu tham gia tuyên truyền để người lao động hiểu về lợi ích và các quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh: Diệu Anh
Nhân viên các đại lý thu tham gia tuyên truyền để người lao động hiểu về lợi ích và các quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh: Diệu Anh

Chính vì vậy, nhiều CNLĐ đã đề nghị hưởng BHXH một lần để có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH một lần để có luôn một khoản “tiền tươi” làm vốn đầu tư, kinh doanh...

Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm thực hiện an sinh xã hội toàn dân. Nhận BHXH một lần, NLĐ sẽ không còn cơ hội được hưởng lương hưu và được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe khi về già.

Người rút BHXH một lần bị thiệt rất nhiều

Việc nhận BHXH một lần được coi là “lợi trước mắt, hại lâu dài” bởi ngay khi hưởng BHXH một lần toàn bộ thời gian đã đóng BHXH trước đó của NLĐ không được bảo lưu, đồng thời các quyền lợi của NLĐ sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với tham gia BHXH cho đến khi đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Cụ thể khi được hưởng lương hưu NLĐ được hưởng tiền lương hưu hàng tháng. Mức lương hưu không phải là một mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng để đảm bảo giá trị.

"Trong 2 năm qua, dù tình hình kinh tế của nước ta có khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1.1.2022. Điều này cho thấy, chính sách của Nhà nước rất quan tâm đến thu nhập của người hưởng lương hưu" - ông Khánh cho hay.

Về quyền lợi BHYT, người hưởng lương hưu được cấp thẻ BHYT miễn phí từ khi hưởng lương hưu đến khi chết với quyền lợi hưởng cao, với mức hưởng BHYT của người nghỉ hưu là 95%, trong khi mức hưởng BHYT của người tham gia BHYT hộ gia đình là 80%. Về chế độ tử tuất, trong thời gian hưởng lương hưu, không may người hưởng lương hưu qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm: Trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người hưởng lương hưu chết; trợ cấp tuất hàng tháng với mức trợ cấp bằng 50% hoặc 70% mức lương cơ sở hoặc hưởng trợ cấp tuất một lần.

Tuyên truyền để người dân không nên vì lợi ích trước mắt mà rút BHXH một lần. Ảnh: Diệu Anh
Tuyên truyền để người dân không nên vì lợi ích trước mắt mà rút BHXH một lần. Ảnh: Diệu Anh

Như vậy, có thể thấy, người tham gia BHXH khi hưởng lương hưu được hưởng rất nhiều quyền lợi trong quá trình hưởng lương hưu. Và ngay cả khi qua đời, thân nhân của họ cũng được hưởng chế độ tử tuất trong khi người hưởng BHXH một lần chỉ được hưởng một số tiền cố định duy nhất và ra khỏi hệ thống BHXH đánh mất đi cơ hội được hưởng an sinh xã hội dài hạn.

"Một công dân tham gia BHXH đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu thì khi về già quyền lợi được hưởng rất lớn. Nếu gia đình nào đã có ông, bà, bố, mẹ được hưởng lương hưu sẽ thấy lương hưu rất quan trọng trong cuộc sống của người cao tuổi, không chỉ hưởng tiền lương hưu hàng tháng mà còn được chăm sóc sức khỏe trọn đời. Điều đó được minh chứng rõ nét trong những giai đoạn khó khăn của cuộc sống, người dân phải đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống khi không có thu nhập, bị ốm đau bệnh tật, sức khỏe giảm sút thì khoản tiền lương hưu hằng tháng và quyền lợi về BHYT thực sự là “cứu cánh” cho họ" - ông Khánh nói.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế đề xuất phải có giám định y khoa mới được rút BHXH một lần

LƯƠNG HẠNH |

Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất, người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải dựa trên kết quả giám định y khoa.

Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm giảm tình trạng rút BHXH một lần

Hà Anh |

BHXH Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đối thoại, tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) với công nhân lao động (CNLĐ) và người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh.

