Tự ý san ủi đất rừng, cựu Chủ tịch xã tại Hà Tĩnh không trả lại nguyên trạng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi tự ý san ủi 3.209m2 đất rừng, trong đó có 2.592m2 đất rừng phòng hộ, ông Nguyễn Thế Khuỳnh (cựu Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) bị xử phạt hành chính và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất nhưng hơn nửa năm trôi qua vẫn chưa thực hiện.

Ngang nhiên hủy hoại đất rừng phòng hộ

Ngày 16.4, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại khu vực rừng ven biển thuộc thôn Phú Long, xã Kỳ Phú - nơi trước đó, ông Khuỳnh đã ngang nhiên cho máy san ủi một khu đất rừng ngay sát bờ biển trái phép. Việc san ủi đã tạo nên tình trạng sạt lở, một phần đất mới sau khi san ủi bị xói lở, trôi xuống biển.

Phần đất bị san ủi xói lở. Ảnh: Trần Tuấn.
Phần đất bị san ủi xói lở. Ảnh: Trần Tuấn

Hiện tại, khu vực san ủi đã được trồng cây phi lao con mới cao vài gang tay.

Ông Trần Văn Thoan - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú - cho biết, vụ việc ông Nguyễn Thế Khuỳnh (sinh năm 1949, trú thôn Phú Sơn, xã Kỳ Phú) tự ý san ủi đất rừng ở Bãi Bông thuộc thôn Phú Long, xã Kỳ Phú xảy ra từ tháng 9.2023.

Sáng 22.9.2023, sau khi nhận được phản ánh của công dân, UBND xã Kỳ Phú đã chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Công an xã kiểm tra thực địa, lập biên bản sự việc, đình chỉ thi công.

Qua kiểm tra, phát hiện tại khu vực lô 1, khoảnh 1 và lô 5, khoảnh 2, tiểu khu 345B ở thôn Phú Long đã bị san ủi. Hiện trường có một máy xúc và một ôtô tải. Đoàn kiểm tra xác định, điểm san ủi cao nhất khoảng 4m, thấp nhất khoảng 0,8m.

Dấu vết trên đá cho thấy điểm san ủi cao nhất là khoảng 4m như xác định của chính quyền địa phương. Ảnh: Trần Tuấn.
Dấu vết trên đá cho thấy phần đất san ủi cao nhất là khoảng 4m như xác định của chính quyền địa phương. Ảnh: Trần Tuấn

Sau khi đo đạc, cơ quan chức năng xác định ông Khuỳnh đã san ủi diện tích đất là 3.209m2, trong đó có 2.592m2 đất quy hoạch rừng phòng hộ, 617m2 đất quy hoạch rừng sản xuất. Khu vực san ủi được xác định có dây leo, cây bụi, là đất chưa có rừng.

Khu vực san ủi nằm bên mép biển. Ảnh: Trần Tuấn.
Khu vực san ủi nằm bên mép biển. Ảnh: Trần Tuấn

Cạnh khu vực san ủi đó, gia đình ông Khuỳnh đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng 65.714m2 đất rừng sản xuất từ năm 2015.

Không trả lại nguyên trạng đất đã hủy hoại

Về vụ việc san ủi đất rừng của ông Khuỳnh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Tiến Hùng đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “hủy hoại đất” với diện tích 3.209m2, mức xử phạt 20 triệu đồng, buộc ông Khuỳnh khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 20 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt (ngày 6.10.2023).

Theo báo cáo của UBND huyện Kỳ Anh, hiện ông Khuỳnh đã nộp tiền vi phạm hành chính. Tuy nhiên, với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất thì không thể thực hiện do địa hình là đồi núi nên gia đình ông Khuỳnh đã xin khắc phục bằng cách trồng lại rừng.

Những cây phi lao con mà gia đình ông Phú trồng để khắc phục sau khi hủy hoại đất rừng. Ảnh: Trần Tuấn.
Những cây phi lao con mà gia đình ông Phú trồng để khắc phục sau khi hủy hoại đất rừng. Ảnh: Trần Tuấn

Từ cuối tháng 10.2023, gia đình ông Khuỳnh đã trồng 2.150 cây phi lao trên 2/3 diện tích đất đã san ủi. 1/3 diện tích đã san ủi do địa hình dốc nên không trồng.

Sáng 16.4, ông Nguyễn Kiên Quyết - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú - cho biết, ông Khuỳnh đã khắc phục bằng việc trồng cây phi lao trên đất rừng đã san ủi nhưng không khắc phục được hậu quả trả lại nguyên trạng của đất như ban đầu.

