Tránh tình trạng té nước theo mưa khi tăng giá điện

Bảo Hân - Minh Phương |

Nhiều công nhân lao động lo ngại giá các mặt hàng thiết yếu khác sẽ “té nước theo mưa” khi giá điện tăng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vốn còn khó khăn, thiếu thốn của họ.

Tăng giá - tăng thêm gánh nặng

Anh Nguyễn Văn Tâm hiện đang sinh sống tại toà nhà CT4 (khu nhà ở xã hội tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Nghe thông tin giá điện tăng từ ngày 9.11, anh ngao ngán nói: “Đối với những công nhân lao động như vợ chồng chúng tôi, mỗi lần nghe tăng giá là một lần cảm thấy lo lắng”.

Gia đình anh Tâm có 4 người. Mức tiền điện cao nhất gia đình anh phải trả là 1,2 triệu đồng; thấp nhất là 500.000 đồng. Vào thời gian cao điểm, mỗi tháng, cả gia đình dùng hết khoảng trên dưới 200 số điện. Như vậy, theo mức tăng trên, mỗi tháng anh sẽ phải trả thêm vài chục nghìn đồng. “Vài chục nghìn đồng không phải là quá lớn, nhưng mỗi thứ tăng giá lên một chút cũng tăng thêm gánh nặng cho người lao động” - anh Tâm nói.

Anh Tâm làm quản lý cấp trung tại một doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) với mức thu nhập khoảng 13 triệu đồng/tháng. Vợ anh làm công nhân trực tiếp, thời gian gần đây công ty ít đơn hàng, việc làm giảm nên thu nhập của chị được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng chỉ đủ để trả nợ mua nhà, chi tiêu sinh hoạt hằng tháng, nuôi các con ăn học.

Không chỉ vậy, theo anh Tâm, việc tăng giá điện rất dễ dẫn đến tăng giá các sản phẩm, dịch vụ khác. Hay đi chợ nên anh Tâm biết rõ thời gian vừa qua nhiều mặt hàng đã tăng giá. Thịt ba chỉ từ 100.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg; một gói đường trước đây có giá 20.000 đồng, nay đã tăng thêm 5.000 đồng; rau cũng tăng giá so với trước đây…

“Giá điện tăng, cần có giải pháp để ổn định giá cả, tránh tình trạng “té nước theo mưa” đánh vào hầu bao của người lao động” - anh Tâm bày tỏ.

Rau cũng tăng giá

Khác với anh Tâm, chị Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1989, quê Phú Thọ) - công nhân làm việc ở Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) phải chịu giá điện áp từ chủ nhà trọ, không được hưởng giá điện sinh hoạt theo bậc thang.

Nữ công nhân này vừa biết đến thông tin tăng giá điện trên các phương tiện truyền thông. Mùa hè, tiền điện của gia đình chị dao động từ 500.000 - 700.000 đồng, mùa đông từ 400.000 - 500.000 đồng.

Mưu sinh ở Hà Nội đến nay đã 11 năm, chị Loan nhớ không hết số lần chuyển trọ. Vì thuê phòng trọ, chị Loan luôn phải chịu giá điện cao hơn so với giá quy định. Hiện chị phải trả 3.500 đồng/số điện.

Đợt này, công ty của chị được tăng ca nhiều hơn, những tháng cuối năm, đơn hàng dồn về nhiều, có những hôm nữ công nhân làm việc đến 12 tiếng. Song niềm vui tăng ca, tăng thu nhập chẳng tày gang thì lại tin giá điện tăng. Chị Loan sống cùng chồng và 2 con, phòng trọ chật chội, người mẹ này “bấm bụng” thuê thêm 1 phòng trọ. Nơi để cả gia đình nghỉ ngơi, ăn uống, phòng còn lại để chứa đồ, nấu ăn.

Chị Loan lo ngại giá xăng, giá điện tăng sẽ kéo theo các mặt hàng khác tăng theo. Nữ công nhân lấy ví dụ, mỗi lần xăng hay điện tăng giá, bó rau cũng sẽ tăng thêm 1.000 - 2.000 đồng, hộp sữa, dầu gội... cũng âm thầm tăng theo. Vừa tăng giá điện nên chị Loan chưa thấy giá cả tăng lên. Nhưng theo chị Loan, rất khó tránh khỏi việc tăng giá hàng hoá khi điện, xăng luôn là ngành chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với nữ công nhân xa quê này, cách tốt nhất để bù đắp lại các khoản tăng từ giá điện, xăng là lương tăng.

