Rốn lũ Chương Mỹ nước chảy như thác, nhà dân chìm trong biển nước

Cường Ngô - Phương Minh |

Nước sông Bùi ở "rốn lũ" Chương Mỹ lên báo động 3 và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người dân vội sơ tán tài sản, đắp đập ngăn nước.

Ngập lụt kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của hàng nghìn người dân tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) trong những ngày qua.

Những ngày qua, hàng nghìn người dân ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phải sống chung với nước lũ khi mưa lớn khiến nước sông Bùi dâng cao, tràn qua đê nhấn chìm nhà cửa, tài sản và đường sá.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, sáng nay (10.9), nước lũ lên nhanh khiến đê sông Bùi 2 bị tràn, nước chảy như thác vào nhà dâu thuộc các thôn Nhân Lý, Nam Hài, Hạnh Bồ. Nhiều tuyến đường liên thôn, xã... đang chìm trong nước, nhiều nơi nước ngập tới mái nhà.

Ngập úng kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt của hàng nghìn người dân xã Nam Phương Tiến.

Nước lũ
Sáng nay (10.9), nước lũ lên nhanh khiến đê sông Bùi 2 bị tràn. Ảnh: Cường Ngô

Nước lũ từ sông Bùi đổ về sáng 10.9 khiến căn nhà của chị Thảo (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến) chìm trong biển nước. Gia đình chị phải chuyển qua nhà bà ngoại cách 2km để tá túc, nhưng cuộc sống sinh hoạt không khá khẩm hơn.

"Các con ốm, nổi mẩn ngứa, còn hai ông bà ở trên nhà được mấy ngày cũng bị ốm. Nhà đông người, ở trên diện tích hẹp nên sinh hoạt vô cùng khó khăn, nước nôi bẩn thỉu nên ngứa ngáy hết cả người.

Chỉ mong nước lũ rút nhanh để chúng tôi còn ổn định lại cuộc sống, chứ như thế này mọi thứ đảo lộn hết, vất vả lắm", chị Thảo nói.

Nhà có ao cá rộng 5ha, khi lũ về, anh Nguyễn Trung Kiên (thôn Nhân Lý) nhanh chóng vác lưới đi chắn, tránh việc cá giống thoát ra ngoài theo dòng nước lũ.

Anh Kiên cho biết, hôm nay, đê sông Bùi 1 và đê sông Bùi 2 bị ngập gần như toàn tuyến. Đây là lần thứ 2 trong năm nay, xã Nam Phương Tiến bị cô lập bởi nước lũ.

Cách đây hơn 1 tháng, nước lũ tràn về, gà vịt gần như chết sạch, người dân chưa khắc phục được hậu quả, thì lần này, nước lũ lại ập về, nước dâng cao hơn, khiến cuộc sống của người dân càng thêm khốn khổ.

"Lần trước phải mất gần 20 ngày nước lũ mới rút, lần này nước lũ nặng hơn, ngập sâu hơn nên có thể hơn một tháng nước lũ mới rút hết hẳn. Một năm hai lần như thế này thì người dân chúng tôi còn làm ăn gì được nữa", anh Kiên xót xa.

Hiện tại, nhiều người dân các thôn Nhân Lý, Nam Hài, Hạnh Bồ của xã Nam Phương Tiến bắt đầu kê đồ đạc lên cao, tránh bị ảnh hưởng bởi nước lũ. Xã Nam Phương Tiến đã huy động hàng chục người dân, thanh niên tình nguyện đắp đê Bùi 2.

UBND huyện Chương Mỹ cho biết đã tập kết 6 xuồng máy, hai máy đẩy, bốn bè cứu sinh, 100.000 bao tải, hơn 16.000m3 đất sẵn sàng hộ đê, cứu trợ người dân khi có yêu cầu.

Nhiều nhà dân ở thôn Nhân Lý ngập nặng. Ảnh: Cường Ngô
Nhiều nhà dân ở thôn Nhân Lý ngập nặng. Ảnh: Cường Ngô
Người dân phải chèo thuyền để vào nhà. Ảnh: Cường Ngô
Người dân phải chèo thuyền để vào nhà. Ảnh: Cường Ngô
Ngập lụt kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của hàng ngàn người dân tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) trong những ngày qua. Ảnh: Cường Ngô
Ngập lụt kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của hàng nghìn người dân tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) trong những ngày qua. Ảnh: Cường Ngô
Cảnh báo nguy hiểm khi nước lũ dâng cao, tràn vào các thôn của xã Nam Phương Tiến. Ảnh: Cường Ngô
Cảnh báo nguy hiểm khi nước lũ dâng cao, tràn vào các thôn của xã Nam Phương Tiến. Ảnh: Cường Ngô
Nước sông Bùi ở huyện Chương Mỹ lên báo động ba và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người dân vội sơ tán tài sản, đắp đập ngăn nước. Ảnh: Cường Ngô
Nước sông Bùi ở huyện Chương Mỹ lên báo động ba và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người dân vội sơ tán tài sản, đắp đập ngăn nước. Ảnh: Cường Ngô

Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức, lúc 9 giờ sáng nay, mực nước sông Bùi đã trên mức báo động 3. Nước lên nhanh khiến đê Bùi 2 bị tràn. Hiện, có 5 xã với 9 thôn, 450 hộ dân và 1.200 nhân khẩu bị ngập. Huyện đã sơ tán 361 hộ ở 4 thôn.