UBND xã Kỳ Phú đã báo cáo huyện Kỳ Anh về sự việc để xem xét, chỉ đạo biện pháp xử lý tiếp theo sẽ như thế nào.

Đáng ngại là đất sau khi san ủi bị xói lở, trôi theo mưa xuống biển. Ảnh: Trần Tuấn.
Đáng ngại là đất sau khi san ủi bị xói lở, trôi theo mưa xuống biển. Ảnh: Trần Tuấn

Liên quan đến trách nhiệm quản lý để xảy ra vụ việc trên, UBND xã Kỳ Phú, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kỳ Anh, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh đã phải họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Riêng ông Nguyễn Sỹ Ba hiện là Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kỳ Anh cũng phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì là cán bộ quản lý ngành nhưng để cho người thân (ông Khuỳnh là bố đẻ) vi phạm pháp luật về đất đai.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Chưa xử lý dứt điểm nhà hàng "vua cá hồi" xây trái phép trên đất rừng phòng hộ

Vân Trường |

Lạng Sơn - Một nhà hàng được xây dựng trên đất rừng phòng hộ với diện tích hàng trăm mét vuông, đã 3 lần bị lập biên bản vi phạm nhưng đến nay chưa bị xử lý dứt điểm.

Hơn 4ha rừng phòng hộ bị bức tử

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Hai hộ dân tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, nhận khoán đất rừng, không chăm sóc bảo vệ mà bao ví nước lại nuôi tôm khiến cho hơn 4ha rừng phòng hộ chết khô.

Khởi tố vụ hơn 1,1ha rừng phòng hộ ở Bình Định bị cưa hạ

Hoài Luân |

Bình Định - Liên quan đến vụ hơn 1,1ha rừng phòng hộ ở huyện Vĩnh Thạnh bị cưa hạ, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh đã khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an huyện này để điều tra, xử lý.

Doanh nghiệp điện mặt trời ở Gia Lai kêu cứu vì chưa được trả tiền điện

THANH TUẤN |

Gia Lai - 2 doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vừa gửi giấy đề nghị thanh toán tiền điện trong thời gian 3 năm lên Công ty Điện lực Gia Lai (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung). Việc chậm trả tiền điện khiến doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa vì ôm nợ và trả lãi đều đặn cho ngân hàng…

Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm

HẠNH AN |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các bộ, cơ quan, địa phương cần tập trung thực hiện trong năm 2023.

Công nhân buồn nôn, chóng mặt khi hít phải mùi hôi thối trong khu công nghiệp ở Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Ngày 17.3, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp TP Đà Nẵng cho biết, đã đề nghị Công ty TNHH Bamboo Việt - Đà Nẵng liên hệ làm việc với người dân sinh sống tại khu dân cư Hoà Hiệp 4, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng về việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Giá vàng tăng không ngừng, chuyên gia tư vấn cách đầu tư thời điểm này

Đền Phú |

Gần đây, giá vàng trong nước liên tục biến động với biên độ rộng. Giới chuyên gia nhận định, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định thận trọng để tránh thua lỗ.

Để công nhân về nhà trọ có cảm giác an toàn như về nhà

Nhóm phóng viên |

Chiều 17.4, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động”. Hội thảo sẽ đóng góp nhiều ý kiến, trong đó có việc đổi mới trong xây dựng văn hóa, tinh thần cho người lao động, từ đó tránh xa tín dụng đen và tệ nạn xã hội.

Chưa xử lý dứt điểm nhà hàng "vua cá hồi" xây trái phép trên đất rừng phòng hộ

Vân Trường |

Lạng Sơn - Một nhà hàng được xây dựng trên đất rừng phòng hộ với diện tích hàng trăm mét vuông, đã 3 lần bị lập biên bản vi phạm nhưng đến nay chưa bị xử lý dứt điểm.

Hơn 4ha rừng phòng hộ bị bức tử

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Hai hộ dân tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, nhận khoán đất rừng, không chăm sóc bảo vệ mà bao ví nước lại nuôi tôm khiến cho hơn 4ha rừng phòng hộ chết khô.

Khởi tố vụ hơn 1,1ha rừng phòng hộ ở Bình Định bị cưa hạ

Hoài Luân |

Bình Định - Liên quan đến vụ hơn 1,1ha rừng phòng hộ ở huyện Vĩnh Thạnh bị cưa hạ, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh đã khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an huyện này để điều tra, xử lý.