Thùng rác thông minh bị ngó lơ, rác thải lẫn lộn khó phân loại tại nguồn

Thảo Phương |

Được kỳ vọng là chìa khóa giúp giảm rác thải và giúp người dân phân loại rác dễ dàng, song sau khoảng 4 năm được lắp đặt, nhiều thùng rác thông minh tại Hà Nội vẫn thường xuyên bị ngó lơ.

Thùng rác thông minh, người đổ rác chưa văn minh

Theo ghi nhận của PV vào ngày 25.5, trên nhiều tuyến đường lớn như Xuân Thủy, Trần Duy Hưng (Cầu Giấy), Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân), Phố Xã Đàn (Đống Đa)... nhiều thùng rác thông minh đã trở nên vô tác dụng khi bị bịt kín nắp, chất đầy gạch đá mà không rõ nguyên do.

Rác thải bủa vây bên ngoài thùng rác thông minh. Ảnh: Thảo Phương
Rác thải bủa vây bên ngoài thùng rác thông minh. Ảnh: Thảo Phương

Thùng rác thông minh trên các tuyến phố Hà Nội đều được thiết kế với 2 ngăn riêng biệt dành cho rác thải có thể tái chế và rác thải không thể tái chế với chú thích rõ ràng.

Tuy nhiên, chưa bàn đến việc có thể phân loại rác hay không, một bộ phận người sử dụng đã không có nhu cầu sử dụng loại thùng rác này. Thay vào đó, họ vứt rác ngay bên cạnh hay thậm chí là trên nắp thùng rác thông minh.

Túi rác lớn nhỏ chồng chất xung quanh thùng rác thông minh. Ảnh: Thảo Phương
Túi rác lớn nhỏ chồng chất xung quanh thùng rác thông minh. Ảnh: Thảo Phương

Theo anh Lê Huy Lộc (25 tuổi, Cầu Giấy), dù thùng rác được thiết kế thông minh nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm khiến người dân chưa để tâm đến việc sử dụng sao cho đúng.

“Bản thân mình khi đi vứt rác thì nhận thấy loại thùng rác này khá nhỏ, nắp đậy ở trên cũng bị thấp và hẹp nên nhiều khi không thể để cả túi rác to vào. Có lẽ cũng vì thế mà công năng của nó bị kém đi phần nào so với thói quen vứt rác của đại đa số người Việt”, anh Lộc chia sẻ.

Là công nhân vệ sinh trên tuyến đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), bà Nguyễn Thị Lý (46 tuổi) gần như đã quá quen thuộc với những túi rác, những hộp kẹo, chai nước bị vứt bừa bãi xung quanh thùng rác thông minh.

“Một số người không dùng thùng rác thông minh vì người ta sợ nó nhỏ, mà vứt rác ra ngoài sẽ mất vệ sinh, bẩn. Người có ý thức, người ta sẽ vứt rác đúng chỗ của thùng rác thông minh. Còn những người thiếu ý thức, khi đang đi xe máy, tiện tay họ vứt vèo cái là xong”, bà Lý nói.

Cần có lộ trình phân loại rác tại nguồn

Theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2022, việc bắt buộc phân loại rác tại nguồn sẽ được thực hiện đồng bộ trên cả nước từ ngày 1.1.2025.

Đây được coi là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý chất thải sinh hoạt cũng như tháo gỡ nút thắt ô nhiễm môi trường.

Từ năm 2025, cả nước sẽ thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 về bắt buộc phân loại rác tại nguồn. Ảnh: Thảo Phương
Từ năm 2025, cả nước sẽ thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 về bắt buộc phân loại rác tại nguồn. Ảnh: Thảo Phương

Hàng nghìn thùng rác thông minh được lắp đặt với 2 ngăn phân loại rác là những nỗ lực đầu tiên của các thành phố lớn, song nó chưa đạt được hiện quả như mong muốn.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, chức năng phân loại rác từ thùng rác thông minh là có, nhưng vấn đề hiệu quả hay không vẫn tùy thuộc phần nhiều vào ý thức của người dân và công tác đánh giá của cơ quan quản lý. Do đó cần có đánh giá lại hiệu quả của việc thí điểm mô hình thùng rác thông minh trong thời gian qua để có phương hướng tiếp theo.

Theo bà An, chỉ còn khoảng 5 tháng nữa, luật bắt buộc phân loại rác thải tại nguồn sẽ chính thức được thực hiện, nhưng cho đến nay, các địa phương đều đang gặp vấn đề lớn khiến mục tiêu này trở nên khó nhằn.