“Nếu mưa tiếp diễn, dự kiến trong 2 - 3 ngày tới, nước sông Bùi sẽ lên 7,4m và nguy cơ ngập ở 22 thôn của 8 xã. Số nhân khẩu dự kiến bị ngập khoảng 3.500 nhân khẩu (tương ứng 2.800 hộ).

Hiện, địa phương đang chỉ đạo các xã thực hiện phương án ứng phó “4 tại chỗ”, trong đó bảo đảm nhu cầu về thực phẩm, thuốc men…” - ông Nguyễn Anh Đức nói thêm.

Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, hiện nay mực nước trên các tuyến sông đều đang ở mức báo động. Cụ thể, mực nước sông Tích, sông Bùi, sông Cầu, sông Đáy đã vượt báo động III; mực nước các sông Nhuệ, sông Cà Lồ đang ở mức báo động II.

Về mực nước sông Hồng, hồi 9h sáng 10.9, tại trạm thủy văn Hà Nội (khu vực cầu Long Biên) đang ở khoảng 9,2m và còn 30cm nữa thì đạt báo động 1. Với tốc độ hiện nay, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội có thể đạt báo động 1 vào trưa nay.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đại, hiện nay, thủy điện Tuyên Quang đang mở 7 cửa xả, hồ Thác Bà mở 3 cửa xả, hồ Hòa Bình mở 2 cửa xả. Đêm qua, có quận Ba Đình đã sơ tán 35 hộ với 55 nhân khẩu ở khu vực chợ Long Biên đến nơi an toàn. Các địa phương đang tiếp tục theo dõi diễn biến mực nước sông để sẵn sàng sơ tán người dân.

Theo Trưởng phòng Dự báo (Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ) Đinh Hữu Dương, trong 24 giờ tới, TP Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến trong khoảng từ 50 - 80mm, có nơi trên 100mm.

Cường Ngô - Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

Liều mạng vớt lợn dưới dòng lũ sông Hồng

Tô Công |

Phú Thọ - Mặc dù nước lũ trên sông Hồng dâng cao, chảy xiết, nhưng nhiều người dân vẫn liều mạng ra sông vớt lợn và các tài sản trôi trên dòng nước.

Bộ Quốc phòng kiểm tra khắc phục hậu quả bão lũ ở Bắc Giang

Trần Tuấn |

Ngày 9 và 10.9, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hải Dương bố trí người phụ trách từng mét đê do nước lũ dâng

Mai Dung |

Sáng 10.9, UBND huyện Nam Sách, Hải Dương họp triển khai công tác ứng phó với lũ trên các sông sau bão số 3 trên địa bàn huyện.

Đóng thêm 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Khương Duy |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện tiếp tục yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.

Lũ sông Cầu báo động 3, sơ tán 800 người dân ở Bắc Giang

Trần Tuấn |

Bắc Giang - 800 hộ dân ở thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa) được sơ tán đến nơi an toàn, khi mực nước sông Cầu vượt báo động 3.

Lũ các sông đặc biệt lớn, khu trũng thấp đối diện nguy cơ

Khương Duy |

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia vừa phát đi tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11.9 và trên mức BĐ2.

Lật xe ôtô khách khiến 4 người chết, nhiều người bị thương

BẢO TRUNG |

Xe ôtô khách đang lưu thông hướng Đắk Lắk - Gia Lai thì bất ngờ mất lái, lật nghiêng vào lề đường khiến 4 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Những hình ảnh đầu tiên tại hiện trường vỡ đê sông Lô

Bài, ảnh: Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Một khu vực rộng lớn cùng nhiều nhà dân bị nhấn chìm sau vụ vỡ đê sông Lô tại xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương.

Liều mạng vớt lợn dưới dòng lũ sông Hồng

Tô Công |

Phú Thọ - Mặc dù nước lũ trên sông Hồng dâng cao, chảy xiết, nhưng nhiều người dân vẫn liều mạng ra sông vớt lợn và các tài sản trôi trên dòng nước.

Bộ Quốc phòng kiểm tra khắc phục hậu quả bão lũ ở Bắc Giang

Trần Tuấn |

Ngày 9 và 10.9, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hải Dương bố trí người phụ trách từng mét đê do nước lũ dâng

Mai Dung |

Sáng 10.9, UBND huyện Nam Sách, Hải Dương họp triển khai công tác ứng phó với lũ trên các sông sau bão số 3 trên địa bàn huyện.