Nhà ở xã hội chịu phí môi giới “khủng” chính là gánh nặng cho xã hội

Thế Lâm |

Các dự án nhà ở xã hội nhằm mục đích giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp để được an cư lạc nghiệp. Nhưng khi bán qua các sàn, chi phí môi giới lên đến hàng trăm triệu đồng, chiếm hơn 10% giá trị thực của căn hộ, vô hình chung gây ra thêm gánh nặng.

Đó là một số dự án nhà ở xã hội ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh khi được bán ra qua các sàn giao dịch đóng vai trò phân phối, phí môi giới lên đến hàng trăm triệu đồng.

Cụ thể trường hợp dự án nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm (Bắc Ninh), giá căn hộ 60m2 là 761,7 triệu đồng, nhưng phí môi giới lên tới 100 triệu đồng, bằng khoảng 13% giá trị thực tế của căn hộ.

Ai cũng biết nhà ở giá thấp hiện có nhu cầu rất cao trên thị trường nhưng nguồn cung thì cực kỳ hạn chế. Chính vì thế, đối tượng mua cần phải được xét duyệt và phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí thì mới được hưởng suất mua.

Trên thực tế từ nhiều năm qua, không ít dự án nhà ở xã hội cũng đã xảy ra hiện tượng “chạy suất”, hoặc đối tượng được thụ hưởng sau khi mua đã bán lại chứ không ở…, khiến cho chính sách nhà ở xã hội mất đi ý nghĩa nhân văn vì không đến được đúng đối tượng người thật sự đang không có nhà ở và đáp ứng các điều kiện, tiêu chí.

Không ít căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội trải qua các toan tính của phía người mua đã chuyển hóa sang đầu cơ, kinh doanh, ngược với chủ trương của chính sách nhà ở xã hội là không nhằm kinh doanh mà có tính hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp.

Bài toán phân phối nhà ở xã hội tưởng chừng đơn giản vì đã có quy định về điều kiện, tiêu chí nhưng trên thực tế lại diễn biến phức tạp.

Chung quy lại là ở khâu xét duyệt còn những kẽ hở dẫn đến tình trạng “lọt suất” vào tay người không đúng đối tượng. Thứ hai là việc lựa chọn các sàn làm công tác phân phối, có những sàn thừa cơ biến đây thành cơ hội kinh doanh trục lợi bằng cách đẩy phí môi giới lên cao, hoặc làm giá để môi giới sang nhượng qua lại nhằm ăn phí môi giới nhiều lần.

Hầu hết các dự án nhà ở xã hội có quy định không cho phép sang nhượng trong một thời gian nhất định. Thế nhưng trên thực tế, không ít căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội vẫn sang nhượng ngầm bằng giấy tay, người được hưởng suất mua nhà ở xã hội vẫn đứng tên giúp. Nếu có đợt kiểm tra, người đứng tên hộ sẽ ra mặt, cho nên các cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn trong việc xác minh căn hộ đang thực sự thuộc về ai.

Như vậy ở cả 3 khâu từ xét duyệt đối tượng hưởng thụ, phân phối sơ cấp và phân phối thứ cấp nhà ở xã hội đều có những kẽ hở nhất định có thể tác động đến đường đi của nhà ở xã hội đến không đúng đối tượng thực sự cần kíp.

Nhưng trên hết, cần phải ngăn chặn ngay những hành vi biến nhà ở xã hội thành cơ hội hay thứ hàng hóa kinh doanh, qua những con số về phí môi giới “khủng” khó có thể chấp nhận được.

Người có thu nhập thấp để gom đủ tiền mua nhà ở xã hội đã không dễ, gặp thêm khoản phí môi giới “khủng” lại càng thêm nặng gánh.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Nhà ở xã hội “lên sàn”: Giá hơn 700 triệu, mất 100 triệu phí môi giới

Trần Tuấn |

Tại nhiều dự án nhà ở xã hội trên cả nước, để nhanh chóng thu hồi vốn, chủ đầu tư đã liên kết với các sàn giao dịch bất động sản khác nhau để bán hàng. Từ đó xảy ra tình trạng, giá nhà ở xã hội lại do các sàn này quy định chứ không phải do Nhà nước quy định, dẫn tới có sàn thu phí môi giới lên tới hơn 13% giá trị căn hộ, khiến cho chính sách nhân văn về nhà ở xã hội khi đi vào thực tiễn không còn nhiều ý nghĩa.

Đà Nẵng khan hiếm nhà ở xã hội cho công nhân

Thuỳ Trang |

Tại phiên thảo luận của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng hôm 13.7, các đại biểu nêu thực tế mỗi năm thành phố có hơn 1.000 đơn xin thuê, mua nhà ở xã hội nhưng thành phố không thể đáp ứng được. 

Quảng Ninh khởi công 6 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong năm 2022

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hôm nay (12.7), UBND tỉnh Quảng Ninh họp nghe báo cáo tiến độ triển khai một số dự án trong Đề án phát triển nhà ở công nhân, lao động ngành Than, khu công nghiệp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng về làm việc, sinh sống tại Quảng Ninh.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Nhà ở xã hội “lên sàn”: Giá hơn 700 triệu, mất 100 triệu phí môi giới

Trần Tuấn |

Tại nhiều dự án nhà ở xã hội trên cả nước, để nhanh chóng thu hồi vốn, chủ đầu tư đã liên kết với các sàn giao dịch bất động sản khác nhau để bán hàng. Từ đó xảy ra tình trạng, giá nhà ở xã hội lại do các sàn này quy định chứ không phải do Nhà nước quy định, dẫn tới có sàn thu phí môi giới lên tới hơn 13% giá trị căn hộ, khiến cho chính sách nhân văn về nhà ở xã hội khi đi vào thực tiễn không còn nhiều ý nghĩa.

Đà Nẵng khan hiếm nhà ở xã hội cho công nhân

Thuỳ Trang |

Tại phiên thảo luận của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng hôm 13.7, các đại biểu nêu thực tế mỗi năm thành phố có hơn 1.000 đơn xin thuê, mua nhà ở xã hội nhưng thành phố không thể đáp ứng được. 

Quảng Ninh khởi công 6 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong năm 2022

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hôm nay (12.7), UBND tỉnh Quảng Ninh họp nghe báo cáo tiến độ triển khai một số dự án trong Đề án phát triển nhà ở công nhân, lao động ngành Than, khu công nghiệp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng về làm việc, sinh sống tại Quảng Ninh.