“Trên thực tế, chỉ đạo từ các địa phương về việc phân loại rác thải tại nguồn chưa thực sự quyết liệt, cụ thể và chi tiết. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải có khảo sát, đánh giá thực tiễn, có chính sách cơ chế phù hợp với từng khu vực. Đặc biệt, về phía những người làm công tác quản lý, cần phải tạo điều kiện để dân được phân loại rác. Ngược lại, khi dân và doanh nghiệp không thực hiện phân loại rác khi luật được áp dụng, các chế tài xử lý cũng cần được quy định rõ ràng”, bà An nói.

Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm. Ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn rác, nhưng chỉ có khoảng 15% trong số này được tái chế hoặc và sử dụng.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

“Cân rác thải thu tiền”- vừa khích lệ tự giác, vừa đánh vào túi tiền dân

Thanh Hải |

Hơn 10 năm trước, Hội An đi đầu cả nước về bảo vệ môi trường với mô hình phân loại rác tại nhà, nói không với túi ni lông. Nay, Hội An tiếp tục là địa phương đầu tiên cả nước “cân rác thải thu tiền” thông qua việc thí điểm mô hình thu phí rác thải theo khối lượng phát thải...

Nạn đổ trộm rác thải ở ngõ 587 Tam Trinh vẫn nhức nhối

THIỆN NHÂN |

Ngày 19.5, theo ghi nhận của Lao Động, dù chính quyền địa phương đã nhiều lần xử lý nạn đổ trộm rác thải tại ngõ 587 Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) và bố trí camera giám sát nhưng dọc tuyến đường này vẫn tồn tại các điểm tập kết, đổ trộm rác thải bừa bãi.

Diện mạo kênh Nước Đen sau khi được "giải cứu", dọn sạch rác

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Thời gian qua, kênh Nước Đen (đoạn giao với kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên) trở thành điểm đen ô nhiễm ở TPHCM. Phía địa phương cho biết, sẽ phối hợp với các bên có liên quan để xác định trách nhiệm, đưa ra hướng giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm, sớm trả lại cuộc sống ổn định cho người dân.

Smart A thổi phồng công dụng, quảng cáo chữa được bệnh ung thư

Nhóm PV |

Được quảng cáo rầm rộ như một loại thần dược trị bách bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư, những năm gần đây, sản phẩm Smart A của Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế đang nổi lên như một hiện tượng.

Bất an khi khu tái định cư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang xây cạnh mỏ đá

Lam Thanh |

Khu tái định cư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang tại xã Hùng An (Bắc Quang) được xây dựng cạnh mỏ đá của Công ty TNHH Phương Đông. Khói bụi, tiếng ồn trong quá trình khai thác khiến người dân không khỏi bất an.

Một nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND xã tại Hà Nội bị tống tiền 500 triệu đồng

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Công an huyện Mỹ Đức vừa bắt quả tang một đối tượng về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Chốt đền bù hơn 2,3 tỉ cho ngôi nhà nằm giữa tuyến đường 164 tỉ đồng ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Chủ của ngôi nhà nằm giữa tuyến đường 164 tỉ đồng tại xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã đồng ý nhận tiền đền bù, giải tỏa công trình sau thời gian dài được tuyên truyền, vận động.

Đường 1.500 tỉ đồng nối Biên Hòa và cao tốc TPHCM - Long Thành vướng 250m mặt bằng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.5, theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, đến nay, Dự án Đầu tư xây dựng đường Hương Lộ 2 nối dài (đoạn 1 - giai đoạn 1), TP Biên Hoà vẫn còn vướng mặt bằng 250m đoạn qua xã Long Hưng, TP Biên Hòa. Dự án này kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và giảm tải cho Quốc lộ 51.

“Cân rác thải thu tiền”- vừa khích lệ tự giác, vừa đánh vào túi tiền dân

Thanh Hải |

Hơn 10 năm trước, Hội An đi đầu cả nước về bảo vệ môi trường với mô hình phân loại rác tại nhà, nói không với túi ni lông. Nay, Hội An tiếp tục là địa phương đầu tiên cả nước “cân rác thải thu tiền” thông qua việc thí điểm mô hình thu phí rác thải theo khối lượng phát thải...

Nạn đổ trộm rác thải ở ngõ 587 Tam Trinh vẫn nhức nhối

THIỆN NHÂN |

Ngày 19.5, theo ghi nhận của Lao Động, dù chính quyền địa phương đã nhiều lần xử lý nạn đổ trộm rác thải tại ngõ 587 Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) và bố trí camera giám sát nhưng dọc tuyến đường này vẫn tồn tại các điểm tập kết, đổ trộm rác thải bừa bãi.

Diện mạo kênh Nước Đen sau khi được "giải cứu", dọn sạch rác

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Thời gian qua, kênh Nước Đen (đoạn giao với kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên) trở thành điểm đen ô nhiễm ở TPHCM. Phía địa phương cho biết, sẽ phối hợp với các bên có liên quan để xác định trách nhiệm, đưa ra hướng giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm, sớm trả lại cuộc sống ổn định cho người dân.