Khó khăn trước mắt, người lao động buộc phải rút BHXH một lần

Phương Ngân - Anh Tú |

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, tình hình sản xuất, kinh doanh cũng phục hồi. Tuy nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Điều này khiến hàng chục nghìn người lao động tại TP Hồ Chí Minh bị mất việc, giảm giờ làm. Khi bị mất việc, giảm thu nhập, khoản tiền rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có thể giúp họ tạm vượt qua lúc khó khăn.

Công nhân rút BHXH một lần vì không có tích lũy

Phương Ngân |

Người lao động nhập cư đến TP Hồ Chí Minh thuê trọ để đi làm công nhân tại các nhà máy. Thu nhập thấp chỉ đủ chi phí hàng ngày, không có khoản tích lũy nên khi gặp khó khăn thì khoản bảo hiểm xã hội (BHXH) đã đóng được xem là “cứu cánh” giải quyết khó khăn trước mắt.

Hai cây cầu biểu tượng của TP Hồ Chí Minh có tên mới

Anh Tú |

2 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn là cầu Thủ Thiêm 1 và cầu Thủ Thiêm 2 vừa được thay đổi tên mới lần lượt là Thủ Thiêm và Ba Son.

Đường độc đạo vào xã Bảo Thắng sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ dân bị cô lập

HÀ THỦY |

Tuyến đường độc đạo đi vào xã miền núi Bảo Thắng huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang bị sạt lở nhiều đoạn khiến cho cuộc sống của người dân rất khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt mùa mưa lũ sắp tới nếu không được sửa chữa kịp thời, xã Bảo Thắng dễ bị cô lập.

Căn phòng "tí hon", nơi tá túc suốt 30 năm của hai bố con tại phố cổ Hà Nội

Hoài Luân - Quỳnh Trang |

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại phố cổ Hà Nội, căn phòng “tí hon” của ông Chu Văn Cao (76 tuổi) chỉ vỏn vẹn chừng 2,5m2, là nơi mà ông và con trai đã "nương nấu" trong suốt 30 năm qua sau những biến cố của cuộc sống.

Người lao động tự do trải lòng lý do không mặn mà “lương hưu tự nguyện”

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hiện nay, nhiều lao động khu vực phi chính thức không mặn mà với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, hay có người từng tham gia BHXH nhưng chọn rút một lần. Bởi theo họ, vì thời gian đóng BHXH kéo dài, sau khi đóng đủ năm vẫn phải chờ đến đủ tuổi để được nhận lương hưu và một số bất cập trong về quyền lợi, chế độ và chính sách đã khiến họ chùn bước khi tham gia hệ thống an sinh này.

Bộ Y tế đề xuất phải có giám định y khoa mới được rút BHXH một lần

LƯƠNG HẠNH |

Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất, người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải dựa trên kết quả giám định y khoa.

Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm giảm tình trạng rút BHXH một lần

Hà Anh |

BHXH Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đối thoại, tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) với công nhân lao động (CNLĐ) và người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh.

Khó khăn trước mắt, người lao động buộc phải rút BHXH một lần

Phương Ngân - Anh Tú |

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, tình hình sản xuất, kinh doanh cũng phục hồi. Tuy nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Điều này khiến hàng chục nghìn người lao động tại TP Hồ Chí Minh bị mất việc, giảm giờ làm. Khi bị mất việc, giảm thu nhập, khoản tiền rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có thể giúp họ tạm vượt qua lúc khó khăn.

Công nhân rút BHXH một lần vì không có tích lũy

Phương Ngân |

Người lao động nhập cư đến TP Hồ Chí Minh thuê trọ để đi làm công nhân tại các nhà máy. Thu nhập thấp chỉ đủ chi phí hàng ngày, không có khoản tích lũy nên khi gặp khó khăn thì khoản bảo hiểm xã hội (BHXH) đã đóng được xem là “cứu cánh” giải quyết khó khăn trước mắt.