“Thông tin cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024, tôi rất trông chờ, tôi hy vọng đợt cải cách này có tác động nhiều đến thu nhập của chúng tôi” - chị Loan cho hay.

Bảo Hân - Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Tăng giá điện lần thứ hai trong năm, chưa lo lạm phát

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, động thái tăng giá điện lần thứ hai trong năm nay sẽ không tác động nhiều tới chỉ số CPI, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Kinh tế 24h: Lãi suất huy động giảm mạnh; EVN chính thức tăng giá điện

Khương Duy |

Lãi suất huy động nhiều ngân hàng xuống dưới 5%; Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt; EVN chính thức tăng giá điện từ ngày 9.11... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

EVN có thêm hơn 3.000 tỉ đồng sau khi tăng giá điện

Cường Ngô |

Việc tăng 4,5% giá bán lẻ điện kể từ ngày 9.11 giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỉ đồng từ nay tới cuối năm, điều này cũng giúp Tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023.

Tăng giá điện, người dân sẽ đóng thêm bao nhiêu tiền một tháng?

Cường Ngô |

Theo ông Nguyễn Đình Phước - Kế toán trưởng EVN, việc tăng giá điện sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỉ đồng từ nay tới cuối năm, giảm bớt khó khăn. Cũng theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kể cả với những người sử dụng nhiều điện từ 400 kWh trở lên thì việc tăng giá điện cũng sẽ ít tác động do đây là đối tượng có thu nhập khá.

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Cường Ngô |

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

EVN chính thức tăng giá điện từ ngày 9.11

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, giá bán lẻ điện chính thức tăng lên mức 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT) từ ngày 9.11. Trước đó, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng lên 1.920,37 đồng/kWh từ ngày 4.5.2023 (tăng 3%).

EVN thua lỗ nặng, tăng giá điện để bù đắp là không sòng phẳng

Lê Thanh Phong |

Theo số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng.

Hồ sơ phạm tội của giang hồ Cường "quắt", kẻ liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng

Lương Hà - Trung Du |

Thái Bình - Ông Lưu Bình Nhưỡng vừa bị Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ về hành vi cưỡng đoạt tài sản từ kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (sinh năm 1986, thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án; trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Tăng giá điện lần thứ hai trong năm, chưa lo lạm phát

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, động thái tăng giá điện lần thứ hai trong năm nay sẽ không tác động nhiều tới chỉ số CPI, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Kinh tế 24h: Lãi suất huy động giảm mạnh; EVN chính thức tăng giá điện

Khương Duy |

Lãi suất huy động nhiều ngân hàng xuống dưới 5%; Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt; EVN chính thức tăng giá điện từ ngày 9.11... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

EVN có thêm hơn 3.000 tỉ đồng sau khi tăng giá điện

Cường Ngô |

Việc tăng 4,5% giá bán lẻ điện kể từ ngày 9.11 giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỉ đồng từ nay tới cuối năm, điều này cũng giúp Tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023.

Tăng giá điện, người dân sẽ đóng thêm bao nhiêu tiền một tháng?

Cường Ngô |

Theo ông Nguyễn Đình Phước - Kế toán trưởng EVN, việc tăng giá điện sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỉ đồng từ nay tới cuối năm, giảm bớt khó khăn. Cũng theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kể cả với những người sử dụng nhiều điện từ 400 kWh trở lên thì việc tăng giá điện cũng sẽ ít tác động do đây là đối tượng có thu nhập khá.

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Cường Ngô |

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

EVN chính thức tăng giá điện từ ngày 9.11

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, giá bán lẻ điện chính thức tăng lên mức 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT) từ ngày 9.11. Trước đó, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng lên 1.920,37 đồng/kWh từ ngày 4.5.2023 (tăng 3%).

EVN thua lỗ nặng, tăng giá điện để bù đắp là không sòng phẳng

Lê Thanh Phong |

Theo số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng.