Ngượng mặt vì bị chê lì xì quá “bèo”

PHƯƠNG TRANG |

Vừa đi làm được vài tháng thì Tết ập đến, sinh viên mới ra trường bối rối khi bị chê lì xì quá ít.

Dịp Tết đầu tiên sau khi sinh viên đi làm có thể được coi là một cột mốc quan trọng đánh dấu cho sự trưởng thành. Song vì mới đi làm lương chưa cao, người mới đi làm đã phải lo mua sắm đồ đạc cho cha mẹ, biếu ông bà và chuẩn bị lì xì cho các em nhỏ.

Anh Thành Công (24 tuổi) – nhân viên của một công ty điện lực địa bàn Hà Nội từng bị “sốc” khi năm đầu đón Tết trên cương vị của một người trưởng thành.

Anh Thành Công cũng nhiều nỗ lo dịp Tết. Ảnh: Thành Công.
Anh Thành Công có nhiều nỗ lo dịp Tết. Ảnh: Thành Công.

“Khi còn là sinh viên, Tết đến với tôi nhẹ nhàng, đơn giản và không bị áp lực. Nhưng năm nay khi đã đi làm, tôi phải quay như chong chóng, tất bật chạy đua nước rút để kịp tiến độ và đạt chỉ tiêu công việc” - anh Thành Công chia sẻ.

Mỗi tháng, tiền lương của anh Thành Công là 6 triệu đồng; cộng thêm thưởng Tết, anh sẽ có thu nhập  7 triệu đồng. Anh Thành Công dự định sẽ biếu Tết bố mẹ 2 triệu đồng và sắm sửa quà cho anh chị và các cháu.

Anh Thành Công hài hước nói: “Năm ngoái, tôi đã bị “réo” tên nói, năm sau đi làm phải lì xì cho các em. Số lượng em út của tôi cũng khá đông.

Tôi dự định sẽ chuẩn bị 20 phong bao lì xì có mệnh giá từ 20.000 đồng đến 300.000 đồng để cho các em bốc thăm thử vận may, nhằm tạo không khí vui vẻ đầu xuân năm mới. Nghĩ tới đây thôi là tôi đã choáng váng cả đầu óc. Chắc tôi phải cân nhắc lại chi tiêu để đủ tiền mừng tuổi cho các em”.

Theo anh Công, lì xì là lấy lộc đầu năm, không nên quá quan trọng vào mệnh giá, quan trọng là cách lì xì, đó mới là điều quan trọng.

Anh này chia sẻ thêm, dịp Tết, anh rất sợ họ hàng đặt những câu hỏi không có hồi kết như: Cháu đi làm ở đâu? Lương một tháng được bao nhiêu? Có người yêu chưa? Thế bao giờ định cưới?… Khi được hỏi, anh Công chỉ biết cười trừ cho qua chuyện.

Cũng chia sẻ về những vấn đề xoay quanh ngày Tết, chị Ngô Thị Phương Trang (24 tuổi) - nhân viên văn phòng của một công ty ở Thanh Hoá than phiền, có cháu mở bao lì xì trước mặt và chê mừng tuổi quá “bèo”.

Chị Phương Trang đau đầu với những khoảng chi tiêu dịp xuân về. Ảnh: Phương Trang.
Chị Phương Trang đau đầu với những khoản chi tiêu dịp Xuân về. Ảnh: Phương Trang.

“Năm ngoái là năm đầu tiên tôi đi làm và cũng là năm dịch bệnh COVID-19 nên tôi không làm ăn gì được nhiều. Tiền lì xì cũng vì thế mà ít lại.

Hôm mùng 2 Tết, tôi qua nhà bạn chơi và có mừng tuổi con gái của bạn. Chuyện sẽ không có gì nếu cháu bé không mở bao lì xì ra và nói tôi mừng tuổi quá ít. Làm tôi ngượng chín mặt, chỉ biết gượng cười” - chị Trang ấm ức kể lại.

Chị Trang chia sẻ thêm, Tết đến, Xuân về luôn là lúc đau đầu của chị em phụ nữ. Chị Trang cũng không ngoại lệ. Chị Trang phải để dành các khoản tiền để chăm sóc sắc đẹp, làm tóc, làm móng, sắm sửa quần áo mới. Chị Trang nhẩm qua qua cũng phải mất khoảng 5 triệu đồng.

Chị này tâm sự: “Tôi thấy ăn Tết thì ít mà sắm sửa quà cáp, biếu Tết là nhiều. Với người mới đi làm như tôi bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Càng lớn là tôi càng muốn né tránh những ngày này. Nhiều lúc tôi chỉ muốn quay lại thời sinh viên, không phải suy nghĩ gì về những vấn đề này”.

Tuy có quá nhiều điều gây áp lực trong dịp Tết, nhưng chị Trang vẫn coi đây là dịp “đi để trở về”. Chị Trang tự nhủ, thay vì tự gây thêm áp lực cho bản thân thì nên gác lại những âu lo để chào đón năm mới hạnh phúc và vui vẻ hơn.

PHƯƠNG TRANG
TIN LIÊN QUAN

Giải toả áp lực sợ Tết nhờ cuộc gọi với mẹ

DI PY |

Cứ mỗi dịp  Tết đến xuân về tôi đều đau đầu với hàng loạt câu hỏi "Lương bao nhiêu?" "Thưởng Tết thế nào"... Điều đó vô hình khiến mình mang nỗi sợ... Tết.

Lao động bình dân và tâm lý sợ Tết

PHONG LINH |

Khi người người nhà nhà chăm lo đón Tết thì đâu đó ở những góc nhỏ của phố thị, lao động bình dân vẫn có tâm lý ngán ngại nỗi lo mỗi khi Tết đến.

Vì sao giới trẻ ngày càng sợ Tết?

Hải Danh - Ngọc Chi |

Tết đến, bên cạnh niềm vui, nhiều bạn trẻ phải đối mặt với những nỗi lo thường trực. Nỗi lo về cân đối chi tiêu, nỗi lo khi đối mặt với những câu hỏi khó... là nguyên nhân khiến giới trẻ ngày càng sợ Tết.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Giải toả áp lực sợ Tết nhờ cuộc gọi với mẹ

DI PY |

Cứ mỗi dịp  Tết đến xuân về tôi đều đau đầu với hàng loạt câu hỏi "Lương bao nhiêu?" "Thưởng Tết thế nào"... Điều đó vô hình khiến mình mang nỗi sợ... Tết.

Lao động bình dân và tâm lý sợ Tết

PHONG LINH |

Khi người người nhà nhà chăm lo đón Tết thì đâu đó ở những góc nhỏ của phố thị, lao động bình dân vẫn có tâm lý ngán ngại nỗi lo mỗi khi Tết đến.

Vì sao giới trẻ ngày càng sợ Tết?

Hải Danh - Ngọc Chi |

Tết đến, bên cạnh niềm vui, nhiều bạn trẻ phải đối mặt với những nỗi lo thường trực. Nỗi lo về cân đối chi tiêu, nỗi lo khi đối mặt với những câu hỏi khó... là nguyên nhân khiến giới trẻ ngày càng sợ Tết.